Nữ thần phép thuật Isis – Người mẹ vĩ đại của Ai Cập
Bà là một nữ thần mẹ vĩ đại, một nữ thần chim, một nữ thần vùng địa ngục, đem lại sự sống cho người chết và là nữ thần của vùng nước nguyên thủy.
Isis là vị thần quan trọng và mạnh mẽ bậc nhất thế giới thần thoại Ai Cập nhờ vào sức mạnh ma thuật của bà mà không vị thần nào sánh được. Sau đó bà đã chuyển quyền lực sang cho con trai của mình là thần Horus – Vua của bầu trời.
Hình tượng Nữ thần Isis cổ.
Nữ thần Mẹ hết lòng vì chồng con
Isis (hay Aset, Ast, Iset, Uset ) là một trong những vị thần lâu đời nhất của Ai Cập cổ đại. Bà là người con thứ hai của thần Geb và thần Nut, là chị em với Osiris (cũng là chồng bà sau này), Seth và Nephthys. Bà có người con trai là Horus. Isis là vị thần nằm trong bộ 9 vĩ đại của Heliopolis trong tôn giáo Ai Cập cổ đại. Bà đội trên đầu ngai vàng của Pharaoh, tay cầm quyền trượng và thường liên kết sức mạnh với nhiều vị nữ thần khác. Bà thường được thể hiện với đôi cánh lớn dang rộng chê chở và bà đôi khi được xem như là sự nhân hóa của chiếc ngai vàng.
Chữ tượng hình của tên bà có hình một chiếc ngai và hai chân xếp lại của bà được thấy giống như chiếc ngai vua của Ai Cập. Isis giúp chồng mình là Osiris đem lại nền văn minh cho Ai Cập bằng cách dạy phụ nữ nghiền bắp lấy bột cũng như việc kéo tơ dệt vải. Bà cũng dạy cho dân chúng nghi thức của hôn lễ. Trong truyền thuyết của người Ai Cập, Isis chính là người đã đi tìm các mảnh xác của chồng để ghép lại và dùng phép thuật của mình hồi sinh thần Osiris.
Khi đó thần Osiris rời Ai Cập để đi khắp thế giới thì Isis thay ông cai trị đất nước một cách khôn ngoan và tốt đẹp. Cho rằng mình mới xứng đáng là người kế vị ngai vàng, thần Seth luôn tỏ ra đố kỵ, ghen tức với người anh Osiris hiền lành của mình. Vì vậy, Seth đã nhân cơ hội lừa anh mình vào chỗ chết. Nghe tin cái chết của Osiris dưới tay ác thần Seth, bà rất đau buồn. Bà cắt tóc, mặc đồ tang và lên đường tìm xác chồng.
Một đám trẻ mách với Isis rằng chúng thấy chiếc hòm bọc xác Osiris trôi trên song Nile và đã đổ ra biển. Cuối cùng chiếc hòm trôi giạt vào bên dưới một cây lớn mỹ miều trên bờ biển Byblos, ở Lebanon. Cây này tức thì lớn lên thật nhanh đến nỗi thân cây bọc lấy chiếc hòm. Nghe nói về thân cây kỳ lạ, hoàng đế của Byblos truyền lệnh đốn cây kia đem về cung, dùng đỡ mái nhà.
Tin tức về thân cây đặc biệt ấy lan truyền nhanh chóng. Isis đoán ngay được điều gì đã xảy ra và vội vàng đi đến Byblos, tại đây bà cải trang ngồi bên một giếng nước tại trung tâm thành phố. Khi một số tỳ nữ của hoàng hậu ra giếng lấy nước, Isis tết tóc cho họ và thổi vào tóc một mùi nước hoa huyền diệu khiến cho chẳng bao lâu sau đó hoàng hậu đã cho mời Isis vào và cho làm vú nuôi cho hoàng tử.
Mỗi đêm, Isis đặt đứa bé con hoàng hậu vào trong ngọn lửa bất tử, còn mình thì biến thành một con chim bay lượn xung quanh cây cột bên trong có xác của Osiris. Một tối kia hoàng hậu bước vào trong phòng, thấy con mình nằm trong đống lửa, bà thất kinh hét to một tiếng, do đó làm cho đứa bé mất đi cơ hội trở thành bất tử. Isis bèn tiết lộ thân thế của mình và xin nhận cây cột về.
Thỉnh cầu của bà được chấp thuận và cuối cùng Isis đã tìm thấy xác của Osiris. Isis đem Osris giấu trong vùng đầm lầy, bảo Nephthys canh giữ còn Isis đi hái thảo dược để hồi sinh Osiris. Seth nghe tin Isis tìm được xác Osiris, dụ dỗ và hỏi Nephthys ra chỗ cất giấu, Seth băm xác Osiris làm 14 mảnh rải khắp Ai Cập.
Hình vẽ 3D về Nữ thần Isis.
Một lần nữa Isis lại đi khắp nơi tìm kiếm từng bộ phận cơ thể của chồng, đem quấn băng ướp xác lại. Isis dùng quyền năng phép thuật khiến Osiris hồi sinh. Ông tuy hồi sinh nhưng không thể sống tiếp tục ở dương gian. Trước khi đi xuống địa ngục, Osiris và Isis đã có với nhau một người, đó là Horus – vua của bầu trời. Thần Ra sau đó đã phong cho Osiris làm Vua của cõi âm. Isis một tay nuôi dưỡng Horus, hai mẹ con lẩn trốn để tránh bị Seth truy sát.
Theo bảo vệ hai mẹ con là bảy con bò cạp do nữ thần bò cạp Selket phái đi. Có một lần, Isis giả làm bà lão nghèo đi xin thức ăn của một phụ nữ phàm trần giàu có, người phụ nữ đó khinh thường nên từ chối. Nữ thần Selket bất bình thay Isis, nên đã kêu bò cạp giết chết đứa con của người phụ nữ giàu có. Khi biết tin, Isis đã hồi sinh đứa trẻ, Selket cảm thấy xấu hổ cho hành động của mình nên nguyện trở thành thần bảo vệ trẻ em tránh khỏi nọc độc.
Khi trưởng thành, Horus đã đến tìm Seth để đòi lại ngai vàng của cha mình. Horus và Seth đấu nhau hơn 80 năm vẫn bất phân thắng bại. Để giúp con trai mình, Isis đã tố cáo và đưa Seth lên hội đồng các vị thần. Sau phiên sét xử, Horus trở thành vị Pharaoh thứ 5 cai quản Ai Cập (4 vị pharaoh đầu tiên: Atum/Ra, Shu, Geb, Osiris) còn Seth bị đầy ra sa mạc khô cằn.
Nữ thần của phép thuật tối cao
Cũng trong thần thoại, khi Horus lên làm Pharaoh còn Ra đã già nua. Để lấy nguồn sức mạnh pháp thuật của thần Ra, Isis đã dùng nước dãi của ngài khi đang ngủ để tạo ra một con rắn độc mà chỉ có nữ thần mới có thuốc giải. Isis để cho nó cắn Ra khi thần bước lên chiếc thuyền mặt trời của mình, và chỉ đồng ý chữa cho ông khi ông cho bà biết tên bí mật.
Trong thần thoại Ai Cập, mỗi vị thần đều có một tên bí mật riêng, chỉ bản thân biết, không chia sẻ cho ai. Khi nắm giữ tên bí mật của một vị thần, người đó có khả năng sở hữu quyền năng, thậm chí sai khiến được vị thần đó. Ra không chịu nổi cơn đau nên đồng ý.
Nhờ biết được cái tên bí mật của thần Ra, Isis càng quyền năng hơn và sau đó truyền lại cho Horus, khiến Horus có quyền năng như thần Ra. Tới nay, nữ thần vẫn được thờ phụng ở nhiều quốc gia. Bà cũng là một trong những vị thần quan trọng được thờ cúng rộng rãi, đầu tiên ở Ai Cập, đến tận Hy Lạp và khắp đế quốc La Mã. Nữ thần đại diện cho sứ mệnh của người mẹ và vợ, bảo hộ cho thiên nhiên, ma thuật. Là bạn của những nô lệ, những nghệ nhân, những người bị áp bức.
Ngoài ra nữ thần còn là thần của trẻ con, hôn nhân, sức khỏe, là người bảo vệ những người đã qua đời. Tên “Isis” nghĩa là ngai vàng, nữ thần là hiện thân của ngai vàng, vật đại diện cho quyền lực của các Pharaoh. Điều này cũng chứng tỏ điều mà người Ai Cập quan niệm, Pharaoh là con của Isis, người được nữ thần dẫn dắt để ngồi lên ngai vàng.
Đền thờ nổi tiếng của Isis là tại Behbeit El-Hagar, ở đồng bằng sông Nile. Người ta tin rằng sông Nile mỗi năm một đầy thêm vì những giọt nước mắt Isis nhỏ xuống cho Osiris, khi thần chết đi và sống lại qua các nghi lễ mỗi năm.
Thần Mặt Trăng Khonsu và nguồn gốc 365 ngày trong năm
Đây là vị thần có ảnh hưởng lớn trong sự ra đời của năm vị thần vĩ đại Osiris, Horus, Isis, Seth và Nephthys. Khonsu là vị thần tạo ra sự sống mới trong tất cả các sinh vật sống.
Ông kết hợp với thần Amun-Ra và thần Mut tạo thành 'Bộ ba Thebes'. Vào thời Vua Ramses III đã cho xây dựng một ngôi đền thờ Khonsu tại Thebes, đặt tên là 'Nefer-hetep, nhà của Khonsu'.
Nguồn gốc 365 ngày trong năm
Khonsu (cũng viết là Chonsu, Khensu, Khons, Chons, Khonshu) là thần cai quản Mặt trăng của Ai Cập cổ đại. Tên ông có nghĩa là "Người du hành", xuất phát từ những chuyến đi vào ban đêm của thần trên mặt trăng. Bạn đồng hành của ông là thần Thoth - vị thần trí tuệ. Ông cũng nắm giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra vũ trụ.
Thần Khonsu thường xuất hiện với bộ dạng một xác ướp, đầu đội chiếc đĩa mặt trăng, tay cầm móc - néo và vương trượng với 3 biểu tượng quyền lực (được cho là liên kết sức mạnh với thần Osiris). Đôi khi ông được miêu tả như một người đàn ông với đầu chim ưng, tương tự 2 thần Ra và Horus nhưng đầu đội đĩa mặt trăng. Khonsu là con của thần AmunRa và Mut hoặc con của Amun-Ra với nữ thần Hathor. Vợ thần là nữ thần mèo Bastet.
Thần là một vị cổ thần có tuổi, tức là một vị thần đáng kính và lão luyện. Nhưng kết cục vẫn thua Thoth phần trí tuệ. Người ta nói rằng khi Khonsu tạo ra trăng khuyết, vầng trăng ấy sẽ khiến phụ nữ mang thai , đàn gia súc trở nên phát triển tốt hơn, bầu không khí xung quanh trở lên trong lành và kỳ diệu. Bên canh đó, Khonsu được thờ phục như vị thần của chữa bệnh, ông được xem là một vị thần y học, do đã chữa lành bệnh cho vua Ptolemy IV và công chúa Bekheten.
Thần Mặt Trăng trong thần thoại Hy Lạp
Tuy nhiên, vào thời kì đầu Ai Cập cổ đại, ông được xem là một vị thần hung ác và nguy hiểm. Khonsu được miêu tả là một vị thần khát máu, chuyên giết những kẻ thù của Pharaoh và lấy nội tạng của họ. Trong "Thánh ca Cannianl", Khonsu là vị thần khát máu. Vào thời Tân vương quốc, ông được thờ với hình ảnh một vị thần hiền từ.
Theo thần thoại, khi các thần còn trị vì trên đất Ai Cập, một năm chỉ có mỗi 360 ngày. Một ngày nọ, thần Ra toàn năng nhận được lời tiên tri rằng một người con của Đất và Trời sẽ lật đổ ngài. Khi đó, hai vị thần Shu và Tefnut kết hôn với nhau, lại đẻ ra một nam một nữ là thần đất Geb và thần bầu trời Nut. Hai anh em họ muốn lấy nhau nhưng vấp phải sự phản đối của thần Ra. Khi thấy hai vị thần Geb và Nut ôm nhau say đắm, thần Ra vô cùng tức giận đã lệnh cho Shu phải chia tách họ ra bằng cách đưa Nut lên trời cao và đè Geb xuống đất. Khi biết Nut có thai, thần Ra tuyên bố Nut "sẽ không sinh con vào bất cứ ngày nào trong năm".
Bấy giờ, 1 năm chỉ có 360 ngày. Nut buồn và tìm đến nhờ cậy thần trí tuệ Thoth, sau khi biết được chuyện nên Thoth đã tìm cách giúp bà. Ông cùng Khonsu đánh cờ, và giao ước nếu Khonsu thua thì phải đưa cho Thoth một phần ánh sáng của mình, còn nếu Khonsu thắng thì sẽ được giết Thoth ngay lập tức.
Ván cờ diễn ra thâu đêm suốt sáng, và trong khoảng thời gian đó người thắng luôn là Thoth. Đơn giản Thoth là vị thần trí tuệ nên Khonsu đã thua ông rất nhiều lần, và số ánh trăng thu được đủ tạo thêm 5 ngày nữa. Năm này mà được thần Thoth tạo ra được gọi là "năm ngày đen tối" và đó chính là năm ngày cuối năm. Trong 5 ngày này, Nut đã hạ sinh 5 vị thần: Osiris, Isis, Set, Nephthys và trong một số truyền thuyết, có cả Horus. Về sau, khi các giáo phái khác nhau hình thành, Horus trở thành con trai của Isis và Osiri. Và cũng từ đây một năm có đến 365 ngày chứ không phải là 360 ngày nữa.
Lễ hội mừng năm mới của Ai Cập cổ đại
Thời cổ đại, đối với người dân Ai Cập thì mỗi dịp cuối năm đều có thể là thời gian tồn tại cuối cùng của mình. Do đó, khi mà các dân tộc trên thế giới đều đón chào năm mới bằng việc ăn mừng cùng những lễ hội vui vẻ, thâu đêm thì với người dân sông Nile cổ đại, đó là một khoảng thời gian của sự trang nghiêm và sợ hãi.
Họ không thể biết chính xác năm mới sẽ đến khi nào, bởi sự kiện này phụ thuộc vào thời gian bắt đầu ngập lụt hàng năm của sông Nile. Mọi việc trở nên tồi tệ hơn khi họ không có những biện pháp để chống chọi lại những đợt lũ lụt đều đặn ấy. Việc đóng cọc cao hơn so với mực nước sẽ khiến phù sa không thể tràn vào để tạo nên lớp đất màu mỡ và họ có thể chết đói trong vụ mùa tới; ngược lại, nếu nước dâng lên quá cao, người dân có thể bị chết đuối...
Sự căng thẳng và lo lắng càng tăng lên khi tín ngưỡng nơi đây tồn tại quan niệm cho rằng, thần Khonsu đã viết xong "Cuốn sách kết thúc của Năm" ("The Book of the End of the Year"), trong đó có danh sách những người được sống và ai sẽ chết trong năm tới. Các vị linh mục đã phải tìm mọi cách để bảo vệ người dân với những câu thần chú ma thuật trong "Cuốn sách ngày cuối cùng của Năm" ("The Book of the Last Day of the Year"), được viết trên giấy cói.
Tuy rằng ai cũng đeo cuốn sách này quanh cổ, nhưng không họ dám đi bộ ra những vùng lân cận, đặc biệt là khi với một cái cổ không có gì trong các ngày có đầy rẫy những nguy hiểm rình rập. Các mối lo ngại và sự sợ hãi trong khoảng khắc đón chào năm mới cho thấy cuộc sống rất mong manh và bấp bênh của người Ai Cập lúc đó. Nơi đây đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về năm mới. Bởi cuộc sống đương thời của họ gắn với sông Nile nên sự xuất hiện của năm mới đã gắn liền với hiện tượng lũ lụt hàng năm.
Theo truyền thuyết, thần Sah (Orion) và Sopdet (Sirius) bị địa ngục Duat nuốt chửng trong thời gian Xuân phân và 70 ngày sau, các vị thần đó đã xuất hiện trở lại. Sự kiện này diễn ra hàng năm ngay trước khi vùng đất sông Nile bị ngập lụt. Thế giới Manu là nước nguyên sinh của sự sáng tạo, do thần Nun làm chủ, sẽ tuôn trào trong tháng chín Tepi, thời gian vô tận của cõi vĩnh hằng.
Do bị chi phối bởi sự kiện lũ lụt hàng năm của sông Nile, nên ngày Tết của người Ai Cập cổ không được tổ chức vào một ngày cố định. Thông thường, năm mới của họ rơi vào tháng 7, trùng với ngày Hạ chí. Theo lịch của cư dân bản địa đương thời, thời gian trong năm được tính là 360 ngày. Thời gian giao thời của cuối năm cũ - đầu năm mới được gọi là "5 ngày của năm", trong đó, ngày đầu tiên được quan niệm là thời gian tái sinh của thần Sah - vị thần của sự sống và sự phục sinh.
Trong thời hạn 5 ngày đó, ngôi sao Sirius sẽ xuất hiện trở lại trên bầu trời và chòm sao Orion sẽ trở nên hữu hình. Điều này trở nên quan trọng kể từ khi Sirius được coi là biểu hiện của tâm hồn Sopdet và Orion là biểu hiện của Sah. Đây là cuộc hội ngộ của người Mẹ và người Cha thánh thần. Với những người làm nhiệm vụ cắt xẻ đá và trang trí các ngôi mộ Hoàng gia trong Thung lũng những vị vua, họ có tổng số 9 ngày nghỉ: 1 ngày cuối cùng của năm, 5 "ngày của năm" và 3 ngày đầu tiên của năm mới. Đây cũng là dịp để người Ai Cập tiến hành các lễ kỷ niệm tuyệt vời với việc ăn uống no nê.
Tượng nhân sư nổi tiếng Ai Cập từng suýt biến mất khỏi Trái đất Tượng nhân sư là một trong những kiến trúc vĩ đại nhất của người Ai Cập cổ đại trường tồn suốt nhiều thế kỷ. Thế nhưng công trình này từng suýt biến mất khỏi Trái đất nếu không có sự can thiệp của con người. The Great Sphinx of Giza là tên gọi của tượng nhân sư khổng lồ canh gác cho đền...