Nữ sinh viên không chân vẫn chạy xe máy đi học, di chuyển bằng đầu gối suốt 25 năm
Lớn lên ở viện mồ côi, cô gái 25 tuổi dị tật 2 chân bỏ qua mặc cảm bị trêu chọc để trở thành cô giáo.
Một ngày đầu tháng 7/2022, chúng tôi gặp Phạm Thị Thu Thủy (SN 1997) trong khuôn viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Đeo chiếc ba lô nhỏ trên người, Thủy thoăn thoắt dùng 2 đầu gối của mình để di chuyển về phía dãy hành lang tự học. Suốt 4 năm qua, cô nữ sinh năm 4, khoa Giáo dục đặc biệt đã đến trường bằng đầu gối và nuôi dưỡng ước mơ cho bản thân mình.
Gặp cô gái 25 năm đi bằng đầu gối: “Em ước mơ được làm cô giáo”
- Đi vầy có đau lắm không em?
- Dạ không, em quen rồi. Trước chưa có “đôi dép” này, chân em sưng, viêm cả. Giờ thì khỏe lắm ạ!
- Gặp Thủy, thấy em lúc nào cũng cười vui vẻ.
- Dạ, em không cho phép mình buồn, nếu có buồn chỉ một chút rồi thôi. Vì em đặc biệt mà!!!
Dù di chuyển bằng đầu gối khó khăn nhưng suốt 25 năm qua, Thủy vẫn đang cố gắng từng ngày để theo đuổi ước mơ của mình
Vừa nói, Thủy cười lạc quan, qua lớp kính cận, đôi mắt sáng, trong trẻo của cô nữ sinh đại học có chút gì đó rưng rưng.
Em không biết cha mẹ em là ai…
Vừa mở mắt chào đời, Thủy đã được các cô chú trong làng Hòa Bình (BV Từ Dũ) đón về chăm sóc khi người mẹ đành đoạn bỏ rơi em. Đau đớn hơn, Thủy không giống như những đứa trẻ bình thường khác khi cơ thể của em gặp nhiều khiếm khuyết. Trong ký ức của Thủy, điều em có thể nhớ chính là những lần em bị bạn bè trêu chọc, đem ngoại hình khác lạ của mình ra bàn tán. Và cũng vì, em là đứa trẻ vô thừa nhận, chẳng có cha mẹ…
Đôi mắt thoáng buồn của Thủy khi nhắc đến việc em bị bạn bè trêu chọc lúc nhỏ
“Em rất muốn được đi học nhưng ngay ngày đầu tiên vào lớp 1, em bị các bạn kêu không cha không mẹ, đi bằng đầu gối kìa. Lúc đó em không muốn đi học nữa.
Khoảng thời gian cấp 1, em không thích và rất ghét cha mẹ em, em nghĩ vì cha mẹ mà em bị trêu chọc. Ước gì cha mẹ đừng sinh ra con ra. Lúc đó em chỉ biết trách cha mẹ tại sao sinh ra em rồi để em như vậy, sau này lớn hơn, em mới hiểu ra dù cha mẹ có thế nào đi nữa vẫn là cha mẹ của em. Em không cho phép mình đối xử tệ với cha mẹ…”, Thủy nghẹn lời.
Vừa chào đời, Thủy đã không giống như bao đứa trẻ bình thường khác khi cơ thể em gặp nhiều khiếm khuyết
Video đang HOT
Vượt qua nỗi mặc cảm của bản thân, bỏ qua những lời bàn tán từ bạn bè với rất nhiều ánh nhìn không thiện cảm, Thủy dần dần lớn lên trong vòng tay bảo bọc của các cô chú làng Hòa Bình, niềm khát khao được học, được phát triển của bản thân trong em lớn hơn bao giờ hết. Năm cấp 2, Thủy được chuyển vào trường chuyên biệt dành cho người khuyết tật, được gặp gỡ những người có hoàn cảnh giống như mình, Thủy đã dần lấy lại sự tự tin và cố gắng cho ước mơ của mình.
“Trước đây em luôn nghĩ em là người thiệt thòi và kém may mắn. Nhưng khi em nhận ra được giá trị của bản thân, em thấy mình may mắn vì mình đặc biệt. Đặc biệt vì em khác mọi người, em luôn có một năng lượng tích cực và em hạnh phúc vì điều đó.
Vượt qua nhiều khó khăn, cô gái trẻ đang dần thực hiện hóa ước mơ thành cô giáo của mình
Khi em học cấp 2, 3 chung với các bạn khuyết tật, em được là chính mình, em không còn co mình lại vì sợ những ánh nhìn từ mọi người bình thường khác. Em nhận ra chỉ có làm cô giáo, em mới có thể dạy các bạn khuyết tật giống như em, truyền cho các bạn sự tự tin, kiến thức của mình. Bản thân em luôn suy nghĩ mình phải là chính mình, phải nỗ lực để ngày một tốt hơn, trở thành phiên bản tốt nhất, đặc biệt nhất.
Em chỉ muốn các bạn giống như em tự tin hơn, cứ tích cực sống, mạnh dạn với mọi người xung quanh và đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình”, Thủy hào hứng nói.
Chiếc xe máy dành cho người khuyết tật là người bạn đồng hành giúp em di chuyển đến trường
Vì em đặc biệt!
Trải qua những ngày tháng “khổ luyện”, Thủy đã trúng tuyển vào ngành Giáo dục đặc biệt, trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Cuộc sống của cô gái trẻ bước qua một trang mới, vui nhiều mà buồn cũng không ít.
Ngày bước chân vào giảng đường đại học, không có cha mẹ bên cạnh, chiếc xe lăn là bạn đồng hành cùng Thủy. Thời gian đầu vì di chuyển quá nhiều bằng 2 đầu gối, Thủy bị viêm khớp nặng, sưng tấy khiến nước mắt của cô gái trẻ cứ thế rơi.
Đôi chân “không mỏi” của Phạm Thị Thu Thủy, cô sinh viên năm 4 – trường ĐH Sư phạm TP.HCM
“Ban đầu do em di chuyển nhiều nên bị viêm chân, em rất buồn, phải ngồi xe lăn hoàn toàn, không thể di chuyển được. Sau đó được y bác sĩ hỗ trợ, có một bạn hi sinh cõng em lên tới lầu 3 của trường, em nghĩ mình không từ bỏ ước mơ bởi em cố gắng không chỉ riêng cho em mà còn cho những người ủng hộ, giúp đỡ em.
Dù có khó khăn gì đi chăng nữa, em luôn tự nói với chính mình, có rất nhiều người ở bên dõi theo hành trình của em”, Thủy tâm sự.
Chỉ vào đôi giày “đặc biệt” của mình, Thủy cho biết ban đầu em toàn dùng đầu gối để di chuyển trên đất nên rất đau. Chính các cô ở làng Hòa Bình đã thiết kế đôi giày dành riêng cho Thủy, em đã bật khóc khi nhận món quà đặc biệt này.
Thời gian rảnh, Thủy còn làm hoa để tặng cho các em bé đặc biệt của mình
“Em bước vào trường bằng 2 đầu gối nhưng không vì thế mà em buồn, tủi thân đâu. Ở đây các bạn và thầy cô luôn dành sự trân trọng cho em, em tự tin hoà nhập với mọi người.
Nhiều lúc chạnh lòng, em cũng buồn lắm. Nhưng em chỉ cho phép mình buồn một ngày rồi thôi. Vì buồn hoài cũng không giải quyết được vấn đề, chỉ có năng lượng tích cực thì mình mới có ý tưởng, tiếp tục đi xa hơn trong công việc, nhận được sự yêu thương của mọi người”, Thủy chia sẻ.
Cô gái trẻ tràn đầy năng lượng khi giao tiếp với bạn bè, mọi người xung quanh!
Để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo, Thủy cho biết em ngoài việc học tập trên giảng đường, em cũng tham gia các hoạt động cộng đồng, bắt đầu xin việc ở các trung tâm, dạy thêm cho trẻ đặc biệt. Còn ước mơ xa hơn, Thủy rưng rưng nước mắt.
“Em muốn tìm lại cha mẹ. Dù cha mẹ có gì đi chăng nữa vẫn là cha mẹ của em.
Con chỉ muốn nói với cha mẹ là, con yêu cha mẹ rất là nhiều, dù cha mẹ đang ở đâu, con chỉ mong cha mẹ giữ sức khỏe và hãy chờ con, con sẽ đi tìm cha mẹ”.
Ước mơ xa hơn của Thủy là một ngày nào đó, em tìm được cha mẹ của mình
Suốt buổi trò chuyện, điều chúng tôi cảm nhận được là một Thu Thủy vô cùng đặc biệt. Bỏ qua những điều chưa trọn vẹn với mình, sự tự tin, lạc quan và nụ cười là thứ luôn thường trực trên khuôn mặt của Thủy. Trước ống kính máy quay, trước những câu hỏi có thể khiến cô gái trẻ chạnh lòng, Thủy vẫn tự tin vì em là em, luôn đặc biệt với chính mình.
“Đến hiện tại, em nghĩ em là một người hạnh phúc, vì sau quá trình lớn lên, em có tình yêu thương của tất cả mọi người.
Em cảm ơn làng Hòa Bình, BV Từ Dũ đã dành sự yêu thương, nuôi nấng và giúp em có được ngày hôm nay, cho em có cuộc sống này. Đặc biệt, em muốn nói với tất cả mọi người, hãy luôn là chính mình, dù mình là người khuyết tật hay là ai đi chăng nữa, mình là độc quyền. Không ai giống ai cả, cứ tự tin lên dù như thế nào cũng sẽ có hướng giải quyết cho bản thân mình và cho tất cả mọi người”.
Cảm ơn em vì đã luôn đặc biệt với chính mình!
Chúc cho những dự định, hành trình sau này của Thủy sẽ luôn gặp nhiều may mắn. Cảm ơn em, cô gái đặc biệt giữa lòng Sài Gòn.
Đôi vợ chồng vất vả nuôi con ăn học, cuối đời đau khổ nhìn con phải ngồi xe lăn
Cuộc sống có khó khăn, vất vả thế nào, chú Thành, cô Thư cũng đều cố gắng vượt qua, mong con cái có tương lai tốt hơn.
Nhưng không ngờ, tai họa ập đến khiến cô chú suy sụp.
Kỳ vọng sụp đổ khi con trai bị tai nạn phải ngồi xe lăn
Cách đây 37 năm, chú Nguyễn Ngọc Thành và cô Điền Thị Bích Thư (cùng 56 tuổi) quen nhau qua một người bạn. Trải qua thời gian tìm hiểu, cô chú đến với nhau trong sự ủng hộ của gia đình. Cuộc sống của cô chú tuy nghèo khó, nhưng cả hai vẫn yêu thương nhau, sống hạnh phúc.
Cưới được 3 tháng thì chú Thành đi bộ đội xa nhà, suốt gần 4 năm chỉ về được đôi lần. Trong suốt thời gian ấy, một mình cô Thư lo toan nhà cửa, mang thai, sinh con và chăm bẵm con cái.
Vợ chồng chú Thành, cô Thư kết hôn đến nay được 37 năm.
Ngày trở về, cuộc sống của vợ chồng chú Thành rất khó khăn. Là người đàn ông trong nhà, chú Thành phải cố gắng làm lụng để có thể lo cho vợ, con. Ngoài làm nông, chú mua một chiếc xe ba bánh để chở hàng thuê.
Ngày qua ngày, chồng kéo phía trước, vợ đẩy phía sau, ai kêu gì chở nấy. Nhờ chăm chỉ, cô chú nuôi được gia đình, nuôi hai con một trai, một gái được ăn học đàng hoàng như người ta. Thương cha, thương mẹ, hai con của cô chú ngoan ngoãn, học giỏi và cả hai đều đỗ Đại học ở TP.HCM.
Bao nhiêu ước mơ, hoài bão của cuộc đời, chú Thành, cô Thư đều dồn cả vào hai con. Cô chú mong các con được ăn học, có việc làm ổn định để không phải cực khổ như bố mẹ ngày xưa. Những tưởng các con trưởng thành cũng là lúc cô chú được nghỉ ngơi, sống đời an yên, ngờ đâu sóng gió ập tới.
Năm 2010, con trai lớn của chú Thành, cô Thư là anh Nguyễn Chánh Tín lúc đó mới 23 tuổi, vừa ra trường, đi làm được mấy tháng, chuẩn bị kết hôn thì bất ngờ gặp nạn. Vào một buổi tối, anh Tín đi làm về, gặp trời mưa, ngập nước. Không nhìn thấy đường, anh đâm vào một cái hố sâu trên đường, gặp tai nạn nghiêm trọng.
Cả đời vất vả, cô chú đặt nhiều kỳ vọng vào các con, nhưng không may con trai lớn của cô chú lại bị tai nạn phải ngồi xe lăn.
Chú Thành, cô Thư bỏ nhà bỏ cửa ở quê, tức tốc vào TP. HCM với con. Anh Tín may mắn giữ được tính mạng, nhưng những di chứng của vụ tai nạn để lại rất nặng nề. Gia đình rong ruổi đưa anh đi từ bệnh viện này qua bệnh viện khác chạy chữa suốt 3 năm trời mà không thể chữa khỏi. Kết quả là anh Tín phải ngồi xe lăn suốt đời.
Những ngày tháng cùng con chữa bệnh, chú Thành, cô Thư kiệt quệ về kinh tế. Đã có lúc, họ phải đi xin để trang trải.
" Khi con trai bị tai nạn, tôi nghĩ cuộc đời mình cũng xong luôn rồi. Mọi ước mơ, kỳ vọng của tôi đều sụp đổ hết trơ hết trọi. Bác sĩ nói gia đình tôi hãy chuẩn bị tiền bạc và sức lực để nuôi con.
Nhiều lúc tôi buồn bã, chán nản, tự hỏi tại sao mọi thứ trong cuộc đời đến với mình đều khó khăn như vậy. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, đằng nào con trai cũng bị như vậy rồi, tôi còn con gái nữa, vợ chồng còn trẻ, còn khỏe, còn bà con xóm giềng, mình phải vui lên", chú Thành nhớ lại.
Ước mơ cùng vợ đi du lịch khắp nơi
Cô chú đỡ vất vả hơn khi anh Tín có bạn gái. Chị là một người khỏe mạnh, bình thường, đã không ngại đến với anh bằng một tình yêu chân thành. Chị chính là người đã ở bên chăm sóc, động viên, khích lệ anh suốt 4 năm qua, kể từ ngày họ chính thức nhận lời yêu.
Con gái của chú Thành và cô Thư đã kết hôn, có con, hai vợ chồng làm ở Bưu điện thị xã, cuộc sống ổn định. Hiện tại, chú Thành làm thợ hồ, còn cô Thư làm bún, ngày Tết trồng thêm hoa để bán.
Trải qua 37 năm hôn nhân, chú Thành vẫn nhớ lời hứa năm xưa với bà xã rằng: " Dù cuộc sống có khổ nhưng anh hứa với em mình sẽ dành dụm tiền, sau này con cái trưởng thành thì mình đi Đà Lạt, Sài Gòn, Gia Lai, ra Hà Nội thăm Lăng Bác".
Đến giờ rốt cuộc giấc mơ này mới chỉ nhen nhóm được một phần, nhưng chú hy vọng sẽ thực hiện được lời hứa với cô. " Có sướng cùng sướng, có khổ cùng khổ, cố gắng đi du lịch cho biết nhiều nơi, mà đi thì phải có hai vợ chồng", chú Thành cười hiền nói.
Trên hết, mong muốn lớn nhất của cô chú chính là được nhìn các con khỏe mạnh, hạnh phúc, sống cuộc đời bình yên từ nay cho đến về sau.
Vụ viết thư "xin ngủ cùng em đêm nay": Nữ sinh viên rút đơn, người đàn ông phủ nhận Công an quận Hoàng Mai thụ lý, điều tra vụ nữ sinh viên nhận được thư xin "ngủ cùng em đêm nay". Ngày 4-7, nguồn tin cho biết Công an phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đã chuyển hồ sơ vụ một cô gái tố bị người đàn ông quấy rối xảy ra tại phường lên Công an quận Hoàng...