Nữ thẩm phán da màu đầu tiên của Tòa án Tối cao Mỹ nhậm chức
Tòa án Tối cao Mỹ chính thức có nữ thẩm phán da màu đầu tiên trong lịch sử sau lễ tuyên thệ nhậm chức của bà Ketanji Browj Jackson.
Thẩm phán Jackson tuyên thệ nhậm chức (Ảnh: Tòa án tối cao Mỹ).
Trong một buổi lễ được tổ chức tại Tòa án Tối cao Mỹ vào tối 30/6, Thẩm phán Ketanji Brown Jackson đã tuyên thệ nhậm chức, qua đó trở thành nữ thẩm phán da màu đầu tiên trong lịch sử cơ quan lập pháp quyền lực nhất Mỹ.
Buổi lễ được chủ trì bởi Chánh án John Roberts. Thẩm phán Stephen Breyer, người nghỉ hưu và nhường vị trí cho bà Jackson, cũng có mặt và giúp người kế nhiệm đọc lời tuyên thệ.
Trước đó, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn bà Ketanji Brown Jackson trở thành thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ vào ngày 7/4. Đây được xem là quyết định có tính lịch sử vì bà Jackson là người phụ nữ da màu đầu tiên đảm nhận vị trí này.
Video đang HOT
Bà Jackson, 51 tuổi, người có kinh nghiệm 9 năm làm thẩm phán tòa phúc thẩm liên bang, đã nhận vị trí trên với số phiếu ủng hộ và phản đối lần lượt là 53 và 47.
Thẩm phán Ketanji Brown Jackson (Ảnh: AP).
Sau khi tốt nghiệp Trường luật Harvard, bà Jackson từng làm việc như một trợ lý cho các thẩm phán Patti Saris tại Tòa án Quận Massachusetts và thẩm phán Bruce Selya tại Tòa Phúc thẩm Khu vực 1. Sau đó, bà hành nghề luật sư tại công ty luật Miller Cassidy Larroca & Lewin ở thủ đô Washington D.C. Bước ngoặt trong sự nghiệp của bà Jackson đến vào năm 1999 khi bà vượt qua rất nhiều ứng viên khác để trở thành trợ lý cho thẩm phán Stephen Breyer trong vòng một năm.
Năm 2009, bà Jackson được cựu Tổng thống Barack Obama đề cử làm phó chủ tịch của Ủy ban Hình phạt liên bang Mỹ, một cơ quan độc lập trong hệ thống tư pháp với nhiệm vụ chính là ban hành Bộ hướng dẫn áp dụng hình phạt mà các cơ quan Công tố và Tòa án liên bang đều phải tham chiếu trước khi đưa ra các quan điểm và quyết định về hình phạt.
Sự nghiệp thẩm phán của bà Jackson bắt đầu vào năm 2012 khi một lần nữa cựu Tổng thống Obama đề cử bà vào vị trí thẩm phán của Tòa án Quận Washington D.C. Đề cử của bà nhận được sự phê chuẩn của Thượng viện vào ngày 22/3/2013. Thẩm phán Jackson tuyên thệ nhậm chức vào tháng 5 năm 2013. Mối lương duyên của bà và thẩm phán Stephen Breyer của Tòa án Tối cao Mỹ được tiếp tục khi buổi lễ tuyên thệ của bà được chủ trì bởi đích thân thẩm phán Breyer.
Bà Jackson sẽ là thẩm phán Tòa án Tối cao da màu thứ 3, sau ông Thurgood Marshall và Clarence Thomas. Bà là nữ thẩm phán Tòa án Tối cao thứ 6 trong lịch sử. Sau khi nhậm chức, Tòa án Tối cao có 4 nữ thẩm phán, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan này có 4/9 thẩm phán là phụ nữ.
Ông Ferdinand Marcos Jr. tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 17 của Philippines
12h ngày 30/6, tại Bảo tàng Quốc gia ở thủ đô Manila, ông Ferdinand Bongbong Romualdez Marcos Jr. đã tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành tổng thống thứ 17 của Philppines.
Ông Ferdinand Bongbong Romualdez Marcos Jr. chính thức trở thành tổng thống Philppines thứ 17. Ảnh: AFP
Sau khi tuyên thệ, tân Tổng thống Ferdinand Bongbong Romualdez Marcos Jr đã có bài diễn văn nhậm chức.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Philipiines hồi tháng 5, ứng viên Marcos đã giành chiến thắng áp đảo với trên 30,8 triệu phiếu bầu, vượt xa mốc 27,5 triệu phiếu cần thiết để giành chiến thắng.
Tổng thống Marcos (64 tuổi) là con trai của cố Tổng thống Ferdinand Marcos. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Marcos Jr cam kết sẽ nỗ lực thúc đẩy phát triển đất nước bằng cách giải quyết những tác động trước mắt của đại dịch COVID-19, tạo ra việc làm mới, cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và nông nghiệp, nâng cao sức khỏe cộng đồng và kích cầu tiêu dùng trong nước.
Theo giới phân tích, chính quyền mới của ông Marcos Jr sẽ phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là khôi phục nền kinh tế vốn suy giảm tới 9,6% năm 2020, mức tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Bên cạnh đó, hàng loạt thách thức liên quan tình trạng nghèo đói kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao, gia tăng bất bình đẳng và sự chia rẽ chính trị sâu sắc cũng sẽ là những bài toán khó đối với nhà lãnh đạo mới này.
Hơn 15.000 cảnh sát, binh sĩ và vệ binh đã được triển khai tại Manila để đảm bảo an ninh cho lễ nhậm chức. Tham gia lễ nhậm chức của Tổng thống Philippines là hàng trăm chức sắc trong và ngoài nước, trong đó có Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn và Đệ nhị Phu quân Mỹ Douglas Emhoff.
Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nhấn mạnh đến sự thống nhất và tính đoàn kết, vốn là cốt lõi trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ông. "Ảnh hưởng từ lời kêu gọi đoàn kết của tôi đến các bạn đã thể hiện hy vọng của bạn đối với gia đình, đất nước và một tương lai tốt đẹp hơn. Các bạn lựa chọn tôi trở thành người 'đầy tớ', để tạo ra những thay đổi có lợi cho tất cả mọi người... Tôi đã sẵn sàng cho nhiệm vụ này", nhà lãnh đạo nói.
Tổng thống Marcos cho biết ông hiểu tầm quan trọng của trách nhiệm mà ông đang mang và cam kết "sẽ hoàn thành nó" ngay cả khi không được hợp tác. Tổng thống Marcon cũng gửi lời cám ơn tới người tiền nhiệm Rodrigo Duterte vì sự "dũng cảm" trước những quyết định khó khăn.
Về chính sách đối ngoại, nhà lãnh đạo ám chỉ chính sách đối ngoại của ông sẽ có những chủ đề tương tự như của người tiền nhiệm Duterte. Ông nói chính phủ sẵn sàng tiếp nhận các đề xuất và quan điểm trái ngược miễn là từ người Philippines. "Chúng ta không thể tin tưởng người nào khác khi nói đến lợi ích của chúng ta. Các giải pháp từ bên ngoài đã chia rẽ chúng ta", tân Tổng thống nhấn mạnh.
Sau lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Marcos sẽ quay trở lại Cung điện Malacaang để dự nghi thức tiếp đón. Ông cũng sẽ chủ trì lễ tuyên thệ của các thành viên Nội các.
'Viên thuốc sáng hôm sau' cháy hàng ở Mỹ Hàng loạt phụ nữ Mỹ đã đổ xô tích trữ thuốc tránh thai khẩn cấp, trong khi lịch đặt hẹn tư vấn dùng thuốc phá thai tăng vọt ở nhiều nơi. Như nhiều người khác, Chrissy Bowen (51 tuổi), ở Texas, đã ngay lập lên mạng đặt hàng thêm thuốc tránh thai khẩn cấp - còn được gọi là "viên thuốc sáng hôm...