Nữ Thủ tướng xinh đẹp lao đao vì anh trai Thaksin
Cơ hội để cựu Thủ tướng nổi tiếng của Thái Lan – ông Thaksin Shinawatra, trở về nước sau 7 năm sống lưu vong ở bên ngoài đang ngày càng trở nên mịt mù sau khi ông cùng một trong những cộng sự thân tín của mình vừa đối mặt thêm với một scandal mới. Người cộng sự này chính là một trong những thành viên trong nội các do em gái ông Thaksin – bà Yingluck Shinawatra dẫn dắt. Scandal này chắc chắn sẽ lại khiến nữ Thủ tướng xinh đẹp thêm một lần phải lao đao.
Nữ Thủ tướng xinh đẹp của Thái Lan đã ngày càng khẳng định vị thế của mình trên chính trường khi dẫn dắt đất nước đi qua được một giai đoạn hòa bình lâu dài như vậy sau nhiều năm liền Thái Lan liên tục chìm trong những cuộc biểu tình bất ổn và bạo loạn khi anh trai của bà bị lật đổ vào thời điểm năm 2006.
Ông Thaksin – người bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2006, được cho là đã có cuộc gặp với Thứ trưởng Quốc phòng Thái Lan – Tướng Yutthasak Sasiprapa hồi cuối tháng trước để thảo luận về việc trở về quê hương của ông này.
Trên mạng Internet và các mạng xã hội của Thái Lan hiện giờ đang lan truyền một đoạn clip âm thanh được cho là ghi lại giọng nói của cựu Thủ tướng Thaksin và vị Tướng quân đội trong một cuộc trò chuyện không chính thức về kế hoạch trở về nước của ông Thaksin.
Bất chấp việc nữ Thủ tướng Yingluck đã lên tiếng bảo đảm rằng nội dung trong đoạn clip nói trên chưa hề được các cơ quan chức năng giám định về độ chính xác thì nó vẫn gây ảnh hưởng lớn đến khả năng trở về của ông Thaksin trong thời gian trước mắt, nghị sĩ thuộc đảng Pheu Thai (“Vì Người Thái”) – ông Cherdchai Tantisirin nhận định.
Bà Yingluck – người hiện đang kiêm nhiệm cả chức Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan, cũng nhanh chóng bác bỏ những lời đồn đoán cho rằng, cuộc gặp được cho là giữa anh trai của bà với Thứ trưởng Quốc phòng có thể làm phương hại đến mối quan hệ làm việc đang suôn sẻ giữa chính phủ được bầu với lực lượng quân đội và thậm chí có thể làm gia tăng sự thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa hai bên.
Video đang HOT
“Những thứ như vậy sẽ chẳng thể gây ảnh hưởng đến quan hệ giữa chính phủ và quân đội”, bà Yingluck tuyên bố đầy mạnh mẽ đồng thời nói thêm rằng tất cả mọi việc ở Thái Lan hiện giờ dường như đang đều bị biến thành một vấn đề chính trị theo cách này hoặc cách khác.
Trong khi đó, bản thân Tướng Yutthasak đã thẳng thừng phủ nhận khả năng giọng nói được ghi lại trong clip được tung lên mạng là của ông.
Một số nghị sĩ ủng hộ chính phủ cho rằng, có thể sẽ mất 2 hoặc 3 năm nữa trước khi ông Thaksin có thể trở về đất nước. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ đều tin tưởng gần như chắc chắn rằng, cựu Thủ tướng Thái sẽ trở về. “Dù nội dung trong đoạn clip được chứng minh là giả hay thật thì nhiều người cũng đã nghe nó rồi”, một nghị sĩ cho hay.
Vì đoạn clip nói trên giờ đây đã trở thành chủ đề bàn tán khắp nơi nên bất kỳ dự luật nào mở đường cho ông Thaksin trở về đều được cho là sẽ kích động lên một làn sóng phản đối quyết liệt bên trong và ngoài Quốc hội, nghị sĩ của đảng Pheu Thai cho biết.
Đất nước Thái Lan đã liên tục đối mặt với những vòng xoáy của tình hình bất ổn chính trị kể từ năm 2006 sau khi cựu Thủ tướng Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự không đổ máu. Kể từ đó, phe ủng hộ ông Thaksin (áo đỏ) và phe chống ông này (áo vàng) thường xuyên mâu thuẫn, tranh cãi với nhau về việc ai có quyền điều hành đất nước.
Giai đoạn bạo lực nhất ở Thái Lan diễn ra năm 2010 khi những người “áo đỏ” Thái Lan thực hiện một cuộc biểu tình chiếm đóng khu vực trung tâm thủ đô Bangkok trong suốt 2 tháng liền nhằm yêu cầu chính phủ chống ông Thaksin từ chức. Các cuộc biểu tình này đã dẫn đến một cuộc đàn áp của quân đội khiến ít nhất 91 người thiệt mạng và hơn 1.700 người bị thương.
Cựu Thủ tướng Thaksin đã đi sống lưu vong ở nước ngoài từ năm 2008 để trốn tránh án tù 2 năm vì tội tham nhũng. Ông này vẫn có uy tín rất lớn trong tầng lớp người dân nghèo nông thôn – những người muốn ông được ân xá và trở về nước để nắm quyền. Tuy nhiên, ông Thaksin lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của tầng lớp hoàng gia, trung lưu ở thủ đô – những người luôn xem ông là một “nhà độc tài và là một mối đe dọa đối với nền quân chủ”.
Được tiếp sức từ bộ máy chính trị đầy mạnh mẽ của ông Thaksin, bà Yingluck đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hồi tháng 8 năm 2011. Ban đầu, bà bị chỉ trích vì thiếu kinh nghiệm chính trị nhưng sau đó nữ Thủ tướng đã giành được nhiều lời khen ngợi vì dẫn dắt đất nước đi qua được những giai đoạn hòa bình lâu dài nhất trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, trong thời gian cầm quyền, bà Yingluck không ít lần phải đối mặt với nguy cơ bị lật đổ vì vấn đề liên quan đến sự trở về của anh trai Thaksin. Vụ scandal mới nhất chắc chắn cũng ảnh hưởng ít nhiều đến vị thế ngày một vững chắc của nữ Thủ tướng xinh đẹp của đất nước Thái Lan.
Theo VTC
Vì sao ông M.Morsi bị mất chức?
Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi - vị tổng thống được dân bầu theo đúng các quy trình dân chủ chỉ một năm trước - đã bị quân đội lật đổ trong sự reo hò phấn khởi của dân chúng. Đáng nói là đa số những người reo hò, khi ông M.Morsi bị lật đổ, lại chính là những người một năm trước từng tín nhiệm bỏ phiếu bầu cho ông M.Morsi vào vị trí Tổng thống Ai Cập. Vì sao vậy?
Ai Cập vẫn đang chìm trong bạo lực
Vì sao ông M.Morsi bị mất chức?
Theo dõi tình hình Ai Cập, mọi người còn nhớ hai năm trước, ngọn lửa tự thiêu của một người bán hàng rong trên đường phố của Tunisia, đã châm ngòi cho phong trào "Mùa xuân Ả Rập". Chính quyền của cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak cũng bị lật đổ trong phong trào này, lúc đó quân đội cũng đóng "vai chính". Người dân Ai Cập cũng đổ ra đường ăn mừng vì tin rằng, cuộc cách mạng dân chủ cuối cùng đã thành công.
Sau đó, sự kiện người dân được thực hiện quyền bầu cử chọn ra người đứng đầu quốc gia, thay cho các quân nhân, được người dân Ai Cập và cả giới quan sát quốc tế cho rằng đó là một thắng lợi của nền dân chủ, và người Ai Cập khi đó tràn đầy hy vọng rằng, tân Tổng thống M.Morsi có "phép màu nhiệm" sẽ giải quyết ngay được những vấn đề bức xúc của đất nước.
Thế nhưng, trong thời gian nắm quyền một năm, ông Morsi hầu như đã không làm thay đổi được tình hình kinh tế tồi tệ ở Ai Cập. Tỉ lệ thất nghiệp không thuyên giảm, giá thực phẩm leo thang, các nguồn cung cấp nhiên liệu, khí đốt không ổn định... Bên cạnh đó, những cáo buộc của người phản đối ông Morsi về chính quyền của ông thực hiện những chính sách khép kín. Đó là việc những chiếc ghế quan trọng trong Chính phủ Ai Cập dưới thời ông Morsi được chia cho các lãnh đạo của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo - tổ chức đã liên minh với Đảng Tự do và Công lý của ông Morsi trong cuộc bầu cử hồi tháng 6.2012.
Thế là sau hơn 30 năm "ngủ say" dưới sự cai trị của chính quyền ông Hosni Mubarak, người dân Ai Cập lại rơi vào thất vọng, vì chẳng có một "bữa sáng thịnh soạn" được bày ra ngay sáng hôm sau cuộc bầu cử dân chủ, như họ chờ đợi!
Chưa ai biết tương lai của người dân Ai Cập hiện đang chìm trong bạo lực, trước khi tìm được một chính phủ có khả năng bình ổn đất nước?
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Ai Cập càng trở nên sâu sắc và đáng lo ngại, sau khi hàng loạt tiếng súng nổ phát ra từ đám đông ủng hộ tổ chức Huynh đệ Hồi giáo ở Ai Cập đang biểu tình bên ngoài trụ sở Lực lượng Vệ binh cộng hòa - nơi Tổng thống Morsi đang bị quản thúc - lúc rạng sáng 8.7. Theo thông tin từ Bộ Y tế Ai Cập, ít nhất 40 người chết và hơn 300 người khác bị thương trong vụ này.
Người phát ngôn quân đội Ai Cập thông báo, thủ phạm là "một nhóm khủng bố có vũ trang", và trong số các nạn nhân thiệt mạng có một sĩ quan quân đội. Tuy nhiên, người phát ngôn của Huynh đệ Hồi giáo và các nhân chứng tại hiện trường lại nói rằng, chính lực lượng quân đội đã nã súng trước vào đám đông biểu tình, mở màn cho vụ bạo lực đẫm máu trên.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Đảng Salafist Al-Nur của Ai Cập tuyên bố rút khỏi cuộc đàm phán thành lập chính phủ mới. "Chúng tôi đã quyết định ngay lập tức rút khỏi tất cả các cuộc đàm phán nhằm phản đối vụ thảm sát bên ngoài trụ sở chính của Lực lượng Vệ binh Cộng hòa" - ông Nadder Bakkar - Người phát ngôn của Đảng Salafist Al-Nur thông báo. U.M
Theo LĐO
Sự sụp đổ ở Ai Cập - cơ hội vàng của Obama? Hôm 3/7, trong cuộc họp với những trợ lý an ninh quốc gia hàng đầu để xác định xem nên phản ứng thế nào với việc tiếp quản quân sự ở Ai Cập, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một sự lựa chọn khó khăn. Một là cáo buộc những gì đã diễn ra ở Ai Cập là một cuộc đảo chính...