Nữ tác giả Harry Potter phát ngôn kì thị người chuyển giới: Dân mạng phát hiện sự liên quan giữa bút danh của bà với “bác sĩ chữa bệnh đồng tính” tai tiếng
Cư dân mạng ở nhiều nơi đồng loạt lên tiếng chỉ trích gay gắt, họ bất bình khi một nhà văn tầm cỡ thế giới lại phát ngôn kỳ thị giới tính như vậy.
Những ngày vừa qua, J.K Rowling (tác giả của bộ truyện đình đám Harry Potter) bất ngờ trở thành tâm điểm chỉ trích khi có một phát ngôn gây sốc về người chuyển giới. Theo đó, trong một bài viết trên Twitter, khi nói về phụ nữ, thay vì dùng từ “phụ nữ” theo cách thông thường, J.K Rowling lại dùng cụm từ “những người có kinh nguyệt”. Cách sử dụng từ ngữ này của bà đã bị chỉ trích là kỳ thị với những người chuyển giới.
Nội dung bài đăng của J.K Rowling trên Twitter: “Những người có kinh nguyệt. Tôi nghĩ chắc phải có cụm từ khác để gọi họ. Ai có thể giúp tôi định nghĩa?”. Nhà văn đề xuất vài từ nói lái “Women” (Phụ nữ) thành “Wumben”, “Wimpund”, “Woomud”.
Dòng tweet của nữ nhà văn này đã gây bão mạng xã hội, không chỉ cư dân mạng mà rất nhiều người nổi tiếng đã đăng đàn chỉ trích, lên án và phản đối cách phát ngôn của J.K Rowling. Trong số những người nổi tiếng, có cả Emma Watson và Daniel Radcliffe – những ngôi sao thành danh từ bộ phim Harry Potter chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của J.K Rowling.
Trong khi đó, cư dân mạng ở nhiều nơi đồng loạt lên tiếng chỉ trích gay gắt, họ bất bình khi một nhà văn tầm cỡ thế giới lại phát ngôn kỳ thị giới tính như vậy.
Thậm chí, một cư dân mạng còn phát hiện ra điểm trùng hợp bất ngờ giữa tên bút danh của J.K Rowling và tên một vị bác sĩ tâm thần nổi tiếng của Mỹ. Theo đó, ai cũng biết rằng J.K Rowling còn sử dụng bút danh là Robert Galbraith trong nhiều cuốn tiểu thuyết của mình. Và cái tên Robert Galbraith là tên của bác sĩ Robert Galbraith Heath – người từng thử nghiệm liệu pháp “chuyển đổi đồng tính” từng gây tranh cãi kịch liệt.
Robert Galbraith thực hiện thử nghiệm này vào năm 1953 bằng cách gây ra chứng hoang tưởng thông qua kích thích não bộ. Trong quá trình thử nghiệm kích thích não sâu, Robert Galbraith đã thử nghiệm liệu pháp chuyển đổi đồng tính và tuyên bố đã chuyển đổi thành công một bệnh nhân đồng tính luyến ái thành người dị tính.
Robert Galbraith cấy điện cực vào vùng kín (liên quan đến cảm giác khoái cảm) và nhiều phần khác trong não của bệnh nhân. Các điện cực ở vùng kín được kích thích trong khi bệnh nhân được cho xem tài liệu khiêu dâm dị tính. Bệnh nhân sau đó được khuyến khích quan hệ tình dục với một người phụ nữ.
Video đang HOT
Thu được kết quả, Robert Galbraith tuyên bố bệnh nhân đã được chuyển đổi thành người dị tính. Ngày nay, nghiên cứu này bị coi là phi đạo đức vì nhiều lý do.
Thậm chí, người ta cũng tìm ra bằng chứng cho thấy J.K Rowling đã kỳ thị người đồng tính ngay trong tác phẩm của bà khi để một nhân vật phản diện là phụ nữ chuyển giới.
Hiện tại, phát ngôn của nữ nhà văn J.K Rowling vẫn đang gây bất bình trên mạng xã hội. Trước những bình luận tiêu cực, nữ nhà văn 54 tuổi cho biết không có ý xúc phạm mà chỉ mong muốn làm nổi bật hậu quả của các vấn đề khoảng cách giới. “Tôi luôn đồng cảm với nhóm chuyển giới, bởi họ cùng phụ nữ đều dễ bị tấn công, bạo lực từ đàn ông. Quan điểm cho rằng tôi ghét họ bởi vấn đề giới tính đều vô lý”, Rowling viết.
'Mẹ đẻ' Harry Potter bất ngờ bị chỉ trích vì kỳ thị người chuyển giới
Rowling khẳng định những bình luận của bà không nhằm xúc phạm cộng đồng người chuyển giới mà chỉ có mục đích nhấn mạnh rằng giới tính và cả sự phân biệt giới tính là có thật.
Ngày 7/6 vừa qua, JK Rowling - tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter - phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ người hâm mộ và các thành viên của cộng đồng LGBT vì những quan điểm về cộng đồng này trong quá khứ, theo SCMP.
Trước đó, bà đã có bài viết "Tạo ra một thế giới hậu Covid-19 bình đẳng hơn cho những người có kinh nguyệt".
Tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter - một lần nữa đã phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ người hâm mộ và các thành viên của cộng đồng LGBT . Ảnh: SCMP.
Trong bài viết, Rowling có câu: "Tôi chắc rằng có từ nào đó dùng để chỉ nhóm 'người có kinh nguyệt'. Ai đó hãy giúp tôi tìm ra cái tên thỏa đáng với?"
Những chỉ trích chủ yếu cho rằng quan điểm của Rowling đã đánh đồng phụ nữ với kinh nguyệt trong khi nhiều người đàn ông chuyển giới vẫn có kinh và nhiều phụ nữ khác thì không.
"Bà có thể tạo ra cả một thế giới phép thuật trên trang sách nhưng lại không hiểu được rằng đàn ông chuyển giới có tồn tại sao? Tôi đã mãn kinh kể từ năm 2017 - như vậy thì tôi không còn là phụ nữ nữa à?" - tác giả kiêm chuyên gia tư vấn Beth McColl - bất mãn nói.
JK Rowling, 54 tuổi, cho biết những bình luận của bà không nhằm xúc phạm cộng đồng người chuyển giới.
"Tôi tôn trọng tất cả những người chuyển giới. Hãy sống theo bất kỳ cách nào làm bạn cảm thấy được là chính mình. Tôi luôn đứng về phía bạn nếu bạn bị phân biệt đối xử vì là người chuyển giới", Rowling tuyên bố trên Twitter.
Nhiều bài tweet thể hiện sự phẫn nộ với phát ngôn trong quá khứ của Rowling. Ảnh: Twitter.
Đây không phải là lần đầu nhà văn người Anh vấp phải cơn thịnh nộ từ công chúng vì những quan điểm của bà về cộng đồng LGBT .
Tháng 12 năm ngoái, Rowling cũng ủng hộ một người phụ nữ bị sa thải bằng cách đăng tweet khẳng định rằng mọi người không thể thay đổi giới tính sinh học của họ. Bà còn từng bị chỉ trích vì thêm mối quan hệ đồng tính nam vào bộ truyện Harry Potter của mình sau khi cuốn sách được xuất bản.
Trong những năm gần đây, nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra giữa các nhà hoạt động vì người chuyển giới và nhà hoạt động nữ quyền về việc định nghĩa "phụ nữ là gì?".
Trọng tâm của cuộc tranh luận là liệu quyền của phụ nữ chuyển giới có tương thích với những người phụ nữ khác hay không, đặc biệt là về quyền tiếp cận các không gian dành riêng cho phái nữ (như phòng thay đồ công cộng, nhà vệ sinh công cộng,...).
Đây không phải là lần đầu nhà văn người Anh vấp phải cơn thịnh nộ từ công chúng. Ảnh: Twitter.
Cara English của Gendered Intelligence, một tổ chức về quyền của người chuyển giới có trụ sở tại Vương quốc Anh, cho biết việc Rowling gợi lại cuộc tranh luận này vào thời điểm hỗn loạn và nhạy cảm trong cuộc đấu tranh vì sự bình đẳng là một điều dễ gây chú ý.
"Chúng ta hãy tập trung năng lượng để biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho những người bạn, người anh em trong cộng đồng chuyển giới, đặc biệt là những người da đen chuyển giới thay vì trừng phạt hoặc thậm chí quan tâm đến những gì tiêu cực xảy đến với cộng đồng chúng tôi", Cara English nói.
Trước làn sóng chỉ trích mới, một số người hâm mộ của Harry Potter cũng đã lật lại cuộc tranh luận kéo dài về nhân vật đại diện cho người da đen, người châu Á và dân tộc thiểu số (BAME) trong tác phẩm của bà - với tên gọi "Cho Chang". Cho Chang là nhân vật người Trung Quốc duy nhất trong bộ sách của JK Rowling.
Nhân vật Cho Chang và Harry Potter được các diễn viên tái hiện ở ngoài đời thật. Ảnh: Wizarding World.
Nam phóng viên thể thao nổi tiếng 'mất 35 năm' chuyển giới thành nữ "Tôi là người chuyển giới", Nicky Bandini, phóng viên thể thao của tờ The Guardian, đã mất gần 35 năm cuộc đời để có thể nói to và dõng dạc điều đó. Phóng viên Nicky Bandini của tờ The Guardian là một cây bút thể thao nổi tiếng với bút danh Paolo Bandini trong suốt 13 năm. Tháng 8/2019, Bandini công khai việc...