“Nữ tướng” gian ác cầm đầu băng cướp Sọ Người sa lưới
Sau khi thủ lĩnh băng cướp Sọ Người Mười Lung bị bắt, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mùi (tức Tư Mùi) lên thay hắn nắm quyền điều hành băng cướp này. Tư Mùi cũng vẫn sử dụng chiêu cũ là chặt ngón tay con tin để gửi kèm thơ về cho gia đình nạn nhân để đòi tiền chuộc.
Sau ngày Mười Lung bị bắt gần một tháng, người kế nhiệm của Mười Lung cũng đã sa lưới pháp luật sau khi bắt cóc và chặt ngón tay của một ông chủ chành vựa lúa người Hoa kiều tại Cái Răng (Cần Thơ).
Mục tiêu mà chúng nhắm đến là các ông chủ chành lúa gạo, giàu có. (Ảnh minh họa)
“Nữ tướng” lên ngôi
Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Ba, quê gốc ở vùng Hậu Giang xưa, sau khi Mười Lung bị giam giữ để điều tra, băng cướp Sọ Người đã mất đi chủ soái. Theo suy nghĩ “nước không thể một ngày không có vua”, băng cướp cần phải có người cầm đầu dẫn dắt”, đám đàn em còn lại của Mười Lung đã tập hợp để bàn tính phương cách hoạt động và cả phương án cứu đại ca ra khi có thời cơ. Được sự tin tưởng của thuộc hạ, Nguyễn Thị Mùi (tức Tư Mùi) được tôn lên là “chủ soái” thay thế Mười Lung dẫn dắt băng cướp tiếp tục lén lút hoạt động.
Dù chỉ là đàn bà “chân yếu tay mềm”, nhưng “thành tích” của Tư Mùi cũng rất dày dặn, ả tàn bạo không kém bất kỳ tên cướp gian ác nào. Ả này cũng đã tham gia vào nhiều phi vụ của băng cướp Sọ Người. Tờ Buổi Sáng thời ấy cho biết: Tư Mùi từng thực hiện vụ bắt cóc ông Trịnh Huy Kiệt, chủ nhà máy ở ngã ba An Trạch (Ba Xuyên). Cũng chính ả đã chủ trương bắt cóc ông Võ Văn Sửu chủ nhà máy ở Cái Nai (Cần Thơ) nhưng vụ bắt cóc này không thành. Ngoài ra, ả còn tham gia vào nhiều phi vụ khác nữa. Từ ngày được tôn lên cầm đầu băng cướp, cũng chính nhờ vào thân phận đàn bà, Tư Mùi dễ dàng nhập vai trá hình trong lớp người buôn bán trái cây, để dễ dàng tiếp cận các mục tiêu đánh cướp. Trong vỏ bọc này, Tư Mùi đã đi khắp nơi từ Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Sài Gòn (TP.HCM ngày nay) và ngược lại hết sức dễ dàng.
Trong những chuyến đi ấy, ả bắt đầu lân la làm quen, tiếp cận những gia đình nhiều tiền lắm của. Nhờ vỏ bọc đó, những người xung quanh không hề biết được âm mưu của ả và không có một sự phòng bị nào. Thậm chí có người còn thân tình mà “phơi” tất cả chuyện trong nhà cho ả biết. Khi phát hiện được “con mồi”, Tư Mùi sẽ về lên kế hoạch cùng đồng bọn tổ chức đánh cướp, bắt cóc người đòi tiền chuộc. Trước đó, ả đã tìm hiểu kỹ lưỡng những thói quen, nề nếp sinh hoạt của “con mồi” để đến lúc ra tay thì chỉ có “ăn chắc”. Chính nhờ phương thức đó, Tư Mùi và đồng bọn đã tổ chức nhiều vụ cướp và bắt cóc người đòi tiền chuộc trót lọt, gây bao nỗi hoang mang cho dân chúng.
Niềm hoan hỉ vì tên cầm đầu băng cướp Sọ Người là Mười Lung bị bắt chưa được bao lâu, giờ đây dân chúng miền Tây lại càng hoang mang cực độ khi hàng loạt vụ cướp bóc rồi bắt cóc người chặt tay đòi tiền chuộc cũng rùng rợn không kém so với lúc Mười Lung chưa bị bắt. Chính bằng chiêu cũ này mà người dân và nhà chức trách đoán biết được băng cướp Sọ Người chưa hề bị xóa sổ. Thời điểm đó, dân chúng lo lắng bao nhiêu thì nhà chức trách lại đau đầu bấy nhiêu, vì đã có nhiều sự vụ xảy ra làm cho người dân bất an, cuộc sống bất ổn, tình hình an ninh không được bảo đảm. Nhà cầm quyền ráo riết tìm kiếm, truy bắt kẻ cầm đầu cùng đồng bọn của băng cướp đặc biệt nguy hiểm này.
Giả cảnh sát bắt người
Video đang HOT
Sự tàn ác của nữ tướng cướp Tư Mùi ngày càng được khẳng định khi mỗi ngày ả tiếp tục sử dụng chiêu cũ chặt ngón tay của con tin gửi kèm với thơ về cho gia đình nạn nhân để đòi tiền chuộc. Thậm chí, ả còn gian manh, quỷ quyệt hơn cả Mười Lung khi dám ngang nhiên ngồi xe “díp” (jeep) đi bắt người để đòi tiền chuộc. Các ký giả tờ Buổi Sáng thời ấy kể lại sự vụ: Hôm đó, ả Tư Mùi đã cùng các thuộc hạ của mình mặc quân phục, cải trang nhà chức trách đến bắt cóc ông chủ chành lúa là một người Hoa kiều ở Cái Răng (Cần Thơ) để đem về “động” của mình ở Rạch Chanh (Cái Tắc, Cần Thơ ngày nay) thuộc ấp Ba Làng, xã Thạnh Hưng nhốt và đòi tiền chuộc của gia đình nạn nhân.
Bằng cách đó, việc bắt cóc con tin được thực hiện gọn gàng, nhanh chóng và cũng qua mắt được nhiều người. Bởi khi Tư Mùi và đồng bọn cải trang nhà chức trách bắt người, mọi người xung quanh cứ nghĩ là nhà chức trách đang thi hành nhiệm vụ nên không ai chú ý. Sau khi bắt cóc được ông chủ chành lúa, Tư Mùi cùng đồng bọn đã giam giữ ông này trong một khu vườn rậm rạp. Bọn chúng lợi dụng địa hình này để người xung quanh khó phát hiện và tố giác cũng như nhà chức trách sẽ khó khăn trong cuộc tìm kiếm và truy bắt. Là kẻ cầm đầu, Tư Mùi khôn khéo, tinh ranh, luôn tính trước từng đường đi nước bước để làm khó nhà chức trách. Tại địa điểm giam giữ con tin, bọn cướp đã hăm dọa nạn nhân “nếu rục rịch thì sẽ bị giết chết”.
Sau khi trấn áp tinh thần con tin với những lời hăm dọa, nữ tướng cướp cùng các thuộc hạ đã buộc ông chủ chành lúa viết thơ báo tin mình đã bị bắt cóc và bảo gia đình mang tiền đi chuộc mạng. Dù rất sợ hãi trước những lời đe dọa của bọn cướp, song ông chủ chành lúa vẫn không chịu làm theo lời của chúng. Thấy Tư Mùi là đàn bà, ông chủ chành lúa nghĩ rằng có lẽ bọn cướp chỉ hăm dọa vậy thôi. Thế nhưng, Tư Mùi đã chứng minh cho nạn nhân thấy rằng, ả nói là sẽ làm và việc gì cũng dám làm. Khi thấy con tin không chịu làm theo ý muốn của mình, Tư Mùi sai thuộc hạ chặt một ngón tay của ông này rồi kèm với thơ tống tiền gửi về cho gia đình nạn nhân để đòi số tiền chuộc 100 ngàn đồng.
Nhận tiền, thả người rồi sa lưới
Nhận được thơ tống tiền kèm theo ngón tay của ông chủ chành lúa, vợ con ông rất lo lắng. Trước sự manh động của băng cướp, lo sợ tính mạng của người thân không được bảo đảm, vì xưa nay sự tàn ác của băng cướp này thì không ai không biết, gia đình nạn nhân đã vội gom góp, vay mượn thêm cho đủ số tiền 100 ngàn đồng đem nạp cho bọn cướp để chuộc mạng người thân. Khi có đủ số tiền bọn cướp đòi, gia đình ông chủ chành lúa đến đúng địa điểm giao tiền do băng cướp chỉ định. Nhận đủ số tiền 100 ngàn đồng, Tư Mùi cùng đồng bọn thả tự do cho con tin.
Sau khi được thả về, dù rất sợ trước sự hung hăng tàn bạo của băng cướp thế nhưng ông chủ chành lúa vẫn quyết định báo cáo sự vụ lên đồn Thạnh Hưng, với mong muốn nhà chức trách vào cuộc và truy bắt băng cướp này để dân chúng yên ổn. Sau khi nhận được tin báo, đồn Thạnh Hưng đã triển khai lực lượng tổ chức bao vây Rạch Chanh. Bằng trí nhớ của mình, ông chủ chành lúa đã mô tả kỹ lưỡng sào huyệt của nữ tướng cướp, cách thức hoạt động của chúng. Dựa trên thông tin quan trọng đó, cuộc vây hãm đã diễn ra một cách bất ngờ và hốt được mẻ lưới chóng vánh mà không tốn viên đạn nào. Kết quả nữ tướng cướp gian ác cầm đầu băng cướp Sọ Người đã sa lưới.
Bị bắt cùng một thuộc hạ Thời điểm đó, nữ tướng cướp Tư Mùi 41 tuổi, cư ngụ tại Rạch Chanh. Tham gia vụ bắt cóc ông chủ chành lúa cùng với Tư Mùi còn 7 thuộc hạ. Tuy nhiên, nhà chức trách chỉ bắt được Tư Mùi và một thuộc hạ. Sau khi bị bắt, Tư Mùi được giải về Cần Thơ. Tuy nhà chức trách ráo riết truy tìm những tên còn lại trong băng cướp nhưng từ đó về sau, không còn thấy bóng dáng của băng cướp Sọ Người nữa.
CHÍ THANH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Trùm băng cướp Sọ Người có tài "đánh hơi" thấy sự nguy hiểm (2)
Sau khi thực hiện vụ bắt cóc ông chủ nhà máy xay xát Sanh Thành thành công, nhận được hơn 500 ngàn đồng của gia đình nạn nhân, băng cướp Sọ Người đã thực sự là nỗi ám ảnh của người dân, đặc biệt là những kẻ lắm tiền nhiều của. Điều này tạo thêm sức ép cho nhà chức trách trong việc truy lùng băng cướp Sọ Người do Mười Lung cầm đầu.
Nhà chức trách và người dân vui mừng khi Mười Lung sa lưới.
Cất vó bắt "cá bé"
Ông Nguyễn Văn Ba, một người cố cựu sống vùng Hậu Giang xưa (hiện cư ngụ tại TP.Cần Thơ) kể: Sau khi vụ bắt cóc chặt đốt ngón tay ông Trương Khánh Châu, tên thường gọi là Tám Khện, chủ nhà máy xay Sanh Thành xảy ra, dư luận hết sức lo lắng. Báo chí thời ấy cũng dành nhiều trang để nói về băng cướp này. Dưới sức ép của dư luận, sự an toàn của người dân vùng Hậu Giang, cùng một số kẻ lắm tiền nhiều của đang ngày đêm lo sợ, công an Phong Dinh (Hậu Giang) đã phải vào cuộc.
Tuy nhiên, công an Phong Dinh phải rất vất vả mới có thể theo dõi hành tung của băng cướp Sọ Người. Họ phải cài người, đóng giả thành những tay giang hồ để trà trộn vào thế giới ngầm, hòng tiếp cận các đàn em của Mười Lung nhưng cũng không dễ dàng gì. Do băng cướp này hoạt động rất có tổ chức, kỷ luật và kín kẽ, nên trong thời gian ngắn khó có thể "chạm mặt" được với ngay cả đàn em của Mười Lung, chứ đừng nói tên tướng cướp khét tiếng này.
Trong khi đó, băng cướp Sọ Người cũng biết được các động tĩnh của nhà chức trách nên có phần im ắng hơn trước. Dù vẫn có một số vụ cướp xảy ra nhưng mức độ liều lĩnh và táo tợn thì đã giảm so với thời gian trước. Dù vậy, nhà chức trách vẫn quyết tâm phục kích để hốt bằng được băng cướp này.
Sau một thời gian, dùng nhiều phương pháp nghiệp vụ khác nhau và tốn nhiều công sức, cuối cùng, Công an Phong Dinh cũng lần ra tung tích băng cướp, lần lượt tóm gọn nhiều tên trong băng cướp bắt cóc người trước đó.
Dù gan lì, liều lĩnh nhưng sau khi bị tóm, bọn cướp đã khai nhận toàn bộ hành vi trộm, cướp, bắt người tống tiền của mình. Sau đó, bọn chúng cũng đã phải ra toà và nhận hình phạt thích đáng với tội lỗi của mình gây ra. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những "con cá bé" trong băng cướp Sọ Người, một số tên cướp sừng sỏ, đặc biệt là tướng cướp Mười Lung vẫn ngoài vòng lao lý. Chính vì vậy, băng cướp này vẫn còn là nỗi kinh hoàng cho dân chúng miền Tây nói chung và tuyến xe khách Cà Mau - Sài Gòn (TP.HCM ngày nay), và ngược lại cũng như cư dân vùng Hậu Giang nói riêng.
Với quyết tâm phải nhanh chóng thanh trừ băng cướp đặc biệt nguy hiểm này, công an Phong Dinh không lúc nào lơ là việc truy lùng những tên còn lại trong băng cướp Sọ Người. Tiếp tục đấu tranh, khai thác các nguồn tin, nhà chức trách đã lần ra các đầu mối, cách thức hoạt động cũng như những nơi thường trú, ẩn của các tên cướp trong băng cướp Sọ Người. Thêm vào đó, được sự giúp đỡ, đấu tranh của quần chúng nhân dân nên dần dần các tên trong băng cướp này lần lượt sa lưới.
Sau khi một số con "cá bé" sa lưới một thời gian thì có hai con "cá bự" trong băng cướp này cũng bị "cất vó". Để bắt được hai con "cá bự" này, nhà chức trách cũng phải tốn khá nhiều thời gian, công sức. Tờ Buổi Sáng thời ấy cho biết: Đến ngày 5/9/1958, bọn cướp bị tòa tiểu hình Cần Thơ đem ra xét xử. Đó là hai tên Huỳnh Văn Luông còn được gọi là Lê và Trần Từng tên thường gọi Tiểu Lai, kẻ định bắt giữ ông Bành Hòa, người đem 250 ngàn đồng bạc lần đầu tiên để chuộc ông Châu cho băng cướp Sọ Người. Sau khi bị đưa ra xét xử, Huỳnh Văn Luông nhận mức án một năm tù giam, Trần Từng nhận mức án ba năm tù giam. Ngoài ra, hai tên này còn nhận thêm án ba năm biệt xứ.
Hành trình truy bắt tên tướng cướp
Cuối cùng, nhiều tên trong băng cướp Sọ Người đã bị bắt và đưa ra xét xử, nhận mức án thích đáng cho tội lỗi của bọn chúng gây ra. Nhưng đến lúc này, tên cầm đầu băng cướp Sọ Người khét tiếng Mười Lung vẫn chưa sa lưới. Chính vì vậy, người dân vùng Hậu Giang có cơ sở để lo sợ rằng Mười Lung sẽ tuyển mộ thêm các tay bất hảo khác để tiếp tục hoạt động.
Việc Mười Lung chưa bị bắt chứng tỏ hắn rất lợi hại và nguy hiểm, có thể biết được động tĩnh của nhà chức trách. Nếu đã tinh ranh như vậy thì hắn sẽ còn tổ chức nhiều vụ cướp bóc, bắt cóc dã man hơn khi có cơ hội. Với một tên đầu sỏ gan lì như Mười Lung thì không có việc gì là hắn không dám làm. Nhận định tình hình đó, nhà chức trách rất quyết tâm trong việc truy tìm tên cầm đầu băng cướp và những tên còn lại. Tuy nhiên, nhiều lần bị nhà chức trách truy bắt song Mười Lung đều thoát được một cách bí hiểm.
"Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt", đến một ngày, nhà chức trách cũng truy ra hành tung của tên chúa cướp này. Sau bao ngày lẩn trốn, Mười Lung không biết rằng, luật nhân quả ở đời đã ứng cho cuộc đời hắn. Cuộc đời có vay có trả và ngày Mười Lung trả nợ cho cuộc đời đã đến. Theo đó, với quyết tâm phải nhanh chóng tìm ra dấu vết của băng cướp Sọ Người, bắt cho bằng được kẻ cầm đầu Mười Lung, nhà chức trách thời đó không ngại gì khó khăn, gian khổ. Họ truy tìm mọi hang cùng, ngõ hẻm, cứ ở đâu có tin tức về bọn cướp nhà chức trách cũng tìm đến điều tra. Lúc nào cũng đặt mục tiêu bắt được băng cướp Sọ Người lên trên hết.
Tuy nhiên, sau nhiều lần nhận được thông tin, việc truy bắt Mười Lung cùng đồng bọn của hắn không dễ dàng chút nào. Mười Lung không phải là một kẻ dễ dàng đối phó, hắn rất gian manh và xảo quyệt, hắn luôn biết tìm cách để có thể ẩn náu an toàn hơn. Nhờ khéo miệng, Mười Lung luôn biết lấy lòng những người xung quanh địa điểm hắn trú ẩn. Chính vì vậy, khi nhà chức trách truy lùng gần đến địa điểm hắn ở, Mười Lung đều được mật báo và dễ dàng thoát thân. Chính vì vậy mà nhà chức trách đã treo giải thưởng rất cao cho ai bắt được tên tướng cướp Mười Lung lợi hại. Và cuối cùng, phần thưởng này đã thuộc về Trưởng ty công an Cái Răng là thầy Thái Sanh. Ông này là người có công lớn trong việc vây bắt được Mười Lung.
Theo đó, ngày 22/9/1958, khi nhận được tin mật báo Mười Lung vừa quay về sào huyệt của y trước đây, thầy Thái Sanh đã lập tức báo cáo sự việc lên ty công an Phong Dinh đề nghị hỗ trợ, chi viện lực lượng để vây bắt cho bằng được tên tướng cướp lợi hại này. Khi nhận được tin cấp báo từ thầy Thái Sanh, ty Công an Phong Dinh đã nhanh chóng huy động lực lượng, điều một số nhân viên vào Cái Răng để tăng cường cho công an địa phương tại Cái Răng. Tại đây, lực lượng nhận nhiệm vụ vây bắt Mười Lung đã lên kế hoạch vây bắt, cùng nhau bàn tính kỹ lưỡng, quyết không để Mười Lung thoát thân.
Nhà chức trách khẩn trương triển khai kế hoạch một cách thận trọng, khép chặt vòng vây bắt tên tướng cướp ác ôn. Từng kế hoạch được vạch ra chi tiết, quyết không để cho hắn thoát thân thêm lần nữa. Lúc nhà chức trách ập vào vây bắt tại địa điểm Mười Lung đang ẩn náu, Mười Lung bị bất ngờ nhưng vẫn chống trả rất quyết liệt để kiếm đường thoát thân. Nhưng lần này may mắn đã không mỉm cười với hắn. Mười Lung đã phải chấp nhận giơ tay chịu trói, để rồi sau đó phải trả giá cho tội lỗi của mình. Sau khi chấp nhận tra tay vào còng, Mười Lung bị đưa về giam giữ tại ty Công an Phong Dinh để mở rộng điều tra về những sự vụ do băng cướp Sọ Người đã từng gây ra.
Nhà nhà mừng vui
Ngày Mười Lung bị bắt, biết được tin này dân chúng miền Tây ai cũng vui mừng phấn khởi. Thế là kể từ nay, người dân sống vùng Hậu Giang nói riêng và miền Tây nói chung đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi tên cầm đầu băng cướp Sọ Người hung ác và lợi hại nhất miền Tây là Mười Lung đã sa lưới.
CHÍ THANH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đâm chết bạn cùng lớp, học sinh lớp 9 lĩnh án 4 năm tù Sáng ngày 13/1, TAND tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Nguyễn Hữu Cường (SN 1999, trú tại xã Thanh Hưng, Thanh Chương) về tội giết người. Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh, khoảng 10h30 ngày 5/6/2014, tại khu vực đường liên thôn thuộc xã Thanh Hưng (Thanh Chương), Trần Văn Minh (SN 1999) đã có hành vi...