Nữ thống đốc Tokyo đối đầu với Thủ tướng Nhật
Trong khi Thủ tướng Shinzo Abe muốn hạn chế hệ quả kinh tế, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike muốn tập trung kiềm chế Covid-19.
Giống như Tổng thống Mỹ Trump và Thống đốc New York Andrew Cuomo, chính trường Nhật cũng chứng kiến lập trường đối nghịch giữa lãnh đạo quốc gia và địa phương. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị chỉ trích thiếu quyết đoán chống Covid-19 vì muốn tránh tổn thương kinh tế. Trong khi đó, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike phản ứng kiên quyết hơn trước Covid-19. Các cuộc họp báo hàng ngày của Koike, những thông điệp rõ ràng và phong cách dễ gần đã nâng cao danh tiếng của bà.
Thống đốc Yuriko Koike trong cuộc họp báo hồi tháng 4. Ảnh: Reuters.
Căng thẳng bắt đầu gia tăng vào tháng ba khi tình hình dịch diễn biến phức tạp ở Tokyo và Koike nhấn mạnh cần phải phong tỏa thành phố. Ngày 7/4, Abe tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và 6 tỉnh khác nhưng nhấn mạnh đây không phải là phong tỏa.
Hồi tháng 4, Koike muốn đóng cửa các hoạt động kinh doanh không thiết yếu. Trong khi đó, Yasutoshi Nishimura, quan chức phụ trách chống dịch của Abe, muốn trì hoãn việc này hai tuần. Cuối cùng, lệnh đóng cửa được thi hành, nhưng Koike vẫn phải cho phép nhiều cơ sở như tiệm cắt tóc hay quán bar tiếp tục mở cửa.
Trong khi Abe và phụ tá nhấn mạnh sự cần thiết phải hạn chế thiệt hại kinh tế trong bất kỳ gói biện pháp ngăn chặn virus nào, Koike nhấn mạnh “cần bảo vệ mạng sống người dân Tokyo”. Nhật ghi nhận hơn 16.000 ca nhiễm và gần 700 người chết.
Bà sử dụng các biểu đồ, biểu ngữ với các cụm từ đơn giản như “rủi ro nghiêm trọng”. Bà còn trả lời phỏng vấn của một YouTuber nổi tiếng để truyền thông điệp rõ ràng hơn nhiều so với Abe.
Video đang HOT
“Các chính sách của bà ấy rất rõ ràng và khả năng truyền tải thông điệp là lợi thế”, Yu Uchiyama, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tokyo, nói.
Koike đã giành được cảm tình của nhiều người. Bà từng yêu cầu các phóng viên giữ khoảng cách với nhau: “Các bạn đứng quá gần nhau rồi”. Lời cảnh báo của bà trở nên nổi tiếng và truyền cảm hứng cho một trò chơi trên điện thoại thông minh về giãn cách xã hội. Những chiếc khẩu trang màu pastel cũng giúp bà có thêm người ủng hộ.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 14/5. Ảnh: Reuters.
Một cuộc thăm dò được Sankei và Fuji News Network thực hiện vào giữa tháng 4 cho thấy 74% số người được hỏi ủng hộ biện pháp chống dịch mạnh mẽ của Tokyo trong khi 12,5% ủng hộ cách tiếp cận nhẹ hơn của chính quyền trung ương. Cứ ba người thì có hai người không tán thành cách phản ứng của chính quyền trung ương đối với Covid-19.
“Những cuộc họp báo đúng trọng tâm, yêu cầu người dân có ý thức trách nhiệm, ở nhà và ‘cách biệt cộng đồng’ có tác động lớn”, Jeff Kingston, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Temple Nhật Bản cho biết. “Ngược lại, Abe giống như Hamlet, không quyết đoán trong quá lâu trước khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia”, ông nói thêm.
Sự cạnh tranh giữa Abe và Koike đã kéo dài từ lâu. Bà từng là bộ trưởng quốc phòng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Abe vào năm 2007 nhưng chỉ giữ ghế 54 ngày trước khi từ chức. Sau khi thất bại trong cuộc đua vào vị trí lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do, bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử thống đốc Tokyo dù không được đảng ủng hộ và sau đó tách ra để thành lập đảng của riêng mình.
Một số người cảm thấy Koike đang thể hiện tham vọng trở thành lãnh đạo quốc gia. “Gần đây, bà ấy đưa ra những bình luận cho thấy bà ấy không chỉ nói với tư cách thống đốc và với người dân Tokyo mà với người dân Nhật Bản nói chung”, Uchiyama nói. “Có thể hình dung được bà ấy sẽ trở thành ứng viên cho vị trí thủ tướng”.
Tuy nhiên, Abe không chỉ bị so sánh với Koike, bà không phải lãnh đạo khu vực duy nhất lên tiếng đối nghịch với chính quyền trung ương. Yoshinobu Nisaka, thống đốc Wakayama, đã không tuân thủ quy định của chính phủ trung ương mà khởi động chiến lược xét nghiệm và truy tìm ráo riết nhằm dập ổ dịch hồi tháng hai. Wakayama sau đó được coi là hình mẫu chống dịch.
Ở miền bắc Nhật Bản, uy tín của Thống đốc Hokkaido Naomichi Suzuki, 39 tuổi, tăng vọt sau khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào cuối tháng hai trước chính quyền trung ương. Thống đốc Osaka Hirofumi Yoshimura, 44 tuổi, phàn nàn rằng chính quyền trung ương thiếu định hướng rõ ràng và quyết định thiết kế chiến lược xử lý virus của riêng mình.
Chính phủ Nhật Bản ngày 15/5 dỡ tình trạng khẩn cấp quốc gia ở 39 trong số 47 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp quốc gia vẫn được duy trì ở 8 tỉnh thành còn lại, bao gồm Tokyo, Osaka và Hokkaido.
“Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương trước đây giống như chủ – tớ”, nhà phân tích chính trị Atsuo Ito nói. Nhưng chính quyền địa phương gần gũi hơn với người dân nên họ phải phản ứng ngay lập tức. Những gì chúng ta đang thấy là đối với các vấn đề đòi hỏi có phản ứng khẩn cấp, chính quyền địa phương có thể hành động trước và chính quyền trung ương phải theo chân, dù miễn cưỡng”.
Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị phương án ban bố tình trạng khẩn cấp
Thủ tướng Abe dự kiến sẽ có cuộc họp với các cố vấn dịch bệnh cho chính phủ trong ngày 6/4, giữa lúc hiện xuất hiện một số thông tin cho biết ông sẽ sớm ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 7/4.
Người dân đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản ngày 6/4/2020. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu chuẩn bị cho phương án ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại quốc gia Đông Bắc Á này, đặc biệt khi số ca nhiễm tại thủ đô Tokyo và các khu vực khác tăng vọt.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ có cuộc họp với các cố vấn dịch bệnh cho chính phủ trong ngày 6/4, giữa lúc hiện xuất hiện một số thông tin cho biết ông sẽ sớm ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong ngày 7/4.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các ca nhiễm liên tục tăng tại nhiều địa phương ở Nhật Bản, trong đó thủ đô Tokyo trong ngày 5/4 đã ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục là 148 ca, khiến chính phủ phải cân nhắc đưa ra những biện pháp quyết liệt hơn.
Trước đó, Thống đốc Tokyo Yuriko Koike đã kêu gọi cư dân thành phố tránh ra ngoài nếu không cần thiết trong những ngày cuối tuần và khuyến khích họ làm việc tại nhà.
Quan chức này dự kiến sẽ trình bày những tác động của việc ban bố tình trạng khẩn cấp đối với thủ đô tại buổi họp báo vào cuối ngày 6/4.
Theo một số nguồn tin, việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ chỉ áp dụng đối với một số khu vực có số người nhiễm gia tăng nhanh chóng, thay vì biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt được nhiều nước khác trên thế giới đang triển khai.
Việc ban bố này sẽ cho phép thống đốc các khu vực bị ảnh hưởng được quyền yêu cầu, song không phải ra lệnh, người dân ở trong nhà và kêu gọi mọi hình thức kinh doanh tụ tập đông người đóng cửa.
Chỉ thị này cũng cho phép huy động các khu đất và tòa nhà phục vụ cho các mục đích y tế. Tuy nhiên, việc khuyến cáo người dân ở trong nhà không mang tính chất ràng buộc về mặt pháp lý.
Ngoài ra, các phương tiện giao thông công cộng vẫn sẽ tiếp tục hoạt động và các siêu thị, ngân hàng cũng như bệnh viện vẫn mở cửa.
Cho tới nay, Nhật Bản ghi nhận khoảng 3.650 trường hợp mắc COVID-19 trên cả nước. Ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận tại nước này là vào giữa tháng Một. Thủ tướng Abe đã kêu gọi đóng cửa trường học trên toàn quốc từ tháng Hai nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan./.
Phương Oanh
Haruki Murakami tổ chức buổi phát thanh để 'xua tan nỗi lo virus' Tiểu thuyết gia người Nhật Haruki Murakami sẽ tổ chức buổi phát thanh đặc biệt để động viên tinh thần người dân cả nước trong thời điểm căng thẳng của đại dịch Covid-19. Murakami, một trong những nhà văn nổi tiếng nhất Nhật Bản, tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Rừng Na Uy xuất bản năm 1987, sẽ chơi những bản...