Nữ TikToker mở bếp ăn 0 đồng: Bật khóc khi bà con được ăn ngon
Thương các hoàn cảnh khó khăn, nhiều người đã đứng lên thành lập những bếp ăn 0 đồng.
Họ không mong gì hơn ngoài việc mang lại những giá trị đẹp, hỗ trợ người lao động nghèo có bữa cơm ngon, cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Nữ TikToker bật khóc trong ngày bếp cơm mở cửa. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok Q.N)
TikToker Q.N là một trong những mạnh thường quân như vậy khi ấp ủ thành lập nên bếp ăn nghĩa tình để hỗ trợ những bữa ăn không đồng cho bà con nghèo. Để điều này thành hiện thực, cô đã chuẩn bị lên kế hoạch từ rất lâu và bật khóc vào ngày khai trương. Ngày đầu tiên bếp đi vào hoạt động, cô bật khóc nói: “Thấy vui nhưng không dám khóc vì sợ mọi người mủi lòng. Nhưng mà vui lắm. Nhiều bà bác vào hỏi có tốn tiền không, mình thấy thương, mình thấy mình làm đúng. Mình không vì thấy ai nói gì mình mà mình bỏ, mình thấy mình làm đúng”.
Cô vui mừng khi bà con có bữa cơm ngon để ăn. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok Q.N)
Cô còn tự tay chuẩn bị món ngon cho mọi người. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok Q.N)
Bếp ăn của cô được hỗ trợ bởi nhiều người đến từ các ngành nghề, tuổi tác khác nhau. Họ chấp nhận làm việc không công, miễn sao mang tới những bữa ăn ngon, đủ dinh dưỡng cho bà con. Có những cô cậu còn rất trẻ, và cả những cụ ông tuổi xế chiều vẫn đăng ký làm thiện nguyện. Một cụ ông gắn bó với bếp cơm tình nghĩa chia sẻ trong video TikTok do Q.N đăng tải: “Thấy Q.N tuổi trẻ nhưng có tinh thần cao thượng, làm quán cơm 0 đồng cho những mảnh đời bất hạnh. Mình cũng có mệt mỏi nhưng mà vì tình thương nhân loạ, vì đồng bào, vì xã hội nên là không còn mệt mỏi nữa. Rất vui khi đồng hành cùng Q.N”.
Video đang HOT
Cụ ông làm việc tại quán chia sẻ, bản thân làm việc tốt nên không thấy mệt mỏi. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok Q.N)
Mọi công đoạn đều đảm bảo vệ sinh. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok Q.N)
Q.N cho biết, mọi công đoạn của quán đều đảm bảo vệ sinh. Mọi người cùng nhau nghiên cứu làm việc sao cho hiệu quả, sạch sẽ và cho ra những món ăn ngon nhất. Hàng ngày, Q.N cũng ghi trên bảng những món ăn ngon để bà con còn biết. Cô hạnh phúc chia sẻ: “Mình sẽ lan tỏa được những thông điệp tích cực này đến thật là nhiều nơi đến tại đất nước Việt Nam để có thể là nhiều bếp ăn 0 đồng.
Cảm ơn tất cả mọi người đã luôn cho N. những lời chúc, chúc N. sức khỏe, chúc N. bình an để N. có thể thực hiện. Cảm ơn bạn bè, thậm chí là những người chưa biết N., thậm chí ở nước ngoài vẫn liên hệ về để đem đến những phần gạo gửi cho bà con. Cảm ơn ông xã luôn ủng hộ để N. có thể hoàn thiện được như ngày hôm nay”.
Các món ăn sẽ được viết sẵn lên bảng cho mọi người cùng biết. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok Q.N)
Đồ ăn của quán được nhiều mạnh thường quân gửi đến ủng hộ. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok Q.N)
Mọi người đến ăn cực kỳ đông. (Ảnh: Chụp màn hình video TikTok Q.N)
Bếp ăn đang hoạt động hiệu quả với số lượng đông đảo bà con ghé ăn mỗi ngày. Mọi người hài lòng với từng suất cơm chính là món quà quý giá nhất dành cho nữ TikToker và những người khác đang làm việc tại căn bếp tình nghĩa.
Nhiều người khó khăn tới mức bữa trưa chẳng dám ăn, tối chỉ gặm ổ bánh mì chống đói. Những bếp ăn tình thương 0 đồng mở ra đã hỗ trợ rất nhiều cho cuộc sống của bà con nghèo. Làm từ thiện là vậy, nó phải chỉn chu và xuất phát từ tận đáy lòng. Chỉ khi mục tiêu hướng tới tốt đẹp thì người thực hiện mới có thể dành mọi tâm huyết, cố gắng mọi cách đưa điều tốt đẹp nhất tới bà con nghèo.
Đức đối mặt với tình trạng nghèo đói
Là một trong những quốc gia giàu nhất thế giới, nhưng Đức đang rơi vào cuộc khủng hoảng khá trầm trọng, lạm phát phi mã, đặc biệt là giá lương thực và năng lượng.
Những dấu hiệu của sự gia tăng nghèo đói và khoảng cách giàu nghèo tại nền kinh tế đầu tàu này đang ngày càng trở nên rõ rệt.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo Parittische Wohlfahrtsverband, tổ chức bảo trợ cho các quỹ phúc lợi xã hội của Đức, hiện có khoảng 13,8 triệu người Đức sống trong cảnh nghèo đói hoặc có nguy cơ trượt xuống dưới mức nghèo đói. Chính phủ Đức cũng bày tỏ lo ngại về khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng gia tăng.
Nghèo đói trong bối cảnh này không có nghĩa là hàng triệu người ở Đức có nguy cơ chết đói hoặc chết cóng mà là tình trạng khó khăn, được đo bằng điều kiện sống trung bình của xã hội. Năm 2021, Đức bị xếp thứ 20 trong bảng các quốc gia giàu trên thế giới, tính bình quân GDP đầu người với 50.700 USD/người/năm ở Đức, so với mức 136.700 USD/người/năm ở Luxembourg, quốc gia giàu nhất thế giới.
Ở châu Âu, mặc dù tương đối ít người sống trong tình trạng nghèo tuyệt đối, nhưng hàng triệu người bị ảnh hưởng do tình trạng nghèo đói so với mức trung bình của cả nước. Điều này có nghĩa là họ phải sống rất hạn chế về vật chất, và chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu bằng cách hạn chế lối sống của mình.
Tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), một người bị coi là có nguy cơ nghèo nếu thu nhập của họ dưới 60% mức trung bình thu nhập ở quốc gia mình. Nếu dưới 50% được coi là nghèo cùng cực. Đối với Đức, điều này có nghĩa là những người độc thân có thu nhập ròng dưới 1.148 euro/tháng (1.114,7 USD/tháng) được coi là dưới mức nghèo khổ. Đối với các bậc cha mẹ đơn thân có một con, con số này là 1.492 euro và đối với một hộ gia đình có đủ cha mẹ và hai con là 2.410 euro.
Người hưởng lương hưu, người già đang gặp khó khăn
Khi lạm phát tăng vọt ở Đức, ngày càng nhiều người sẽ thấy mình không thể đủ sống nếu không được hỗ trợ. Với nhiều người, việc mua đồ ăn hàng ngày như bánh mỳ, sữa, trái cây và rau quả... đang trở nên khó khăn hơn bởi những nhu yếu phẩm này tăng giá ít nhất 12% so với một năm trước. Nếu năm 2020, khoảng 1,1 triệu người sử dụng "ngân hàng thực phẩm", con số này hiện đã lên gần 2 triệu người.
Nghèo đói cũng đang gia tăng ở người cao tuổi. Ngay cả sau nhiều thập kỷ làm việc, lương hưu hàng tháng cũng không đủ để trang trải mọi chi phí. Theo một nghiên cứu mới của Bertelsmann Foundation, tình trạng nghèo đói tuổi già dự đoán có thể ảnh hưởng đến 20% người Đức vào năm 2036.
Người lao động nghèo
Ở Đức, số người không thể sống bằng thu nhập của mình ngay cả khi mức lương tối thiểu đã tăng gần đây. Với 12 euro/giờ, một người độc thân không có con làm việc 40 giờ một tuần sẽ nhận được thu nhập ròng khoảng 1.480 euro/tháng. Mặc dù mức này trên danh nghĩa là cao hơn mức nghèo khổ, nhưng do lạm phát quá cao nên mức lương này vẫn rất khó để chi trả cuộc sống.
Chính phủ Đức có kế hoạch chi 200 tỷ euro để giảm bớt tác động của giá năng lượng cao. Tuy nhiên, con số này sẽ không đủ để bù đắp cho các chi phí bổ sung. Các chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát sẽ vẫn ở mức cao, cuộc sống ở Đức sẽ vẫn đắt đỏ trong tương lai gần, và những người không có tài chính và tiết kiệm ít sẽ là những đối tượng cảm nhận rõ nhất.
Phòng ngừa, ngăn chặn nạn 'tín dụng đen' trong công nhân lao động Thời gian qua, lợi dụng những khó khăn về tài chính của công nhân lao động, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, nạn cho vay nặng lãi hoành hành với các chiêu thức ngày càng tinh vi, được quảng cáo công khai, rộng rãi như dịch vụ hỗ trợ tài chính, cầm đồ, vay nhanh, trả...