Nữ sinh viên Đại học Ngoại ngữ Huế đoạt Quán quân ‘Hoa khôi Đại học Huế 2020′
Vượt qua 20 thí sinh còn lại trong đêm chung kết, thí sinh Võ Thị Ý Nhi (SBD 25) đến từ Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế đã giành ngôi vị Quán quân ‘Hoa khôi Đại học Huế 2020′.
Tối 25/7, tại Nhà hát Sông Hương (TP Huế) diễn ra chung kết Hoa khôi Đại học Huế 2020, với màn so tài ấn tượng của 21 thí sinh đến từ các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc Đại học Huế.
Nhà hát Sông Hương, nơi diễn ra chung kết “Hoa khôi Đại học Huế 2020″.
Trải qua các phần thi trang phục áo dài, trang phục dạ hội và phần thi ứng xử (dành cho top 5 thí sinh xuất sắc nhất), Ban tổ chức đã xác định được quán quân “Hoa khôi Đại học Huế 2020″. Đó là Võ Thị Ý Nhi (SBD 25) đến từ Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế. Với gương mặt khả ái và những màn so tài ấn tượng trước đó, mà đặc biệt là phần thi ứng xử hết sức tự tin xuất sắc, Ý Nhi đã vượt qua 20 thí sinh còn lại tại đêm chung kết để đoạt ngôi vị cao nhất của “Hoa khôi Đại học Huế 2020″.
Theo ban tổ chức, “Hoa khôi Đại học Huế” là một sân chơi có truyền thống, được Đại học Huế tổ chức chuyên nghiệp qua các năm 2008, 2010, 2012, đã tuyển chọn được các gương mặt tiêu biểu cho vẻ đẹp trí tuệ của sinh viên Đại học Huế. Sau hơn 7 năm gián đoạn, “Hoa khôi Đại học Huế 2020″ đã quay trở lại với chủ đề “Nữ sinh Đại học Huế tỏa sáng cùng tri thức”.
Võ Thị Ý Nhi, với gương mặt khả ái, trong phần thi trang phục đầm dạ hội.
Đặc biệt trong lần tổ chức này, Đại học Huế vinh dự là đơn vị hỗ trợ tuyển sinh khu vực miền Trung cho cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020, do Báo Tiền Phong phối hợp với Công ty Sen Vàng tổ chức.
Á khôi 1 Hồ Diệp Sương trong phần thi trang phục áo dài.
Ngay từ tháng 6/2020, cuộc thi đã sôi nổi khởi động tại các khoa trực thuộc, trường thành viên Đại học Huế, với hơn 500 thí sinh tham gia. Đến cuối tháng 6, ban tổ chức cuộc thi đã chọn được 51 thí sinh tham gia vào vòng sơ khảo.
Á khôi 2 Võ Lê Quế Anh với đầm dạ hội.
Kết quả, có 30 thí sinh lọt vào bán kết Hoa khôi Đại học Huế diễn ra vào ngày 12/7 vừa qua, tại Hội trường Đại học Huế, số 1 Điện Biên Phủ, TP Huế.
Điểm nhấn trong cuộc thi lần này là nhiều nội dung, hình thức cuộc thi gắn với hình ảnh của Huế, với xuyên suốt từ vòng sơ khảo đến chung kết, đều tổ chức phần thi áo dài.
3 gương mặt Võ Thị Ý Nhi (SBD 25), Hồ Diệp Sương (SBD 31) và Võ Lê Quế Anh SBD 03) trong phần thi trang phục đầm dạ hội.
Ngoài các trang phục áo dài nhiều màu, ban tổ chức kết nối nhà tài trợ để có một bộ áo dài đồng phục màu tím Huế cho tất cả thí sinh, qua đó, chụp ảnh và quảng bá hình ảnh áo dài Huế, nữ sinh Huế.
Video đang HOT
Ngoài những màn tranh tài ấn tượng, 21 thí sinh lọt vào chung kết còn tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa.
Ngoài ngôi quán quân, Võ Thị Ý Nhi còn được trao thêm giải thưởng phụ.
Đó là chương trình thiện nguyện tại Cơ sở bảo trợ và hướng nghiệp trẻ em Xuân Phú (phường Xuân Phú, TP Huế). 21 thí sinh đã có các hoạt động giao lưu văn nghệ, thăm hỏi, tặng quà, tổ chức hoạt động cộng đồng cho các em thiếu nhi. Trên cơ sở đó, các thí sinh xây dựng kế hoạch, dự án thiện nguyện, lan tỏa giá trị nhân văn và nét đẹp của nữ sinh Đại Học Huế. Dịp này, Ban tổ chức đã trao 30 suất quà cho các em thiếu nhi tại đây, phần quà là do các bạn thí sinh tự chọn và gói quà. Nguồn kinh phí được Đại học Huế trích từ nguồn tài trợ của các nhà tài trợ.
Thí sinh gây ấn tượng với phần biểu diễn tài năng tại đêm chung kết.
Ngoài ra, các thí sinh còn trải qua phần thi hùng biện “Bản lĩnh Hoa khôi Đại học Huế”. Đây là cơ hội để các bạn nữ sinh tranh biện về các chủ đề liên quan đến tuổi trẻ và bảo vệ môi trường. Chương trình bình chọn “Nữ sinh được yêu thích nhất” trên trang fanpage “Hoa khôi Đại học Huế 2020″ cũng là nội dung nhằm lan tỏa hình ảnh thí sinh với trang phục áo dài đến với giới trẻ, công chúng.
Một tiết mục biểu diễn sôi động, lạ mắt.
Cơ cấu giải “Hoa khôi Đại học Huế 2020″:
Hoa khôi được trao vương miện, giải thưởng trị giá: 88.900.000đ (gồm: 20.000.000đ tiền thưởng, giấy chứng nhận của BTC, 01 xe máy Piaggio Liberty 48.900.000đ từ Công ty TNHH thương mại Thảo Ái – Chi nhánh Huế; và nhiều phần thưởng khác đến từ các nhà tài trợ Hoa Nghiêm Bridal và Trung tâm Việt Trung Huế.
Á khôi 1 nhận giải thưởng trị giá 22.000.000 đồng (gồm: 15.000.000 đồng tiền thưởng, giấy chứng nhận của BTC và các phần thưởng khác đến từ nhà tài trợ Hoa Nghiêm Bridal, Trung tâm Việt Trung Huế).
Á khôi 2 nhận giải thưởng trị giá 17.000.000 đồng (gồm 10.000.000đ tiền thưởng, giấy chứng nhận của BTC, và các phần thưởng từ các nhà tài trợ Hoa Nghiêm Bridal, Trung tâm Việt Trung Huế).
Danh ca Dương Triều Vũ làm nóng khán phòng.
Các giải phụ gồm: Giải thưởng Nữ sinh viên mặc áo dài đẹp nhất, Nữ sinh viên mặc trang phục dạ hội đẹp nhất, Nữ sinh viên mặc trang phục thể thao đẹp nhất, Nữ sinh viên tài năng, Nữ sinh viên hùng biện hay nhất, Nữ sinh viên được yêu thích nhất trên mạng xã hội, Nữ sinh viên tình nguyện vì cộng đồng.
Cuộc thi Hoa khôi Đại học Huế 2020 tiếp nối, duy trì truyền thống các cuộc thi Hoa khôi Đại học Huế trước đây nhằm tôn vinh và quảng bá vẻ đẹp về tâm hồn, nhân cách, lối sống cũng như việc rèn luyện thể chất, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh của nữ sinh viên Đại học Huế, là sân chơi bổ ích, quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch, giáo dục của TT-Huế đến bạn bè cả nước. Đặc biệt, Hoa khôi và hai Á khôi Đại học Huế năm 2020 được đặc cách vào vòng chung khảo Hoa hậu Việt Nam khu vực phía Nam.
Dưới đây là những hình ảnh đáng nhớ của đêm chung kết “Hoa khôi Đại học Huế 2020″:
Võ Thị Ý Nhi (SBD 25), Hồ Diệp Sương (SBD 31) và Võ Lê Quế Anh SBD 03) trong giây phút đăng quang đáng nhớ.
Thi áo dài tại đêm chung kết.
Phần thi đầm dạ hội.
Các ca sĩ khuấy động khán phòng đêm chung kết.
Khán giả Huế hào hứng với đêm chung kết “Hoa khôi Đại học Huế 2020″.
Những gia đình 'vật vã' vì con thi cuối cấp
Cứ sáng thứ 7, chủ nhật là chị Hải Đường lại vất vưởng ở một quán cà phê cách lớp học thêm khoảng 50m để 'gác cửa', chống con trai trốn học.
Hải Dương - con trai chị Đường đang học lớp 9. Ngay từ khi con mới lên cấp 2, người mẹ này xác định phải thi được vào một trường cấp 3 "loại tốt" nên đã tạo áp lực từ sớm, đề phòng cậu con chểnh mảng, học lên cao sẽ càng đuối.
"Giờ thi lên cấp 3 khó hơn đại học, lơ là là hỏng ngay", chị nêu quan điểm với chồng khi anh phàn nàn và xót xa vì con học thêm quá nhiều.
Ngay sau khi kết thúc kỳ một năm lớp 6, chị Đường đã tìm các thầy cô "có tiếng" dạy Toán, Văn, Ngoại ngữ cho con đi học thêm, dù xa cũng không nản. Sau giờ tan học, chị đứng sẵn ở cổng trường chở con đến các lớp luyện, mưa to nắng cháy cũng không nghỉ buổi nào. Cả tuần, cậu bé Dương chỉ được nghỉ sáng và chiều ngày thứ 7, tối lại học tiếng Anh tại một trung tâm ngoại ngữ.
Đến đầu năm lớp 9, khi bà mẹ quá sốt ruột nên tăng gấp đôi thời gian học thêm cho cậu bé, mỗi môn hai thầy. Hải Dương lập tức "nổi loạn". Cậu hét lên: "Ngoài học, mẹ có cho con được sống không?". Từ lần đó, Dương xin mẹ tự đi xe đạp điện đến lớp nhưng giữa buổi là cậu trốn học, chạy đi đá bóng, mua truyện tranh.
Nặng lời hay nhỏ nhẹ không thu về kết quả, chị Đường họp gia đình để làm tư tưởng cho con trai: "Ngoài thầy cô, vào trường tốt con được học với những bạn giỏi giang, thông minh. Bạn bè sẽ hỗ trợ, đồng hành rất tốt với con sau này. Giàu vì bạn, sang vì vợ là vậy con ạ".
Phụ huynh xem điểm thi vào một trường THPT trọng điểm tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ảnh: Hải Hiền.
Để tiếp tục thực hiện kế hoạch, chị Đường lên tận phòng hiệu trưởng xin cho con không học bán trú buổi chiều. Thay vào đó chị mời thầy cô giỏi, bố trí lớp học thêm ngay tại nhà để con không phải di chuyển xa, tránh mệt mỏi. Trước bàn học của Dương, chị còn ghi dòng chữ "Không nỗ lực toàn diện thì chỉ trông chờ vào may mắn!", với mong muốn con hiểu và nỗ lực hết mình.
Tháng đầu tiên, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Sang tháng thứ 2, Dương nhiều lúc đang học xin thầy ra ngoài rồi không thấy về. Thầy cô gọi điện phản ánh, chị Đường lại bỏ dở việc cơ quan nháo nhác đi tìm con. Khi tìm thấy Dương, lúc cậu đi đá bóng, lúc trong hiệu sách đọc truyện.
Càng gần cuối năm học chị Đường càng lo lắng vì kỳ thi quan trọng sắp tới. Để chắc chắn con không bỏ học đi chơi giữa chừng, chị thay đổi kế hoạch, dồn tất cả các buổi học thêm vào cuối tuần, mẹ đưa đi và ngồi canh cửa lớp cho đến khi tiết học kết thúc. Bạn bè rủ rê đi chơi chị đều báo bận.
"Chồng còn đùa tôi như mật thám, suốt ngày rình mò con. Nhưng để cháu đi đúng lộ trình, tôi không có cách nào khác", người mẹ bộc bạch.
Nửa năm tập trung cho con ôn luyện cấp 3, chị Đường giảm mất 3 kg, hai mắt trũng sâu vì thiếu ngủ. Công việc tại cơ quan cũng bê trễ vì đi muộn về sớm giám sát con trai.
Nhiều lần, cậu con thứ hai mè nheo việc mẹ không đưa đi chơi cuối tuần, chị từ chối thẳng thừng và còn cảnh báo: "Vài năm nữa đến lượt anh đấy". Nghe thấy vậy, cậu bé òa khóc, nhất quyết xin mẹ cho đúp với lý do "Con không muốn học như anh đâu, mệt lắm".
Khác nhà chị Đường, bé Phương Ly, con chị Thu Hằng (Cầu Giấy, Hà Nội) năm nay mới hết cấp 1, chuẩn bị thi lên cấp 2 nhưng ngay từ nhỏ đã nhận thức tầm quan trọng của việc học. "Không có chuyện thiếu ý chí, khát vọng mà lại cho kết quả tốt đâu", cô bé 11 tuổi nhắc đi nhắc lại câu nói của mẹ mỗi khi ai hỏi sao học thêm nhiều thế.
Để thi vào một trường công trọng điểm của thành phố, chị Hằng đã định hướng học thêm cho con ngay từ cuối năm lớp 4. Thời điểm này, Ly cùng với hơn 200 bạn khác thi vào một lò luyện Toán để phân loại lớp. Đề thi có tổng 10 câu trong đó có 3 câu nằm trong chương trình ở lớp còn lại 7 câu hoàn toàn mới. Cô bé ngồi được 30 phút, ra khỏi phòng thi thử liền bật khóc nức nở vì không hiểu gì .
"Chả hiểu học hành trên lớp kiểu gì mà toàn 9 với 10, ra ngoài trung tâm thi thử toàn trứng với gậy", người mẹ 37 tuổi thở dài và thấy quyết tâm tìm thầy luyện cho con là chính xác.
Theo chị Hằng, nếu không đỗ vào trường công thì phải cho con học trường tư đóng nhiều tiền. Gia đình chị không đủ khả năng chi trả 6-7 triệu/tháng cho con theo học nên phải đầu tư thời điểm này. "Trường công chất lượng cao gần nhà giờ cũng một chọi mười mấy, gay cấn hơn thi đại học", người mẹ thở dài.
Dịch Covid-19, các lớp học thêm của con gái đều tạm nghỉ, Ly có nhiều thời gian rảnh hơn. Một lần thấy con lôi truyện tranh ra đọc trong giờ mẹ quy định học, chị Hằng mang toàn bộ 100 quyển truyện của con ra sân đốt sạch với lý do: "Truyện không giúp con học giỏi hơn".
Sau nghỉ dịch, lịch học của Ly trở nên dày đặc để theo kịp chương trình. Các lớp học thêm học bù dẫn tới trùng nhau. Có thời điểm cô bé 10 tuổi vừa ngồi trên xe máy mẹ đèo vừa làm bài thi online của lớp Toán, trong khi mới kết thúc lớp học Văn trước đó. Sau bài kiểm tra làm vội trên đường, Ly còn tiếp tục tham gia một lớp tiếng Anh khác cách nhà tầm 10 km.
Để phục vụ con học tập, chị Hằng trở thành xe ôm, đi đến đâu mẹ cũng đưa đón. Gần đây thấy con mệt mỏi, chị lên diễn đàn dành cho cha mẹ hỏi bí quyết tỉnh táo trước kỳ thi. Nhiều người khuyên nên để con nghỉ ngơi, chị gạt đi: "Nước đến chân rồi, nghỉ ngơi sao được".
Ngoài đầu tư tiền bạc, ở nhà người mẹ này cũng tạo không gian tốt nhất cho con học tập. Tivi nửa năm nay mốc meo vì không sử dụng, điện thoại cá nhân chị và chồng cũng cài chế độ im lặng sợ tiếng ồn ảnh hưởng đến chuỗi suy nghĩ của con. Chị còn học nấu những món ăn mát mẻ ít đường thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ để con có cơ thể nhẹ nhõm, tránh đầy bụng. Thời gian này, chị Hằng cũng cáo bận về quê thăm bố mẹ dù trước đó cứ cách tuần lại về một lần.
Kỳ tuyển sinh tới, chị mua 10 bộ hồ sơ tại các trường khác nhau đăng ký cho con gái, từ trường công đến trường tư. "Cứ thi cho chắc ăn", chị nói với con. Từ đầu tháng 6, trung bình một tuần Ly thi một trường. Hai trường đầu tiên kết quả thiếu 0,5 điểm, mẹ đều than trời, dồn sức ép con học thi những trường tiếp theo. May mắn đến trường thứ 3 khi biết điểm đỗ, chị mới dám hủy tất cả những trường còn lại để con có thời gian nghỉ ngơi sau chuỗi ngày dài chỉ biết học tập và ôn luyện.
Người mẹ này cho biết, chị không phải trường hợp cá biệt khi tạo áp lực học hành cho con bởi giờ bọn trẻ đều thông minh, gia đình nào cũng đầu tư mạnh, bạn nào cố gắng sẽ có kết quả tốt hơn.
"Thời tôi từ cấp 1 lên cấp 2 rất đơn giản, ngồi tại trường thi Toán Văn là xong, trừ những bạn thi riêng sang trường chuyên. Còn giờ thì thấy bạn nào cũng hùng hục học như thi chuyên cả lượt", nói rồi chị chép miệng.
Tôi đã học được gì trong gần 3 năm đại học? Hồ Ngọc Tài là sinh viên năm 3, khoa NN&VH Hàn Quốc, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Cậu bạn nhiều tài năng này đã có 3 năm được vinh dự đứng trong hàng ngũ của Đảng, là sinh viên được xếp loại học lực xuất sắc. Thấm thoát cũng sắp trôi qua năm thứ 3 dưới mái trường Đại học...