Nữ tỷ phú giàu nhất châu Á mất hơn 50% tài sản do khủng hoảng bất động sản
Theo Chỉ số Tỷ phú Bloomberg công bố ngày 28/7, tỷ phú Dương Huệ Nghiên ( Yang Huiyan) – người phụ nữ giàu nhất châu Á – đã mất hơn 50% tài sản, khi lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc rung chuyển do vấn đề thanh khoản.
Tỷ phú Dương Huệ Nghiên – cổ đông lớn của tập đoàn bất động sản khổng lồ Trung Quốc Country Garden. Ảnh: ndtv.com
Giá trị tài sản ròng của bà Dương Huệ Nghiên – cổ đông lớn của tập đoàn bất động sản khổng lồ Trung Quốc Country Garden (có trụ sở ở Quảng Đông) – đã sụt giảm hơn 52%, từ mức 23,7 tỷ USD cách đây một năm xuống chỉ còn 11,3 tỷ USD.
Diễn biến trên xảy ra trong phiên giao dịch ngày 27/7, trong bối cảnh giá cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) của Country Garden giảm 15%, sau khi tập đoàn này thông báo sẽ bán cổ phiếu mới để huy động tiền mặt.
Bà Dương Huệ Nghiên thừa kế tài sản từ cha đẻ – người sáng lập Country Garden – vào năm 2005. Hai năm sau đó, bà trở thành người phụ nữ giàu nhất châu Á, khi tập đoàn này này tiến hành đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tại Hong Kong (Trung Quốc).
Tuy nhiên, giới truyền thông cho rằng bà Dương Huệ Nghiên khó có thể giữ được danh hiệu này trong thời gian tới, khi “bà trùm” Fan Hongwei – Chủ tịch tập đoàn sản xuất sợi hóa học Hengli Petrochemical – đang theo sát với giá trị tài sản ròng 11,2 tỷ USD.
Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đã gặp khó khăn kể từ khi chính phủ bắt đầu siết lại tình trạng nợ quá mức và đầu cơ tràn lan trong năm 2020, với những “gã khổng lồ” như Evergrande và Sunac vật lộn để thanh toán và thương lượng lại với các chủ nợ.
Theo thống kê, số lượng người mua nhà tạm dừng thanh toán thế chấp gia tăng giữa bối cảnh nhiều người mua nhà phàn nàn về sự chậm trễ trong việc xây dựng những căn nhà họ đã trả tiền.
Mặc dù Country Garden không chịu ảnh hưởng nặng nề do tình trạng hỗn loạn trong ngành, song tập đoàn này đã khiến các nhà đầu tư lo ngại khi thông báo về kế hoạch huy động hơn 343 triệu USD thông qua việc bán cổ phiếu và sẽ dành một phần số tiền huy động được để trả nợ.
Trong một hồ sơ gửi lên sàn chứng khoán Hong Kong, Country Garden cho biết tiền thu được từ việc bán cổ phiếu sẽ được sử dụng để tái cấp vốn cho các khoản nợ nước ngoài hiện có, vốn lưu động và các mục đích phát triển trong tương lai.
Cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc đã kêu gọi các tổ chức cho vay hỗ trợ lĩnh vực bất động sản và đáp ứng nhu cầu tài chính hợp lý của các công ty khi các nhà phân tích và hoạch định chính sách vẫn lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực đối với lĩnh vực tài chính.
Lĩnh vực bất động sản ước tính đóng góp 8 – 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc và vẫn là một trong những động lực chính thúc đẩy đà tăng trưởng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các nhà phân tích cảnh báo lĩnh vực bất động sản đang sa lầy vào một “vòng luẩn quẩn” có thể làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, sau khi công bố những số liệu ảm đạm trong quý II, quý tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Video đang HOT
Vì sao thế giới lo lắng về cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc?
Trong tháng này, lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc đã phải hứng chịu thêm một đòn nữa khi những người mua nhà thất vọng và ngừng thanh toán thế chấp với các căn hộ ở các dự án chưa hoàn thành.
Cuộc tẩy chay diễn ra với nhiều nhà phát triển bất động sản đang chật vật xoay sở với hàng núi nợ và lo ngại khủng hoảng có thể lan sang phần còn lại của nền kinh tế Trung Quốc cũng như toàn cầu.
Ngành bất động sản của Trung Quốc lớn thế nào?
Khổng lồ. Bất động sản và các ngành công nghiệp liên quan ước tính đóng góp khoảng 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc.
Lĩnh vực này đã thành công sau khi cải cách thị trường vào năm 1998. Có sự bùng nổ xây dựng ngoạn mục do nhu cầu từ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, vốn coi bất động sản là tài sản gia đình và biểu tượng địa vị quan trọng.
Thị trường bất động sản được thúc đẩy bởi khả năng tiếp cận các khoản vay dễ dàng, trong đó các ngân hàng sẵn sàng cho cả nhà phát triển và người mua vay càng nhiều càng tốt.
Theo báo cáo của hãng ANZ Research tháng này, các khoản vay thế chấp chiếm gần 20% tổng dư nợ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng của Trung Quốc.
Nhiều nhà phát triển dựa vào "tiền bán hàng", với việc người mua trả tiền thế chấp cho các căn hộ trong các dự án chưa được xây dựng.
Các ngôi nhà chưa hoàn thiện ở Trung Quốc chiếm tới 225 triệu m2, trang Bloomberg News đưa tin.
Các nhà chức trách Trung Quốc đang thực hiện các bước để cố gắng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng trong đại dịch - Ảnh: AFP
Tại sao ngành bất động sản Trung Quốc lại lâm vào khủng hoảng?
Khi các công ty bất động sản phát triển mạnh mẽ, giá nhà đất cũng tăng theo. Điều đó khiến chính phủ Trung Quốc lo lắng, khi đã lo ngại về rủi ro do các nhà phát triển bất động sản nợ nần chồng chất gây ra.
Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành cuộc đàn áp vào năm ngoái, với việc ngân hàng trung ương giới hạn tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản so với tổng cho vay của các ngân hàng để cố gắng hạn chế mối đe dọa đến toàn bộ hệ thống tài chính.
Điều này khiến nguồn tài chính bị thắt chặt với các nhà phát triển vốn đang gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ của họ.
Một làn sóng vỡ nợ xảy ra sau đó, đáng chú ý nhất là Evergrande, nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, đang chìm trong khoản nợ hơn 300 tỉ USD.
Ngoài ra, các công ty bất động sản Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng trong đại dịch - tình trạng kinh tế không chắc chắn đã buộc nhiều người mua nhà phải suy nghĩ lại về kế hoạch mua nhà của họ.
Người mua nhà phản ứng thế nào?
Cuộc khủng hoảng của Evergrande đã làm dấy lên các cuộc phản đối từ người mua nhà và các nhà thầu ở thành phố Thâm Quyến vào tháng 9.2021.
Hồi tháng 6.2022, một hình thức phản đối mới đã xuất hiện: Tẩy chay thế chấp.
Những người đã mua căn hộ trong các dự án còn dang dở thông báo sẽ ngừng thanh toán cho đến khi việc xây dựng tiếp tục trở lại.
Trong vòng một tháng, cuộc tẩy chay lan rộng đến người mua nhà tại hơn 300 dự án tại 50 thành phố trên khắp Trung Quốc.
Nhiều dự án chưa hoàn thành tập trung ở tỉnh Hà Nam, nơi các cuộc biểu tình phản đối gian lận ngân hàng nông thôn nổ ra và bị dập tắt.
Các nhà cho vay Trung Quốc vào tuần trước nói các khoản thế chấp bị ảnh hưởng chỉ chiếm chưa đến 0,01% các khoản thế chấp nhà ở còn tồn đọng. Thế nhưng, một số nhà phân tích cho rằng nỗi lo sợ là các cuộc tẩy chay sẽ lan rộng ra sao.
Tại sao có sự quan tâm toàn cầu?
Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với các liên kết thương mại và tài chính toàn cầu sâu rộng.
Các nhà phân tích nhận định, nếu cuộc khủng hoảng tài sản lan sang hệ thống tài chính của Trung Quốc thì cú sốc sẽ vượt xa biên giới nước này.
" Nếu các vụ vỡ nợ leo thang, có thể có những tác động kinh tế, xã hội rộng rãi và nghiêm trọng", cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch Ratings viết trong một ghi chú hôm 18.7.
Điều này lặp lại cảnh báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), cho biết vào tháng 5 rằng trong khi Trung Quốc đã cố gắng kiềm chế lạm phát đến nay, cuộc khủng hoảng tài sản tồi tệ hơn cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của nước này.
Cuộc khủng hoảng có thể lan rộng và tác động đến thương mại toàn cầu cùng tâm lý rủi ro, Fed cho biết trong Báo cáo ổn định tài chính tháng 5.2022.
Trung Quốc làm gì để khắc phục vấn đề?
Các nhà phân tích nói rằng một gói cứu trợ hoặc giải cứu cho toàn bộ lĩnh vực bất động sản khó có thể xảy ra, ngay cả khi các cuộc tẩy chay thế chấp gia tăng, vì điều đó đồng nghĩa chính phủ đang thừa nhận quy mô của cuộc khủng hoảng.
Một gói cứu trợ lớn cũng có thể khuyến khích các nhà phát triển và người mua nhà tiếp tục với những quyết định rủi ro vì họ sẽ thấy chính phủ cùng các ngân hàng phải chịu trách nhiệm.
Song áp lực đã và đang gia tăng lên các ngân hàng Trung Quốc để giúp xoa dịu tình hình. Cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc thông báo sẽ giúp đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành và các căn hộ được bàn giao cho người mua.
Một số sự can thiệp đã xảy ra ở cấp địa phương tại tỉnh Hà Nam, nơi quỹ cứu trợ được thành lập với sự hợp tác của một nhà phát triển bất động sản được nhà nước hậu thuẫn để giúp đỡ các dự án căng thẳng.
Chen Shujin tại tổ chức tài chính Jefferies Hong Kong cho biết chính quyền địa phương, nhà phát triển và chủ sở hữu nhà cũng có thể thương lượng việc miễn lãi và tạm dừng thanh toán thế chấp trong một thời gian nhất định tùy từng trường hợp.
Nghẹt thở cảnh sống trong những căn hộ "quan tài" giữa phố thị Hong Kong Giữa trung tâm tài chính châu Á, Hong Kong, hàng trăm nghìn người vẫn sống trong những căn hộ chật hẹp, thậm chí nhỏ hơn chỗ đậu ô tô, chỉ đủ kê một chiếc giường hoặc khu bếp và khu vệ sinh là một. Với Max Lee, một bác sĩ 26 tuổi ở Hong Kong, mọi sinh hoạt hàng ngày diễn ra vỏn...