Nữ tù nhân Mỹ nhổ cỏ, chôn xác chết giữa sa mạc
Nhiệm vụ của họ gồm có nhổ cỏ dọc theo những con đường cao tốc hoặc chôn cất những cái xác vô danh tại Nghĩa trang White Tanks, nơi nhiệt độ lên tới 40 độ C.
Đối với những thành viên trong nhóm tù nhân đặc biệt của Mỹ, một ngày bắt đầu từ 6h sáng. Sau khi đi ủng lao động và mặc những bộ đồng phục kẻ ngang quen thuộc, các nữ tù nhân được đưa lên một chiếc xe bus từ nhà tù Estrella ở Phoenix, Arizona tới những địa điểm lao động.
Nhiệm vụ của họ gồm có nhổ cỏ dọc theo những con đường cao tốc ở quận Maricopa hoặc chôn cất những cái xác vô danh tại Nghĩa trang White Tanks, nơi nhiệt độ lên tới 40 độ C vào khoảng thời gian này trong năm.
“Nhóm tù nhân đặc biệt” đã được bãi bỏ trên khắp nước Mỹ từ thập kỉ 50 nhưng năm 1995, cảnh sát trưởng Joe Arpaio đã làm hình thức này sống lại tại Arizona.
Ông Arpaio từng bị Cục Tư pháp truy tố vì không thừa nhận nhân quyền cơ bản của tù nhân, cho họ ăn thức ăn hỏng và không cho họ uống nước.
Các tù nhân nữ phải tự nguyện nếu muốn trở thành thành viên của nhóm này. Nhiều người muốn làm công việc này để thay đổi cuộc sống trong trại giam. Nhờ vậy, họ sẽ không bị giam giữ trong trại 23 giờ/ngày.
Nhóm tù nhân này chủ yếu gồm những người bị bắt vì lái xe khi say rượu. Sau một tháng làm việc, họ sẽ được chuyển khỏi trại giam ra ngủ ở các lán quân sự, nơi có điều kiện tốt hơn.
Dưới đây là hình ảnh lao động của các thành viên trong nhóm tù nhân đặc biệt này:
Xắn tay áo chuẩn bị cho một ngày lao động.
Rời khỏi trại giam để tới nơi làm việc.
Một ngày của họ bắt đầu từ 6h sáng.
Video đang HOT
Xếp hàng chuẩn bị lên ô tô.
Lên xe.
Các tù nhân được đưa tới nghĩa trang bằng ô tô.
Chuẩn bị chôn xác người vô danh tại nghĩa trang giữa sa mạc.
Hạ huyệt.
Làm cỏ ở vùng hồ Bartlett, nơi nhiệt độ lên tới 40 độ C.
Nghỉ ngơi sau khi làm việc.
Lắng nghe chỉ thị của các sĩ quan trại giam.
Lau ủng sau 1 ngày làm việc.
Trở lại phòng giam sau 1 ngày làm việc.
Theo Bee.net.vn
Choáng ngợp với 'phép màu' ở sa mạc Trung Quốc
Trong sa mạc Nội Mông khô cằn của Trung Quốc có một "phép màu" âm thầm diễn ra.
Nội Mông là một trong các vùng đất khô hạn có diện tích lớn nhất Trung Quốc. Khu tự trị này có 5 sa mạc và 5 vùng đất cát.
Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ tiến hành các biện pháp "trị cát", người dân trên quê hương Thành Cát Tư Hãn đã lại nhìn thấy màu xanh của cỏ, của cây và sự sống lại được sinh sôi nảy nở trên các mảnh đất tưởng từng đã phải bỏ đi.
Tại Nội Mông, diện tích đất bị sa mạc hóa lên tới 617,700 km2 (tức 52.2% tổng diện tích đất) của vùng. Diện tích đất bị cát hóa chiếm hơn 35% tổng diện tích đất.
Nhưng nay, nhờ có các chương trình "trị cát" nhằm ngăn cát di chuyển, một lượng lớn cây trồng đã phủ xanh các vùng cát khô cằn.
Chương trình "vành đai phòng hộ" đã dựng nên những "hàng rào xanh" ngăn cát, gió, từ đó, người dân địa phương có thể trồng cây ăn quả, cây lương thực sau hàng chục năm cất công cải tạo đất.
Làng Qihetang nằm ở phía bắc thị trấn Xinchengzi ở khu tự trị Nội Mông. Ngôi làng có 908 người dân sinh sống. Từ trước những năm 1990, do việc chăn thả và chặt rừng quá mức, toàn bộ diện tích ở nơi đây đã bị hoang hóa.
Hầu hết người dân làng đã bỏ đi nơi khác sinh sống. Những người ở lại có không quá 150kg thực phẩm. Qihetang trở thành làng nghèo, làng đói.
Nhưng từ năm 1992 trở lại đây, vùng đất này đã hồi sinh nhờ một chiến lược sinh thái nhằm hồi sinh vùng đất tưởng đã "chết". Từ năm 2001 đến nay, gần 350 ha diện tích rừng kinh tế trồng cây ăn quả đã được trồng và sinh lời. Người dân nhận được tiền trợ cấp từ chính phủ cùng với sự giúp đỡ của khoa học để biến đất cằn mang lại cây trái.
Còn tại Wengniute ở giữa thành phố Xích Phong thuộc Nội Mông, sự cần mẫn và ý chí bền bỉ của người nông dân đã "dệt" nên những "tấm lụa xanh" trên bề mặt cát trắng.
Những "tấm thảm" trên bề mặt cát khô ngút ngàn gây nên ấn tượng choáng ngợp cho mọi người phương xa đến đây. Công nghệ "dệt cát" này không quá cầu kỳ, người nông dân/ công nhân lấy những lớp rơm rạ mùa trước, cắm xuống mặt đất với độ sâu chừng 20-25cm.
Lớp rơm rạ này sẽ cố định cát khiến cho chúng không di chuyển sang các vùng lân cận. Trong mỗi ô vuông cát được khoanh lại, công nhân sẽ trồng các loại cây như cây lá kim (thông) hoặc cây/ cỏ chắn cát.
Những loại cây này đều sinh lợi về mặt kinh tế sau khoảng 3 năm trồng cấy. Và sau thời gian đó, các công nhân hoặc nông dân tham gia trồng cây có thể khai thác.
Ngôi làng Heiyupaozi nằm ở phía tây thị trấn Haiyintaohan xưa kia vốn là làng nghèo. Nhưng sau nhiều thập kỷ dựng vành đai xanh ngăn cát, chắn gió, giữ nước giữ đất, diện tích trồng cây đã tăng lên không ngờ.
Từ năm 1998, khu vực này đã áp dụng mô hình nông trại hữu cơ. Năm 2003, doanh nghiệp kết hợp với chính quyền và người dân sở tại đã cùng nhau đối phó với nạn sa mạc hóa. Nay, người dân đã giữ được đất và màu mỡ để trồng cây và thu lợi từ chăn nuôi.
Những kỳ tích này tại Nội Mông là một phần trong cả chiến dịch xây dựng "Vạn lý Trường thành Xanh" của Trung Quốc. Hiện nay, hơn 10 quốc gia châu Phi cũng đang học hỏi và áp dụng mô hình này để ngăn cát từ sa mạc.
Theo VietNamNet
Sang Dubai xuyên thủng 9 tầng mây Bạn sẽ phải kinh ngạc khi biết những tòa nhà cao đến nỗi xuyên thủng tầng mây... Dubai, một trong 7 tiểu vương quốc của Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE), không chỉ được biết đến bởi trữ lượng dầu mỏ lớn, mà đây còn là vùng đất của những tòa nhà chọc trời, trong đó có tòa tháp Burj Khalifa...