Nữ sinh trở thành Đại sứ Thụy Điển trong một ngày
Em Trần Hà Anh, sinh viên 20 tuổi của Đại học Luật Hà Nội, đã có một ngày đóng vai Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi, theo chương trình Trao quyền cho trẻ em gái – Girls Takeover 2024.
Nữ sinh Trần Hà Anh và Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi. ẢNH: PLAN INTERNATIONAL VIỆT NAM
Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Trẻ em gái 11.10, Đại sứ quán Thụy Điển và tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức sự kiện Trao quyền cho trẻ em gái – Girls Takeover 2024.
Video đang HOT
Đây là sáng kiến được tổ chức hàng năm nhằm thúc đẩy bình đẳng giới thông qua việc trao quyền cho trẻ em gái và nữ thanh niên trải nghiệm các vai trò lãnh đạo. Tham gia hoạt động, các em gái không chỉ được tạo điều kiện để thể hiện tiềm năng lãnh đạo của bản thân, mà còn có cơ hội đóng góp tiếng nói chung vào những vấn đề có liên quan trực tiếp tới các em trong xã hội.
Năm nay, nữ sinh Trần Hà Anh đã trải qua một ngày trên cương vị Đại sứ Thụy Điển Johan Ndisi.
Bên cạnh việc trải nghiệm một ngày làm đại sứ, Hà Anh còn có cơ hội được tham gia vào một cuộc thảo luận vô cùng ý nghĩa xoay quanh chủ đề tạo cơ hội và trao quyền lãnh đạo cho phụ nữ và trẻ em gái.
Nữ sinh Trần Hà Anh và chứng nhận tham gia sự kiện. ẢNH: PLAN INTERNATIONAL VIỆT NAM
Chia sẻ sau ngày trải nghiệm, Hà Anh xúc động nói: “Girls Takeover 2024 là minh chứng cho tiềm năng to lớn của trẻ em gái và nữ thanh niên trong việc dẫn dắt và tạo ra những thay đổi tích cực. Chương trình này trao cho chúng tôi cơ hội để cất lên tiếng nói của mình, đối mặt với các thách thức và hành động tìm ra những giải pháp thiết thực. Đây mới chỉ là bước khởi đầu mà thôi!”.
Trong sự kiện, Đại sứ Ndisi nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ của Thụy Điển trên hành trình hướng tới bình đẳng giới: “Thông qua việc hỗ trợ và ủng hộ thế hệ tiếp theo – thế hệ của những nữ lãnh đạo trẻ, chúng tôi kỳ vọng phá bỏ những định kiến giới truyền thống. Khi một em gái được trao quyền và trao cơ hội, em sẽ không chỉ có khả năng thay đổi cuộc đời của chính mình, mà còn có năng lực đồng thời thay đổi cuộc đời của gia đình và cộng đồng địa phương”.
Qatar và Iran triệu Đại sứ Thụy Điển để phản đối vụ báng bổ kinh Koran
Bộ Ngoại giao Qatar ngày 20/7 cho biết đã triệu Đại sứ Thụy Điển tại nước này để gửi công hàm phản đối vụ việc mà Qatar coi là hành vi mang tính báng bổ kinh Koran mới xảy ra gần đây ở thủ đô Stockholm.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Qatar nêu rõ nước này sẽ yêu cầu giới chức Thụy Điển "thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn chặn những hành vi đáng hổ thẹn này".
Cùng ngày, hãng thông tấn IRNA của Iran cũng đưa tin nước này đã triệu Đại sứ Thụy Điển tại Tehran để phản đối hành động thiếu tôn kính đối với kinh Koran. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cho biết Iran lên án mạnh mẽ việc lặp đi lặp lại các hành động báng bổ kinh Koran tại Thụy Điển. Iran yêu cầu Chính phủ Thụy Điển phải chịu trách nhiệm trước những hậu quả của hành vi kích động cảm xúc của người Hồi giáo trên khắp thế giới.
Người Hồi giáo Iraq tuần hành phản đối việc đốt kinh Koran bên ngoài đại sứ quán Thụy Điển ở thủ đô Baghdad, ngày 30/6/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trước đó, Chính phủ Iraq đã có bước đi mạnh mẽ hơn khi yêu cầu Đại sứ Thụy Điển tại Baghdad phải rời lãnh thổ Iraq, đồng thời triệu Đại biện lâm thời của nước này tại Thụy Điển về nước. Bên cạnh đó, Chính phủ Iraq cũng đã đình chỉ giấy phép hoạt động của công ty Ericsson của Thụy Điển trên lãnh thổ Iraq.
Những động thái trên diễn ra sau khi một nhóm người biểu tình ở Thụy Điển đã có hành động đá vào cuốn sách mà họ gọi là kinh Koran. Ban đầu, những người này còn lên kế hoạch đốt quyển sách nhưng đã thay đổi vào phút cuối.
Vụ việc này, cùng với vụ một người tị nạn Iraq đốt bản sao kinh Koran ngay trước đền thờ Hồi giáo lớn nhất ở Stockholm trong ngày đầu tiên của lễ Eid al-Adha hôm 28/6, đã khiến nhiều chính phủ và người dân các nước theo đạo Hồi tức giận. Trong ngày 20/7, hàng trăm người ở Baghdad đã biểu tình và phóng hỏa trước Đại sứ quán Thụy Điển để phản đối những hành động báng bổ kinh Koran ở Stockholm.
Iraq trục xuất Đại sứ Thụy Điển Iraq ngày 20/7 trục xuất Đại sứ Thụy Điển để phản đối một kế hoạch đốt kinh Koran ở Stockholm, sự việc khiến hàng trăm người biểu tình xông vào và đốt phá Đại sứ quán Thụy Điển ở thủ đô Iraq. Người biểu tình đốt phá Đại sứ quán Thụy Điển tại Iraq. Ảnh Reuters. Chính phủ Iraq trong tuyên bố đưa...