Nữ sinh viên thèm ngủ, bắt em trai 7 tuổi ngồi nghe bài giảng trực tuyến, dân mạng gào thét ‘Trời xanh nợ tôi một cậu em trai như thế’
Để chắc mẩm mọi chuyện trong tầm kiểm soát, cô nữ sinh đã gọi em trai đến ngồi ngay ngắn trước bàn học, còn cô thì lên giường ngủ một giấc say nồng.
Đối với các học sinh tiểu học và sinh viên Trung Quốc, vào kỳ nghỉ đông năm ngoái, có lẽ họ chẳng ngờ mùa xuân năm nay phải chuyển sang học trực tuyến để phòng tránh lây lan dịch bệnh.
Nhằm giúp học sinh theo kịp chương trình học, các trường học đều chuyển đổi sang phương thức giảng dạy trực tuyến, học sinh phải tuân thủ nghiêm túc giờ giấc lên mạng nếu không muốn ‘thua bạn kém bè’. Tuy nhiên, giáo viên ở xa không thể giám sát tất cả học sinh, do đó nhiều người đã sử dụng ‘ mánh khóe’ để có thể trốn học công khai mà không sợ phanh phui.
Mới đây, câu chuyện học trực tuyến tại nhà của một nữ sinh viên đã thu hút sự chú của cộng đồng mạng Trung Quốc. Tình hình là giáo viên không thể giám sát mỗi sinh viên lên mạng học trực tuyến, nhưng giáo viên có thể biết được chính xác số sinh viên đang nghe bài giảng của mình, do đó họ tin chắc sinh viên không có gan qua mặt thầy cô.
Người ta thường nói: ‘Vỏ quýt dày thường có móng tay nhọn’, một sinh viên đã tìm ra tuyệt chiêu đối phó với giáo viên của mình. Cô nữ sinh đã cho phát bài giảng trực tuyến của thầy giáo, chỉ có điều người nghe giảng không phải là cô. Để chắc mẩm mọi chuyện trong tầm kiểm soát, cô nữ sinh đã gọi em trai đến ngồi ngay ngắn trước bàn học, còn cô thì lên giường ngủ một giấc say nồng.
Cô nữ sinh gọi em trai đến ngồi ngay ngắn trước bàn học.
Cậu em trai (7 tuổi) chỉ đang học lớp 1, kiến thức dành cho sinh viên đại học có lẽ là ngoài tầm hiểu biết của cậu, thế nhưng chả hiểu sao cậu bé có thể ngồi nghe bài giảng vô cùng tập trung.
Chả hiểu sao cậu bé có thể ngồi nghe bài giảng vô cùng tập trung.
Khi người mẹ bước vào phòng kiểm tra tình hình học tập của con gái lớn, người mẹ vừa tức giận vừa buồn cười khi thấy cô chị đang ngủ say trên giường, trong khi cậu em trai tội nghiệp đang lắng nghe bài giảng thay chị. Người mẹ đã quyết định chụp lại những bức hình làm bằng chứng và chia sẻ trên mạng xã hội, ngay sau đó, cộng đồng mạng Trung Quốc để lại nhiều bình luận hóm hỉnh:
Video đang HOT
- Em ấy ngồi nghiêm túc thế, lẽ nào nghe hiểu hả trời?
- Nếu giáo viên bất ngờ kiểm tra camera, thầy sẽ nhận ra sinh viên của mình có mặt non choẹt và đã thay đổi giới tính.
- Tôi cảm thấy trời xanh đã nợ tôi một cậu em trai hiểu chuyện như thế, bởi tôi lúc nào cũng phải tự mình đối mặt với mọi khó khăn.
- Đó là lý do học sinh phải đến lớp đấy, học trực tuyến không hiệu quả và giáo viên không thể giám sát tất cả học sinh.
Tú Uyên
Khi mẹ là giáo viên dạy online mùa dịch, bạn lập tức trở thành trợ giảng chuyên nghiệp, kỹ thuật viên cài video, chỉnh mic...
Hoá ra có mẹ là giáo viên, lại còn là giáo viên phải giảng dạy onine trong mùa dịch, cũng có nhiều chuyện dở khóc dở cười ra phết.
Vậy là đã hơn 2 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên phải nghỉ học vì dịch bệnh, cũng là chừng ấy thời gian việc học online được đưa vào áp dụng thực tiễn. Giảng dạy trực tuyến có nhiều cái tiện, cũng có nhiều cái khó, cũng chẳng thiếu những vấn đề trời ơi đất hỡi mà chỉ đến khi trải nghiệm, cả giáo viên lẫn học sinh mới thấm thía.
Nếu bạn đang là học sinh, sinh viên ngày ngày miệt mài bên những giờ học chập chờn vì đường truyền mạng kém, vì những tiết học 'thấy tiếng không thấy hình', hẳn bạn sẽ khao khát 'kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử này' sớm chấm dứt. Nhưng có lẽ, mong ước đấy sẽ còn lớn hơn nữa nếu bạn có cha mẹ là... giáo viên đang phải dạy online trong khoảng thời gian này.
' Mẹ mình là giáo viên tiểu học, nghỉ dịch phải dạy học sinh trực tuyến. Tối hôm trước, mẹ mình làm loạn cả nhà vì không biết đăng nhập phần mềm dạy trực tuyến, nhờ hết người nọ người kia, từ cái camera không lên đến cái loa không nghe được, xong lại lo sốt vó lên vì mai họp trực tuyến.' - Cô bạn Phương Thuỳ mở đầu màn 'trách yêu' mẹ mình.
Ảnh: Phương Thuỳ
' Sáng 6h, khi cả nhà đang ngủ thì mẹ mình lục đục dậy nấu đồ ăn sáng, sau đấy lên phòng mình để bắt đầu dạy online. Cứ một lúc, mẹ lại khều 'Con ơi mẹ không vào được cái này, không vào được kia'. Chỉnh xong xuôi thì mẹ mình bắt đầu họp, hình như mẹ sợ các cô khác ở xa quá không nghe thấy nên nói rất to: 'Mọi người có nhìn thấy em không? Mọi người không đổi tên à? Chị Nhung lên trên này nhìn xinh nhỉ. Cứ thế họp đến khoảng 11h thì mẹ xuống ăn uống. Chiều lại tiếp tục họp hành, dạy học rồi hướng dẫn phụ huynh cho con vào, rồi tối mẹ lại dạy và trao đổi lại với phụ huynh đến 21h.'
Tâm sự của Phương Thuỳ như một sự giải phóng cho 'nỗi niềm' của những người con có mẹ là giáo viên. Vốn không thạo công nghệ nên việc dạy online dường như là thử thách vừa khó nhằn, vừa khó chịu đối với các thầy, cô giáo lâu năm. Môn học nào cũng phải thực hiện số hoá, rồi loay hoay với máy móc, mạng mẽo khiến các thầy, cô không khỏi lúng túng, sốt ruột. Đó là lúc những người con phải ra tay tương trợ, làm trợ lý kĩ thuật cho 'giáo viên nhà mình' yên tâm công tác.
' Mẹ em mỗi tối đây các bác ạ, còn em ngồi dưới đất để trực còn kịp thời giúp mẹ những khi mất mic hay hỏng video. Kể ra dịch cũng hay vì cuối cùng ngành học kĩ sư của mình lại có đúng chuyên ngành được áp dụng' - Bạn Tiến Đạt kể lại.
Ảnh: Tiến Đạt
' Cỗ máy cày game hạng nặng của mình cũng đã bị sang nhượng để mẹ dạy học online đây' - Bạn P.H cười buồn.
' Mẹ mình dạy lớp 1, thành ra dạo này mình toàn nghe thấy những câu kiểu như 'Em giỏi lắm. Cô khen. Cố gắng lên nhé', 'Em chịu khó viết bài rồi, rất tốt', 'Đấy, chăm chỉ ngoan học bài thì cô mới khen...' với ngữ điệu đúng kiểu nịnh trẻ con. Mẹ mình bảo các bé là học sinh lớp 1, phải động viên thế các bé mới thích và có động lực học hơn. Mình nghe nhiều xong cũng quen' - Bạn H.Y nói.
'Tôi thì rất vui khi hỗ trợ mẹ cài phần mềm, chỉ mẹ cách sử dụng và hướng dẫn luôn cho các đồng nghiệp của mẹ chưa biết' (Ảnh: Bùi Tiến Mạnh)
Ảnh: Huy Hoàng
Ảnh: Thảo Linh
Bộ máy hạng nặng của bạn, cuối cùng cũng được mẹ trọng dụng rồi... (Ảnh: Tùng Lâm)
'Cái ghế kia là bố mình chế cho mẹ dùng để dựng điện thoại vì không muốn mẹ phải ra ngoài mua gậy. Mỗi lần mẹ dạy học là mình lại phải ngồi cạnh hỗ trợ và ngồi như 1 đứa học sinh lớp 3' (Ảnh: Thu Hà)
Do đã quen nói lớn trên lớp, nên khi về nhà, các thầy, cô vẫn quen việc sử dụng âm lượng như cũ để giảng dạy. Điều này khiến cả nhà nhiều phen giật bắn, nhưng rồi cũng nhanh chóng cảm thông dù đôi khi bản thân những đứa con cũng bị ảnh hưởng do phải làm việc, học tập online cùng lúc đó.
' Mẹ mình cũng là giáo viên, đợt này dạy online vất vả lắm. Mẹ mình ko biết về công nghệ nên làm sai một file thu âm là ngồi thu lại từ đầu, toàn để đến lúc mọi người đi ngủ hết mới dám thu âm cho yên tĩnh. Thương mẹ lắm' - Bạn T.N chia sẻ.
Tuy vậy, nhiều người cũng khẳng định việc dạy online có nhiều cái khó, thậm chí còn gây trở ngại hơn giảng dạy trực tiếp rất nhiều. Từ việc giải quyết các vấn đề kĩ thuật bên giáo viên đến vấn đề bên học sinh đã có thể mất nguyên một buổi học vài tiếng đồng hồ, chưa kể tới những chuyện trời ơi đất hỡi ngoài lề khác. Thế mới biết, dịch bệnh tới bất ngờ và đẩy toàn xã hội vào những thách thức phải thay đổi, kể cả với ngành truyền thống như giáo dục. 'Cô Vy' ơi, bao giờ cô mới đi, để cô giáo được trở lại bục giảng?
Minh Minh
Hot girl "Mắt biếc" cũng phải chịu thua bà hàng xóm: Hai chị em ruột bỗng hoá thành vợ chồng son từ bao giờ Một pha nhầm nhọt đến từ vị trí bà hàng xóm của hot girl Đỗ Khánh Vân - Trà Long "Mắt biếc"! Bạn đang thấy cô đơn vì không ai theo đuổi mình? Bạn đang tủi thân vì crush chẳng thèm quan tâm, để ý? Vậy thì xin bạn hãy quẳng gánh buồn bã đi bởi vẫn còn đó bà hàng xóm "thân...