Nữ trọng tài FIFA thích ‘gõ đầu trẻ’
Sau mỗi giải đấu, trọng tài Kiều Thị Thúy lại trở về với nghề giáo viên yêu thích của mình.
Cô giáo Kiều Thị Thúy và các học trò. Ảnh: Mai Hương.
Đã ngoài 35 tuổi nhưng trông chị Thúy chẳng khác nào đôi mươi. Thường thì cái nghề chạy suốt ngày trên sân, luôn “cướp” đi làn da trắng trẻo của người phụ nữ, ấy vậy mà trông chị chẳng bị đen bởi nắng chút nào, thế mới lạ. Có lẽ vì thế, trông chị Thúy đã hiền còn hiền hơn. Nghe chị kể về cuộc đời, về nghiệp, mới thấy đằng sau nụ cười rạng rỡ, khuôn mặt hiền hậu là cả một sự nỗ lực đến khâm phục của chị.
Hơn một thập kỷ theo nghiệp trọng tài nhưng với chị Thúy, cái ngày mà chị nộp đơn xin theo học dường như không bao giờ quên. Ngày đó, bóng đá nam còn chưa phát triển, nữa là bóng đá nữ. Vậy mà chị vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng. “Theo học và tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Hà Nội nhưng trái bóng luôn là niềm đam mê số một với tôi. Hồi bé tí, tôi đã thích đá bóng. Vì bận học nên không theo được. Khi ra trường, tôi quyết theo đuổi niềm đam mê cháy bỏng của mình”, Thúy tâm sự.
Quyết tâm là vậy nhưng Thúy đâu biết hồi đó, theo được nghiệp trọng tài nữ đâu có dễ. Chẳng vậy mà, lớp của Thúy có chưa đến chục người, nhưng đến khi tốt nghiệp chỉ còn lại vài mống. Cuộc sống khó khăn, những ánh mắt tò mò, thậm chí là cười giễu cợt, đã không khiến ít người phải sớm đầu hàng với cái nghiệp mà đáng lẽ chỉ có đàn ông mới theo. Rất may là bóng đá Việt Nam vẫn còn nhiều người tâm huyết. Thấy được sự vất vả, hy sinh của những trọng tài mang phận nữ, đã có không ít người giúp đỡ rất nhiệt tình. Thúy kể, dù học và tập luyện nhiều, nhưng lần đầu ra sân run lắm. Sợ không biết quyết định đúng hay sai, diễn biến trận đấu chỉ trong tích tắc. Trận đấu càng đơn giản càng “đáng sợ”. Dù vậy, trọng tài nữ cũng được ưu ái nhiều, dù có hơi sai sót nhưng vẫn dễ được bỏ qua.
Nỗ lực khẳng định mình, năm 2005, Thúy vinh dự được phong cấp FIFA, chỉ sau đàn chị Mai Hoàng Trang hai năm trước đó.
Gặp chị Thúy khi chị đang giảng dạy Thể dục thể chất cho các em học sinh trường THCS Lĩnh Nam (Hà Nội). Khá “cứng” trên sân nhưng khi trở lại cuộc sống hàng ngày, trông chị đẹp rạng ngời, đầy nữ tính trong vai trò của một người gõ đầu trẻ. Chị Thúy tâm sự, nghề trọng tài là đam mê nhưng nghề giáo vẫn sẽ là nghề theo chị đến hết cuộc đời. Không phải chỉ có chị Thúy, những đồng nghiệp của chị như trọng tài Công Thị Dung, Lê Thị Hoa, Lê Thị Hạnh… ai cũng có nghề tay phải, bên cạnh niềm đam mê với trái bóng.
Video đang HOT
Chị Thúy thừa hiểu, so với các đồng nghiệp nam, các trọng tài nữ thua thiệt nhiều. Không chỉ từ chuyện lương, thưởng, mà đến cả các chế độ, phụ cấp. Ngay cả đến việc xét danh hiệu còi vàng, cờ vàng để chị em phấn đấu, cũng chưa được VFF “ngó” tới suốt 10 năm qua.
Sự hỗ trợ với các trọng tài nữ cũng không nhiều. Bởi vậy, họ thường tự thân vận động là chính. Buồn hơn, dường như các trọng tài nữ vẫn chưa được tôn trọng đúng mức. Hình ảnh trọng tài Mai Hoàng Trang bị các cầu thủ nam lao tới hành hung đúng vào ngày 8/3 năm ngoái, khiến chị Thúy và những đàn em đang theo đuổi nghiệp trọng tài nữ, không khỏi bị sốc. Song, cái thiệt thòi nhất, buồn nhất với chị Thúy và các đồng nghiệp, chính là cái nghề trọng tài khiến chị luôn phải không ngừng học hỏi, đi bắt các giải, nên thường phải đánh đổi rất nhiều. Gặp chị ngày 8/3 năm ngoái, chị bảo: “Đến giờ vẫn chưa có gì”. Năm nay thì chị không nói, mà chỉ cười nhạt rồi nói sang chuyện khác.
Thành công nhất định của Thúy ngày hôm nay, không phải tự nhiên mà đến. Ai cũng biết, để được công nhận đẳng cấp FIFA, sẽ phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe về chuyên môn, thể lực và đặc biệt là ngoại ngữ. Thúy bảo, có ngoại ngữ tốt, mới có sự tự tin. Bắt 1 trận đấu quan trọng, nếu không vững ngoại ngữ, sẽ rất khó phối hợp cùng các đồng nghiệp. Và một điều nữa, chị Thúy không muốn hình ảnh các trọng tài nữ Việt Nam, lại không đẹp trong mắt các bạn bè thế giới, chỉ vì yếu trong giao tiếp đơn thuần. Sau ngoại ngữ, đến thể lực. Thúy hiểu rằng, muốn trở thành 1 trọng tài đẳng cấp, cần phải không ngừng tập luyện nâng cao thể lực. Cho đến giờ, Thúy vẫn thường xuyên tập chạy, tham gia cùng CLB 2 buổi trong tuần và tự nguyện bắt các trận đấu phong trào không công, coi đó như một buổi tập thực tế.
Những ngày này, chị Thúy hiện tham gia Hội thảo và làm nhiệm vụ tại giải Algarve Cup tại Bồ Đào Nha. Vậy là ngày 8/3 năm nay, có lẽ ngay cả những bó hoa của lũ trẻ trên lớp, chị cũng không có…
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mới 20 tuổi, tôi đã 2 lần lên nhầm kiệu hoa
Sinh ra trong gia đình đông con nghèo khó vùng chiêm trũng Hà Nam, tôi không được học hành nhiều.
Học hết lớp 7, tôi phải ở nhà để phụ đỡ bố mẹ nuôi các em. Trăng tròn 16 tôi vội vã lấy chồng. Cuộc tình chóng vánh chỉ trong 3 lần anh đến nhà chơi.
Những ngày đầu làm vợ tôi bỡ ngỡ khờ dại như chính cái tuổi của mình và dường như anh cũng yêu sự hồn nhiên đó của tôi. Rồi tôi có bầu, nhưng anh không vui.
Sự thèm muốn khám phá "của lạ" trong anh trỗi dậy. Anh thường xuyên vắng nhà trong thời gian tôi ở cữ. Đã nhiều lần anh trở về trong tình trạng say xỉn và "tặng" tôi những cái bạt tai vô cớ.
Hễ gặp tôi là anh lại thấy "ngứa mắt" chỉ bởi cái bộ dạng quê mùa của vợ. Nhiều lần tôi hé răng phản ứng thì lập tức bị anh thượng cẳng chân hạ cẳng tay không thương tiếc...
Anh đã thay đổi hay bản chất anh vốn thế, tôi không sao giải thích được. Nhưng có một điều tôi biết chắc là mình phải rời xa con người vũ phu kia. Sinh con được một năm, tôi đã chịu biết bao hành hạ, đau khổ.
Nghe theo lời khuyên của bạn bè, tôi gửi con cho ông bà nội lên tỉnh làm giúp việc cho một gia đình giàu có. Được chừng vài tháng thì vợ chồng chủ lục đục rồi họ ly thân. Mất việc, tôi lại trở về nhà bố mẹ đẻ và nhờ ông bà nội khuyên giải chồng.
Nhưng anh ấy vẫn không hề thay đổi, tôi đành đau khổ quyết tâm làm đơn ly dị. Lá đơn được chấp nhận, những tưởng từ đây cuộc đời tôi sẽ phẳng lặng hơn, đâu ngờ, đó mới chỉ là điểm khởi đầu cho bước đường đời lận đận tiếp theo.
Chẳng biết qua ai mà anh chủ cũ chỗ tôi giúp việc ngày trước đã "mò" đến nhà tôi. Biết tôi đang cô đơn, đang cần chỗ dựa anh đã khéo buông lời yêu thương.
Tôi, người đàn bà lỡ dở đã tin ở anh nên liều theo anh về trên phố sống như vợ chồng. Anh hứa sẽ cưới tôi khi ly dị vợ. Tôi đã tin anh mù quáng suốt gần năm trời. Anh làm nghề buôn bán nên thường đi xa.
Có lần anh đi tận nửa tháng không về, tôi lo lắng lần theo địa chỉ tìm anh thì mới té ngửa khi thấy anh đang làm đám cưới với người con gái khác ở đó.
Trái tim tôi đau nhói nhưng được anh xoa dịu bằng lý do: Anh làm thế để người ta khỏi nghĩ mình có tình ý với nhau từ hồi tôi còn làm mướn cho nhà anh nên xui nhau bỏ vợ bỏ chồng.
Tôi tin vào điều đó và nghĩ lời anh nói là đúng thì nhẫn tâm với cô gái kia quá, nhưng còn tôi giờ đã có thai với anh và vẫn phải sống nhờ anh nên đành nhắm mắt làm ngơ, mong anh giữ đúng lời hứa. Song tôi đã nhầm khi biết tin anh cũng đã có con với người phụ nữ kia. Trái tim tôi tan nát.
Giờ đây, tôi không còn gì cả cũng chẳng còn con đường nào để đi. Về cũng không được bởi làm sao sống được với những tai tiếng dèm pha của người đời.
Nhưng nếu không về quê thì tôi còn biết đi đâu khi hắn đã thẳng tay đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi, người đàn bà không nghề nghiệp sẽ làm gì để nuôi mình và đứa con còn đỏ hỏn?
Hai mươi tuổi đầu tôi đã đi hai bước lớn của cuộc đời nhưng cả hai lần đều nhầm. Giờ tôi muốn làm lại, liệu có còn cơ hội nữa không?
Theo Bưu Điện Việt Nam
7 bước đơn giản để cosplay cho thú cưng Cosplay cho thú cưng có lẽ đã trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta nhưng dường như sức hút và sự đáng yêu của chúng chẳng bao giờ giảm. Thời gian gần đây, một nữ game thủ người Trung Quốc đã gây sốt cho cư dân mạng bởi những hình ảnh đáng yêu của chú chó trong bộ cosplay RO3. Cô...