Nữ trang giá bèo tuồn vào VN
Nữ trang Trung Quốc bị nghi chứa độc tố được bày bán công khai tại thị trường VN là do người Việt trực tiếp ‘đánh’ từ Quảng Châu về.
Những mặt hàng nữ trang đa số là hàng xi mạ được sản xuất tại Trung Quốc – Ảnh: CTV
Thuê nhà ở Quảng Châu để gom hàng
Vào xưởng A, người ta giới thiệu mẫu sản phẩm đó 10 đồng thì sang xưởng B giá chỉ còn 9 đồng, tới cơ sở C lại thấp xuống một chút nữa… Nhưng cũng vì thế, rủi ro rất cao bởi không biết chất lượng thế nào
Anh T., người có hơn 5 năm buôn hàng nữ trang
Sau nhiều lần liên hệ chúng tôi gặp được một người có thâm niên trên 5 năm trong ngành hàng này tên T. Hôm đó, trên tay anh T. đang đeo một chiếc vòng mạ vàng sáng loáng. “Chiếc vòng này là hàng Trung Quốc?”, tôi hỏi. “Ừ. Đây là hàng mới nhập, mình đeo thử để xem nó có bị bay màu, có gây dị ứng không”, T. trả lời và giải thích: “Hàng nữ trang được chia làm 3 loại chính là sắt, đồng và hàng xi mạ. Hàng bằng đồng và hàng xi mạ chủ yếu xuất xứ từ Quảng Châu (Trung Quốc). Còn hàng làm bằng sắt có nguồn gốc từ các tỉnh phía bắc của nước này”.
Hiện ở Trung Quốc có rất nhiều cơ sở sản xuất cung cấp hàng đi các thị trường Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia… thậm chí cả Mỹ và châu Âu. Giá cả và chất lượng thì kiểu gì cũng có. Loại “tốt”, theo anh T., đeo cả năm vẫn không bay màu, không gây dị ứng nhưng cũng có loại chỉ cần 30 phút là hết màu, da nổi mẩn ngứa. Còn đồ bằng sắt thì hầu hết dễ ra ten màu xám đen bám vào da.
Video đang HOT
Dù hàng Trung Quốc bị mang tiếng kém chất lượng, có chứa nhiều chất độc hại nhưng các loại hàng này vẫn bán rất chạy tại thị trường trong nước. Anh T. phải liên tục bay thẳng từ TP.HCM sang Quảng Châu và mỗi lần qua đều ở lại hằng tháng trời để gom hàng. Thậm chí, anh thuê hẳn một căn nhà với hợp đồng dài hạn ở Quảng Châu để tiện công việc. Sau 5 năm theo nghề này, hiện anh đã có mối quan hệ với vài chục xưởng sản xuất nữ trang lớn nhỏ tại Quảng Châu. “Cách thức họ làm ăn cũng giống như VN. Vào xưởng A, người ta giới thiệu mẫu sản phẩm đó 10 đồng thì sang xưởng B giá chỉ còn 9 đồng, tới cơ sở C lại thấp xuống một chút nữa… Nhưng cũng vì thế, rủi ro rất cao bởi không biết chất lượng thế nào. Những người làm lâu năm, có kinh nghiệm thì trụ được nhưng cũng không ít người “đứt vốn” ngay vì nhập hàng quá xấu về không bán được.
Một người cũng có thâm niên trong việc lấy hàng từ Quảng Châu tiết lộ thêm người đánh hàng có thể đưa mẫu mã cho họ gia công hoặc lựa chọn những sản phẩm có sẵn. Mua xong ký gửi cho các đầu mối chuyên đưa hàng về VN. “Thật sự thì mình cũng không biết họ đưa về bằng cách nào nhưng thường chỉ sau một tuần là hàng về tới VN và tôi chưa gặp sự cố mất hàng nào”, người này nói và cho biết thêm, mỗi chuyến thông thường anh đưa về VN chừng 300 – 400 kg với giá trị khoảng 500 triệu đồng. Người nhà của anh có nhiệm vụ mang hàng đi phân phối cho các chợ đầu mối trong thành phố sau đó gom tiền chuyển sang cho anh để “đánh” chuyến tiếp theo.
Nữ trang giá 5.000 đồng
Thiếu tiêu chuẩn, hàng lậu tung hoành Anh T. cho biết đã liên hệ với ngành hải quan thì được biết có thể nhập khẩu theo đường chính ngạch. Tuy nhiên ở VN chưa có các tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe cho người sử dụng đối với mặt hàng này nên khi nhập chính ngạch mà bị cơ quan chức năng phát hiện hàng chứa kim loại nặng thì sẽ bị tịch thu hàng, phạt tiền. Trong khi nhu cầu của thị trường trong nước về hàng nữ trang xi mạ, phụ kiện là khá lớn. Vì vậy, hàng lậu thoải mái tung hoành.
Hiện nay có hơn 90% hàng nữ trang, phụ kiện đang tiêu thụ trong nước được sản xuất tại Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất trong nước không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc về giá, mẫu mã.
Trước đây những người làm nghề này chỉ mang hàng về bỏ mối cho các chợ, bán sỉ theo ký. Anh T. cho biết, tính trung bình mỗi sản phẩm giao cho các đầu mối ở chợ có giá chừng 5.000 – 10.000 đồng. Các đại lý này mới bán lại cho các cửa hàng, chợ lẻ, người bán dạo với giá từ 10.000 – 30.000 đồng/cái tùy loại. Nhưng khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng thì giá cả là vô chừng. So với giá gốc, thấp nhất cũng gấp 5 – 10 lần, thậm chí hàng trăm lần nếu “lừa” được khách sộp. “Mỗi chuyến hàng như vậy trừ hết chi phí tôi kiếm lời từ 10 – 15%. Mỗi chuyến 500 triệu thì mình bỏ túi 50 – 70 triệu”, T. nói. Đặc biệt, gần đây do hàng nữ trang, phụ kiện bán rất chạy nên anh T. đã mở thêm một cửa hàng bán lẻ ở quận 5 và gia tăng bán hàng trên các trang mạng xã hội để “mua tận gốc, bán tận ngọn”.
Cũng vì lợi nhuận quá béo bở, đã hình thành một đường dây những người chuyên làm nghề đánh hàng từ Trung Quốc về thị trường nội địa. M., một người có thâm niên gần chục năm cho biết, riêng ở phía nam có đến vài chục người chuyên làm nghề này vì không như đa số các mặt hàng ế ẩm khác, hàng nữ trang và phụ kiện bán rất chạy. Khách hàng chủ yếu là những người trẻ ở thành thị thích các hàng bằng đồng, kiểu dáng độc lạ, họa tiết có tính dân tộc một chút càng thu hút. Còn những người lớn tuổi và ở các tỉnh thì thích hàng xi mạ, càng giống hàng thật càng tốt.
Hàng nữ trang phụ kiện và nhất là hàng xi mạ dù ít nhiều đều nhiễm các chất độc hại như chì, cadimi hay một số kim loại nặng khác, nhưng cái độc nhất của hàng nữ trang Trung Quốc tại VN, theo những người trong nghề: “Người đi buôn lúc nào cũng chọn cái rẻ nhất mà mua nên nó nguy hiểm là ở chỗ đó”. Chứ trên thực tế, ngay ở các nước phát triển vẫn nhập những mặt hàng này từ Trung Quốc. Sự khác biệt họ có những tiêu chuẩn về an toàn đối với người sử dụng và nhập chính ngạch. Còn ở VN hoàn toàn là hàng lậu. “Ngành chức năng thỉnh thoảng cũng có đi kiểm tra, chúng tôi lâu lâu cũng bị phát hiện tịch thu hàng, rồi báo chí viết về sự nguy hại của hàng Trung Quốc nên việc buôn bán thỉnh thoảng cũng bị ảnh hưởng. Nhưng một thời gian sau nhu cầu thị trường sẽ hồi phục lại”, anh T. lạc quan.
Theo TNO
Vì sao tiếp viên Vietnam Airlines thích "chôm" hàng Nhật
Liên tiếp các vụ vận chuyển hàng lậu của tiếp viên Vietnam Airlines bị phát hiện thời gian gần đây chủ yếu là các mặt hàng từ Nhật Bản.
Trong số các vụ vận chuyển hàng lậu của tiếp viên Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), phần lớn là do các tiếp viên nữ thực hiện. Điểm lại các vụ vi phạm cho thấy, những mặt hàng các nữ tiếp viên này xách lên máy bay bao gồm chủ yếu là các hàng mỹ phẩm, quần áo, giày dép, nước hoa... cho đến các mặt hàng thực phẩm như sữa, tảo xoắn... có nguồn gốc Nhật Bản.
Nhiều người tỏ ra băn khoăn không hiểu vì sao hàng Nhật lại có sức hấp dẫn khiến nhiều nữ tiếp viên nổi máu ham, liều lĩnh phạm pháp như vậy?
Thứ nhất, theo báo đài ở Nhật, những lỗ hỏng hải quan tại các sân bay của Nhật đã vô tình tiếp tay cho những nữ tiếp viên Vietnam Airlines thực hiện hành vi của mình. Tại các phi trường quốc tế ở Nhật Bản, hải quan chỉ chú trọng đến việc kiểm soát ma túy, vũ khí. Nếu trong hành lý khi xuất nhập cảnh của phi hành đoàn không có hai thứ này thì chỉ soát qua cho có lệ hoặc nhiều lúc chẳng cần ngó đến. Chuyện các nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines bị bắt giữ gần đây tại các phi trường quốc tế Narita là do cảnh sát phòng chống tội phạm báo trước khi khai thác tin tức từ những người Việt Nam bị bắt về tội ăn cắp hàng hóa ở những cửa tiệm trên đất Nhật.
Thứ hai, việc vận chuyển hàng lậu của tiếp viên hàng không về Việt Nam bắt nguồn từ một nguyên nhân quan trọng, đó chính là nhu cầu hàng Nhật ở Việt Nam.
Điều này được minh chứng bằng việc các shop bán hàng xách tay từ Nhật về Việt Nam ngày càng mở rộng về quy mô và số lượng. Tại Hà Nội, phố Nguyễn Sơn (quận Long Biên) được coi là thiên đường hàng xách tay Nhật. Nhiều người cho rằng đây cũng là nơi tiêu thụ số lượng hàng lậu lớn từ Nhật từ Việt Nam. Phố Nguyễn Sơn cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 phút đi xe máy, là nơi tập trung của nhiều cơ quan liên quan đến hàng không Việt Nam như: bảo tàng hàng không, trung tâm của đoàn tiếp viên hàng không...
Cửa hàng bán hàng xách tay Nhật trên phố Nguyễn Sơn. Ảnh: Đất Việt.
Con phố có khoảng 20 cửa hàng trải dài mặt phố cũng như nằm trong các ngõ nhỏ, nhìn qua khá trầm lắng nhưng khi đi vào bên trong thì thực sự sôi động. Có cửa hàng quy mô như một siêu thị mini với diện tích mặt bằng có thể lên tới 200 m2, bày bán đủ các mặt hàng như: sữa tắm, bàn chải đánh răng, mỹ phẩm, kính mắt, nồi, chảo, bia rượu... với giá khá cao.
Theo chia sẻ của một số tiếp viên, theo quy định họ được mang khoảng 30 kg hành lý, ngoài ra còn được mang theo một túi áo khoác và một vali bé. Như vậy, nếu tận dụng tối đa để đựng hàng mang về, tổng số hàng mà một tiếp viên được mang khoảng 50 kg. Tuy nhiên, tiếp viên vẫn có thể mang nhiều hơn bằng cách gửi bạn bè hoặc "làm ăn" với một số nhân viên của ngành chức năng khác để tăng được số lượng hàng mang về và hai bên ăn chia với nhau. Đây cũng là một trong những cách mà tiếp viên có thể mang hàng lậu từ Nhật về Việt Nam.
Nói về các cửa hàng buôn bán hàng Nhật, không chỉ bày bán sản phẩm thực tế còn có rất nhiều cửa hàng bán hàng trực tuyến. Trên mạng xuất hiện nhiều shop bán hàng xách tay Nhật với các mặt hàng chủ yếu là mỹ phẩm, thực phẩm, đồ gia dụng, hàng thời trang và đồ trẻ em. Hầu hết các shop này đều đưa ra những lời chào mời rất hấp dẫn như: Hàng xách tay Nhật xịn, hàng tốt, giá rẻ, nhận đặt hàng Nhật, mỹ phẩm giá rẻ... kèm cả những chương trình khuyến mại mua 3 tặng 1, mua thứ này tặng thứ khác.
Hàng hóa cũng được chào bán và cập nhật thường xuyên trên mạng xã hội như Facebook. Một số sản phẩm rất được ưa chuộng tại Việt Nam như dầu gội đầu Tsubaki, mỹ phẩm Shiseido, tảo xoắn, sữa trẻ em... thường được các shop nhập về trước và luôn có sẵn, còn hàng điện tử, đồ gia dụng và quần áo thì theo đơn đặt hàng của khách hàng, thông thường sau 1-2 tuần sẽ có hàng.
Thứ ba, một nguyên nhân nữa khiến các tiếp viên hàng không "khoái" buôn lậu hàng Nhật đó là thu nhập từ việc buôn hàng lậu là khá cáo. Hiện tại mỗi ngày Vietnam Airlines có hơn 10 chuyến bay khứ hồi từ Hà Nội và TP HCM đi/đến các sân bay ở 4 thành phố lớn của Nhật Bản. Làm một phép tính đơn giản, mỗi ngày có thể có khoảng tấn hàng được chuyển từ Nhật về Việt Nam theo đường hàng không.
Lương của tiếp viên hàng không cũng khá cao, trung bình khoảng 20 triệu đồng/tháng (vào năm 2013), cộng thêm các khoản thu nhập phụ thuộc vào thời gian bay và trợ cấp giờ bay, cùng với phụ phí khách sạn, ăn uống, đi lại, tiếp viên hàng không mỗi tháng cũng cầm trong tay khoản tiền lớn. Tuy vậy, một nguồn thu nhập đáng kể của ngành này lại đến từ việc vận chuyển hàng hóa về nước để bán lại lấy lời.
Theo Kiến thức
Tiếp viên Vietnam Airlines bị bắt tại Nhật vì 'xách' hàng lậu Sở cảnh sát Tokyo nói họ nghi ngờ khoảng 20 nhân viên của Vietnam Airlines liên quan đến vụ xách hàng lậu và đã yêu cầu 5 trong số các nhân viên trên đến sở trình diện. Tiếp viên VNA bị bắt ở Nhật. (Ảnh minh họa) Ngày 26/3, truyền thông Nhật Bản dẫn lời cảnh sát nước này nói cảnh sát đã...