Nữ sinh xinh như hot girl xắn tay lên hàn xì, lắp ráp máy móc khiến dân tình ngẩn ngơ: Ai nói chỉ con trai mới học được ngành kỹ thuật?
Cô bạn này khiến cộng đồng mạng ráo riết tìm info vì khoảnh khắc thực hành điện lạnh quá thần thánh và xinh hết phần người khác.
Với phái nữ chân yếu tay mềm, khi lựa chọn ngành nghề để theo đuổi chắc chắn các lĩnh vực liên quan tới các công việc văn phòng sẽ được ưu tiên và chẳng có ai dành sự quan tâm tới các ngành học như kỹ thuật, cơ khí,… vốn chỉ hợp với những bạn nam có sức khỏe và thể lực tốt hơn. Ấy thế mà, vẫn có những cô gái đi ngược theo số đông để dấn thân tìm hiểu các ngành nghề này, đặc biệt trình độ và kỹ năng chẳng thua kém những nam sinh.
Đó là trường hợp của Lê Mỹ Phượng, sinh viên năm 3 ngành công nghệ kỹ thuật Nhiệt, Khoa Cơ Khí Động Lực, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Nhiều fanpage hay hội nhóm gần đây đã đăng tải loạt ảnh của cô nàng với vẻ ngoài xinh đẹp nhưng vẫn xắn tay vào các công việc lắp ráp máy móc, điều này khiến Mỹ Phượng hot hơn bao giờ hết trên mạng xã hội.
Nhìn ngoại hình mỏng manh và nhẹ nhàng, không ai nghĩ cô nàng 9x lại chọn ngành học có phần “nam tính” đến thế. Mỹ Phượng chia sẻ, trước khi thi đại học, cô từng có ước mơ trở thành nhà báo, tuy nhiên sau quá trình tìm hiểu, cô bạn nhận thấy khối kỹ thuật có ngành Kỹ thuật nhiệt khá phù hợp với bản thân nên đã đăng ký ngay. Thêm nữa, theo nữ sinh này, một lý do để cô can đảm đặt bút xét tuyển vào trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật là cơ hội việc làm khá cao sau khi tốt nghiệp.
Mỹ Phượng cho biết, khối ngành kỹ thuật rất kén các bạn nữ đăng ký, một năm số lượng nữ sinh nhập học chỉ đếm trên đầu ngón tay và chênh lệch rất lớn so với tỉ lệ sinh viên nam. Khóa 17 của ngành mà cô bạn đang theo học có tất cả 130 sinh viên nhưng chỉ có 8 bạn trong số đó là nữ.
Nữ sinh năm 3 tâm sự: “Nữ sinh học kĩ thuật sẽ gặp nhiều khó khăn, như chương trình học khá nặng, nhất là trong những môn thực tập. Ví dụ ở môn điện lạnh 2, bọn mình sẽ học hàn xì này. Môn Điện lạnh 1 thì sẽ tháo lắp máy nén, và những bộ phận trong máy nén khá nặng. Hầu hết là bọn mình nâng không được.”
Tuy nhiên, Mỹ Phượng nhận được khá nhiều sự giúp đỡ từ các bạn trong lớp cũng như thầy cô giảng viên và nhà trường. Biết được đặc thù của ngành học gây cản trở không ít với phái nữ nên các bạn nam thường giúp các sinh viên nữ các công việc nặng. Thầy cô thì luôn nhiệt tình giảng lại bài khi học trò chưa kịp hiểu các vấn đề được nói đến. Đặc biệt, tại trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, những sinh viên nữ học ngành liên quan tới kỹ thuật cũng được hỗ trợ 50% học phí.
Với những cha mẹ có con gái, chắc chắn khi nghe con có những lựa chọn theo đuổi các ngành nghề nặng nhọc sẽ tỏ ra băn khoăn, thậm chí ra sức cấm cản vì dù không có quy định nào về giới tính khi đăng ký ngành học nhưng nghe đến ngành kỹ thuật, nhiều người sẽ ngầm mặc định ngành này chỉ dành cho những cậu con trai với sức khỏe dẻo dai. Bố mẹ của Mỹ Phượng cũng thế, cô bạn cũng từng nhận được những hoài nghi của gia đình khi chân ướt chân ráo vào Sài thành học tập. Cô bạn chia sẻ: “Lúc đầu bố mẹ mình rất bất ngờ về sự lựa chọn ngành học này vì sợ mình học không nổi. Nhưng rồi cũng ủng hộ mình. Mỗi lần ba mẹ gọi điện hỏi thăm đều hỏi con học mệt không. “
Nữ sinh kỹ thuật Nhiệt gây chú ý vì ngoại hình xinh xắn
Nếu như nhìn vẻ ngoài hội tụ các tổ chất của một nàng hot girl chính hiệu với gương mặt xinh xắn, vóc dáng thon gọn thì ai cũng nghĩ rằng cô nàng sẽ rất nữ tính và dịu dàng. Nhưng Mỹ Phượng tự nhận thấy bản thân là người khá menly, cá tính mạnh như ngành học mà bạn đang theo đuổi. Đặc biệt, cô nàng là người khá bướng bỉnh và quyết đoán, bằng chứng là đã lựa chọn lĩnh vực nghề nghiệp thật khác biệt so với các bạn nữ khác. Cô bạn tâm sự thêm: “Mình nghĩ giới tính không quyết định ngành nghề. Điển hình là có nhiều chị khóa trên mình đã ra trường, làm việc và phát triển đúng ngành học.”
Tuy sở hữu nét đẹp nổi bật, đặc biệt lại là thành viên của một khoa hiếm nữ sinh thế nhưng đến nay Mỹ Phượng vẫn còn trong tình trạng “độc toàn thân”. Lý do là vì dù được giúp đỡ và nhận được nhiều ưu ái ở lớp, tuy nhiên với các nam sinh của lớp học lầy lội này, cô bạn được các anh chàng trêu đùa gọi là “anh em”. Sắp tới, nữ sinh này sẽ hoàn thành chương trình năm 3 và bước vào năm cuối cũng như hoàn thành chương trình đào tạo sư phạm, sau đó cô bạn sẽ tìm kiếm một công việc liên quan tới ngành kỹ thuật nhiệt để phát triển bản thân.
Cô sinh viên năm 3 bán combo du lịch hè kiếm 20 triệu/tháng, chị em muốn tăng thu nhập vào học hỏi kinh nghiệm ngay!
Bán combo du lịch ở thời điểm hiện tại thực sự rất lý tưởng xuất phát từ nhu cầu lớn của mọi người.
Giờ đây chúng ta không chỉ làm 1 công việc để trang trải cuộc sống. Có nhiều chị em lựa chọn bán hàng online, viết lách, nhập liệu... là nghề "tay ngang" để gia tăng thu nhập. Vậy đã bao giờ bạn biết tới mảng kinh doanh combo du lịch chưa? Xin bật mí đây là một vùng đất "màu mỡ" cho chị em thỏa sức vẫy vùng đó!
Ở nước ta, sau khi tình hình dịch Covid-19 lắng xuống, toàn dân bỏ giãn cách xã hội thì nhu cầu đi du lịch cũng bắt đầu tăng. Cộng thêm thời điểm mùa hè, gia đình muốn nghỉ mát, trường học, công sở đi xả hơi sau một năm vất vả thì du lịch quay trở lại với nhịp phát triển sôi động.
Nắm bắt được thời cơ này, Khánh Ly - sinh viên năm 3 của Đại học Ngoại thương đã quyết định kinh doanh combo du lịch như một hình thức kiếm thêm thu nhập. Hiện tại, Khánh Ly chuẩn bị làm khóa luận tốt nghiệp và ra trường nên cũng có nhiều thời gian. Thậm chí cô còn dạy Tiếng Anh và đảm nhiệm thêm cả sale combo du lịch.
Bán combo du lịch - thu nhập hàng chục triệu song vẫn chỉ mang tính thời vụ
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề kinh doanh này, Khánh Ly cho biết:
"Thứ nhất, mình thích đi du lịch nên hay tìm hiểu để mua được vé giá rẻ cũng như nghiên cứu lịch trình đi các thứ. Khi tham gia vào các hội nhóm review, mình thấy kiểu kinh doanh combo du lịch hay hay. Vì tò mò nên mình cực muốn thử, cộng thêm trước đó mình cũng từng kinh doanh online nhiều sản phẩm khác nên tương tác Facebook tốt.
Thứ hai, gia đình mình cũng làm kinh doanh nhà nghỉ khách sạn 10 năm nay nên dù sao trong Ly cũng dồi dào kinh nghiệm thực tế hơn về booking khách sạn, lợi ích chi phí như thế nào. Thử sức được thời gian thấy mê quá lao đầu vào kiếm thêm luôn."
Vì từng đi du lịch nhiều nơi nên Khánh Ly có kinh nghiệm đặt vé máy bay, du lịch rất tốt.
Lúc đầu, Khánh Ly chỉ là cộng tác viên của một công ty du lịch, tức là "chỉ đâu đánh đó", làm theo kế hoạch cấp trên. Khi đã vững kinh nghiệm, Ly bán combo dưới tên của đại lý khác với hình thức bán lẻ. Hiện tại vì chủ yếu là bán qua mạng nên thủ tục pháp lý chưa cần thiết lắm đối với cô gái này.
Quy trình làm việc thông thường của Khánh Ly sẽ là đăng bài về các gói thu hút người xem trên Facebook. Sau đó khách hỏi thì tư vấn, check giá vé, khách sạn. Khách chuyển khoản rồi thì Ly bắt đầu làm vé điện tử máy bay, đặt chỗ phòng. Thậm chí, Ly cũng cần phải sát sao trong những ngày khách đi du lịch để xem có vấn đề gì không. Khi nào khách trở về thì coi như hết nghĩa vụ.
Công việc này mang lại thêm thu nhập dồi dào cho Ly nhất là những tháng mùa hè.
Cũng chia sẻ về thu nhập của công việc này, Ly cho biết nếu bán combo theo cá nhân thì lãi không quá nhiều nhưng bán cho cơ quan, trường học, đơn vị... thì lãi cao, dao động 10-15% tổng doanh thu. Những tháng vừa qua, Ly thường kiếm được khoảng 15-20 triệu đồng/tháng. Với tháng 6 du lịch ồ ạt này, cô đang dự tính thu nhập của mình sẽ vượt con số 20 triệu.
Tuy nhiên, công việc bán combo này mang tính thời vụ, nhất là vào mấy tháng hè tình hình kinh doanh khá khẩm. Ly cho biết dù hiểu thị trường du lịch là thế nhưng vào mấy tháng mùa đông cô vẫn sẽ bán. "Thời gian đó mọi người không đi biển thì họ sẽ đi Sa Pa, Đà Lạt, vùng núi... vẫn kiếm thêm được. Thậm chí có người còn đặt vé máy bay chuẩn bị du lịch mùa hè năm sau nữa cơ!"
Áp lực không nhỏ, cầm điện thoại 24/24 nhưng khách càng hạch sách thì càng dễ "chốt đơn"
Khánh Ly liệt kê một loạt các khó khăn mình gặp phải khi kinh doanh combo du lịch: "Làm sale bao giờ cũng áp lực khỏi bàn. Không phải lúc nào cũng có khách đâu, và khi có người hỏi thì cũng không phải sẽ mua. Có những hôm tư vấn cho khách đến sáng rồi họ lại chốt là vì bận lịch nên không đặt nữa.
Rồi còn có những so sánh kiểu "chị thấy book trên web rẻ hơn này nọ". Hoặc cạnh tranh giá với những người bán khác. 1-2 người hỏi tư vấn không sao nhưng lên đến vài chục người hỏi mà chỉ có mình cáng đáng sẽ stress vô cùng. Làm nghề dịch vụ mà, luôn phải lấy lòng khách hàng. Thà chịu lãi ít hơn để giữ khách. Khó khăn khủng khiếp nữa là không phải khách hàng nào cũng tinh tế. Ví dụ có vấn đề gì với khách sạn, họ sẽ mắng mình ngay chứ không nghe mình giải thích đâu. Lúc đó phải bỏ tiền túi ra để đáp ứng yêu cầu của khách.
Đặc điểm của dịch vụ này là trả tiền trước, sử dụng gói combo sau nên khách hàng thường mang tâm lý là mình chăn dắt họ. Và khi kêu chuyển khoản luôn, khách sẽ nghĩ mình lừa đảo nhưng thực tế là chẳng phải.
Kể khó khăn là vậy nhưng chắc mệt nhất là cầm điện thoại liên tục thôi. Chứ bán combo du lịch không quá vất vả, kiếm lãi cũng nhiều và học hỏi được kỹ năng giao tiếp đàm phán."
Cô nàng sinh viên năm 3 này còn bật mí một điều trong nghề là khách càng khó tính thì càng dễ "chốt đơn". Họ có thể hỏi này hỏi kia, so sánh loạn lên nhưng mà cũng chỉ check xem mình làm ăn chuyên nghiệp hay không. Khi cảm thấy tin tưởng, họ sẽ mua ầm ầm. "Trộm vía khách đi combo của mình xong phần lớn đều hài lòng. Từ sự hài lòng ấy sẽ có những lần đặt tiếp theo, lại sinh ra lãi!" - Ly cho hay.
Sau cuộc phỏng vấn lúc 11 giờ đêm, Ly lại tiếp tục trả lời nốt cho một vài khách hàng. Cô gái này rất tự tin rằng mặc dù nghề bán combo du lịch không ổn định như dạy Tiếng Anh song nó đã đem lại cho cô nhiều thứ: Kỹ năng mềm, thu nhập kiếm thêm và tinh thần không ngại học hỏi điều mới mẻ.
Chị em công sở nếu muốn gia tăng thu nhập thì đừng ngại thử sức với mảng bán combo du lịch nhé!
Cô sinh viên năm 3 quyết bỏ Đại học chia sẻ hành trình lập nghiệp đầy nước mắt: Nỗ lực thoát khỏi sự sắp đặt, dùng vốn ngoại ngữ kiếm tới 35 triệu/tháng Nếu như mức lương 25-30 triệu/tháng là con số mơ ước của nhiều cử nhân mới ra trường thì cô gái này đã đạt được nó ngay từ khi 20 tuổi. Người ta vẫn thường nói với nhau, rằng phải cố sống cố chết lấy được tấm bằng Đại học rồi sau này muốn làm gì thì làm. Bởi trong mắt của nhiều...