Nữ tour guide đã chót ‘lỡ bước’ càng không muốn dừng lại
Vị khách “đánh bài ngửa” móc ví đưa cho H. 500 USD nói “sau đêm nay số tiền này là của em”. Choáng ngợp trước số tiền lớn trước mắt, H. chấp nhận
N., một nam tour guide kể chuyện về một số đồng nghiệp nữ của mình: “Thông thường các nữ tour guide có nhu cầu “đi khách” thường “bắt mối” tại những công ty du lịch, ai nhanh nhẹn nắm bắt cơ hội thì tự mình tìm mối trong những chuyến dẫn đoàn khách lữ hành đi du lịch hoặc do khách chủ động ngỏ lời”.
Nhiệm vụ của hướng dẫn viên ngoài những công việc tương tự như những hướng dẫn viên khác còn kiêm theo việc chăm sóc một cách chu đáo cho “thân chủ” mà mình đã làm hợp đồng “trao thân gửi phận” trong suốt chuyến đi du lịch.
“Khách hàng trong những chuyến đi có thể là người Việt, cũng có thể là người nước ngoài. Tuy nhiên, phần lớn các nữ hướng dẫn viên hành nghề gái bao thường thích đi khách ngoại hơn, vì họ lịch sự và “ga lăng” hơn nhiều khách nội”.
H., một cô gái mang vóc dáng như người mẫu đã có thâm niên làm nghề hướng dẫn viên du lịch kiêm “người tình” của khách lữ hành, nhưng mới giải nghệ, tâm sự: “Ban đầu cũng như bao nữ giới khác, em đến với nghề vì sở thích được đi đây đi đó, khám phá những điều mới mẻ. Dần dần, trong những chuyến đi tour dài ngày, em gặp những vị khách lữ hành phong lưu gạ gẫm, tán tỉnh, lại cực kỳ ga lăng. Số tiền các vị khách trả cho em còn nhiều hơn mức lương em kiếm được cả nửa năm, vì vậy, em cũng đành nhắm mắt… đưa thân”.
H. vẫn còn nhớ như in chuyến đi khách đầu đời của mình, đó là chuyến đi tour ở Vịnh Hạ Long. Buổi tối sau khi ăn uống, đưa khách đi thăm thú thành phố biển, một vị khách trung tuổi ngỏ ý mời cô đi dạo cùng. Vì muốn chiều lòng khách, H. nhận lời, sau một hồi nói chuyện, hỏi han đủ thứ chuyện trên đời, vị khách kia “đánh bài ngửa” móc ví đưa cho H. 500 USD nói “sau đêm nay số tiền này là của em”. Choáng ngợp trước số tiền lớn trước mắt, H. chấp nhận.
Video đang HOT
Sau lần đó, nghiễm nhiên H. đã chuyển sang một thế giới mới của đời nữ tour guide, ngoài phục vụ các đoàn lữ hành cô còn kèm theo công việc chiều chuộng những quý ông hám của lạ trong các chuyến đi.
Nhiều chuyến tour, không chỉ làm “bạn gái” của một khách mà H. còn có tới vài “người yêu”. Sáng H. tung tăng với khách ngoài bãi biển, tay trong tay như cặp tình nhân, nhưng đến tối cô lại được chuyển nhượng cho người khác.
Cùng làm “nghề” như H. có rất nhiều cô gái đang là sinh viên các trường đại học. Đầu tiên cũng chỉ đi phiên dịch, hướng dẫn viên cho người nước ngoài, sau vì sức hấp dẫn của đồng tiền kiếm được quá dễ dàng, nhiều cô đã chấp nhận đi khách, cô đi trước rủ cô đi sau nên nhiều nữ hướng dẫn viên đã lao chân vào hố lầy tiền bạc. Trung bình mỗi khách muốn vui chơi thỏa thích cùng các nữ hướng dẫn viên trong những chuyến đi tour từ 5 – 7 ngày phải mất tới 800 – 1.000 USD. Số tiền “khủng” như vậy, nhiều người có nằm mơ cũng không bao giờ dám nghĩ đến.
Do kiếm được nhiều tiền nên nữ tour – guide nào đã trót lỡ bước lại càng không muốn dừng lại, một chuyến đi tour thu nhập gấp vài chục lần cả tháng làm việc của cánh công chức nhà nước. Cứ thế, công việc hướng dẫn viên du lịch mang đến cho khách những thông tin khám phá về văn hóa, lịch sử, xã hội… dần bị thay thế bằng công việc của những cô gái bao, chuyên sống bằng tiền bán thân xác.
Nhiều nữ tour guide không chỉ quan hệ với khách trong chuyến du lịch, mà sau chuyến tour vẫn giữ liên lạc. Mỗi khi khách có nhu cầu, lại “hẹn hò”, rồi chọn thời gian địa điểm để hành sự. Như TH. tiết lộ: “Hầu như sau chuyến tour các vị khách chẳng bao giờ quên mình luôn, kiểu gì về cũng nhắn tin hỏi han, có người còn kêu nhớ nhung, thậm chí là có tình cảm yêu đương trai gái, thế nên cứ khi nào khách quen có nhu cầu, các nữ tour guide lại sẵn sàng phục vụ”.
Tuy nhiên, để có được tiền từ khách, những cô gái tour guide phải tỏ ra cực kỳ ngoan ngoãn, chiều tới bến với khách. Nhiều khi gặp phải những vị khách không lịch sự, nữ hướng dẫn viên còn mất cả chì lẫn chài, như L., một nữ tour guide kể lại: “Trong chuyến đi đưa khách đi tour Hà Nội – Đồ Sơn 2 ngày, sau đêm thứ nhất ông khách vui vẻ với cô, đến hôm sau hắn cao chạy xa bay bùng tiền, chẳng biết đường nào mà tìm. Mà cái thói của nghề này chẳng bao giờ dám đòi tiền trước chuyến đi cả, vì còn phải xem thái độ phục vụ khách của nữ hướng dẫn viên và quan trọng hơn cả là chất lượng “hàng” có ngon hay không. Có ông khách còn vin vào nào là vòng 1 xệ, bụng mỡ, rồi chỗ nọ chỗ kia không tốt… để trừ tiền của L”.
Nhiều trường hợp gái đi tour khách nước ngoài, nhằm đúng tên bệnh hoạn bắt làm đủ trò nhục nhã, ê chề, như L. kể lại cô bạn đồng nghiệp còn bị trói chân, trói tay rồi mặc cho khách hành sự vì đó là sở thích của hắn. Dù không muốn nhưng đã trót nhận lời nên cũng đành cam chịu không lại “mất cả chì lẫn chài”.
Thực chất kiểu hành nghề “ngầm” này của một số nữ tour guide không khác gì gái bán dâm, nhưng được bọc lót trong một lớp vỏ đàng hoàng của nghề hướng dẫn viên du lịch, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của những nữ hướng dẫn viên chân chính.
Theo GDVN
Bất hợp lý đào tạo hướng dẫn viên
Có những bất hợp lý về việc cấp thẻ và công nhận sự chuyên nghiệp của một hướng dẫn viên (HDV) du lịch.
Cần thay đổi quy định về việc cấp thẻ đối với HDV quốc tế - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Học 3 tháng trở thành HDV
Theo Thông tư 89/2008 của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, những người được cấp thẻ hành nghề HDV quốc tế cần phải có bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành HDV và một trong các chứng chỉ về ngoại ngữ như: TOEFL 500, IELT 5.5 hoặc TOEIC 650 điểm trở lên. Nếu tốt nghiệp ĐH thuộc các ngành du lịch nhưng không phải chuyên ngành HDV thì phải có chứng chỉ nghiệp vụ HDV du lịch học trong vòng 1 tháng do các trường mà Tổng cục Du lịch cho phép đào tạo. Người tốt nghiệp khối kinh tế, khoa học xã hội nhân văn học 2 tháng, khối ngành khoa học tự nhiên - kinh tế kỹ thuật - công nghệ học lớp 3 tháng.
Hiện tại chưa trường ĐH nào ở VN có ngành HDV mà chỉ là các ngành như VN học, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản lý môi trường và du lịch sinh thái... Chỉ một vài trường đào tạo chuyên ngành HDV nhưng chương trình học chủ yếu giảng dạy lý thuyết và khi ra trường bằng tốt nghiệp không ghi tên chuyên ngành.
Vì quy định này nên dẫn đến thực trạng một kỹ sư tin học hoặc cử nhân cơ khí chỉ cần học nghiệp vụ 3 tháng cộng thêm chứng chỉ tiếng Anh theo tiêu chuẩn là được cấp thẻ HDV du lịch quốc tế. Trong khi đó, một người học chuyên về nghiệp vụ HDV bậc CĐ có chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn, kinh nghiệm làm việc cả chục năm lại không được cấp thẻ vì thiếu bằng ĐH.
Thạc sĩ Phan Bửu Toàn - Phó hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn - cho biết: "Mỗi năm trường mở 4 khóa đào tạo chuyển đổi, mỗi khóa khoảng 50 người học, trong đó có nhiều người là kỹ sư cơ khí, tin học, thủy sản... Tôi nhận thấy việc chuyển đổi trong vòng 2, 3 tháng này không thể biến một cử nhân thành HDV, đặc biệt là HDV quốc tế được. Bởi đây là một nghề đòi hỏi kỹ năng, kinh nghiệm và sự trải nghiệm trong một quãng thời gian dài".
Được biết, sinh viên ngành HDV bậc CĐ được đi "tour" 5 lần trong vòng 3 năm học chưa kể kỳ thực tập vào năm cuối ở các doanh nghiệp lữ hành, thế nhưng nhiều người vẫn còn lúng túng, ngỡ ngàng khi giải quyết các tình huống thực tế. Trong khi đó, ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bậc ĐH, trong 4 năm chỉ đi khoảng 2-3 "tour". Ông Lê Văn Tuyên - phụ trách khoa Tiếng Anh Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, nơi có đào tạo ngành này - nhận định: "HDV quốc tế cần kiến thức chuyên môn và kỹ năng, trong đó có kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, truyền đạt... Một sinh viên bậc CĐ được học 3 năm liên tục chuyên về HDV sẽ hơn hẳn một cử nhân mà chỉ học có 3 tháng".
Bằng cấp hay nghiệp vụ?
Có thể nói HDV là người đầu tiên tiếp xúc trực tiếp với khách nước ngoài, giới thiệu với khách về văn hóa, lịch sử, đất nước, con người VN, do đó rất cần nghiệp vụ giỏi. Ông Nguyễn Đức Chí, Phó phòng Lữ hành Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TP.HCM, chia sẻ: "Trong khi ngành du lịch VN còn nhiều sản phẩm chưa chuyên nghiệp, thì HDV sẽ là người giúp khách nước ngoài đạt độ hài lòng đến mức tối đa. Nước ta có nhiều cảnh đẹp, nhiều di sản thế giới hơn hẳn các quốc gia khác nhưng họ lại không hài lòng do nhiều nguyên nhân, trong đó một phần do HDV quốc tế của ta chưa giỏi". Ông Chí nói thêm, HDV không cần học vị vì thế yêu cầu HDV quốc tế phải có bằng ĐH là một bất hợp lý, bởi thực tế nhiều người giỏi nghề, có kinh nghiệm thì lại không được cấp thẻ trong khi người không có kỹ năng nghiệp vụ, thiếu trải nghiệm lại dễ dàng có thẻ hành nghề. Điều này dẫn đến chất lượng nhân lực không đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Ông Phan Bửu Toàn cho biết có nhiều người học chuyển đổi nghiệp vụ trong vòng 2-3 tháng, sau đó lấy được thẻ hành nghề, tuy nhiên không thể trụ lại được, phải xin việc khác. "Tổng cục Du lịch muốn nâng cao chất lượng HDV quốc tế bằng cách đòi hỏi bằng ĐH, nhưng quy định này lại mang tính hình thức và không có trường ĐH nào ở VN dạy chuyên ngành HDV theo hướng đầu tư dạy nghề mà chỉ dạy chung chung, trong khi HDV là một nghề cần nhiều kỹ năng" - ông Toàn nói.
Theo TNO
Chàng hướng dẫn viên lùn nhất Việt Nam Ít ai biết rằng, anh chàng Phú lùn, có quán nước chè nằm chênh chếch trên phố Hàng Cót, Hà Nội còn là một hướng dẫn viên du lịch vui tính, dí dỏm và nói tiếng Anh "như gió"... Cũng như hàng trăm quán nước nhỏ nơi vỉa hè Hà Nội, với vài điếu thuốc lá, dăm ba chai nước lọc và một...