Nữ sinh TQ xinh đẹp hứng “gạch đá” vì giả dạng thượng lưu: Liên quan vấn đề nhức nhối khiến ông Tập “đau đầu”?
Một nữ sinh ở Trung Quốc bất ngờ trở thành hiện tượng gây tranh cãi trên MXH Weibo sau khi đăng các video về cuộc sống thượng lưu thử nghiệm trong 21 ngày lên MXH.
Từ dự án thử nghiệm của trường
Zou Yaqi là sinh viên của Học viện Mỹ thuật Trung ương tại Trung Quốc. Khi phải làm dự án tốt nghiệp, cô quyết định thực hiện tác phẩm nghệ thuật trình diễn có tên tạm dịch là “Quyền sở hữu thoáng qua”.
Theo đó, cô bỏ ra 21 ngày ở Bắc Kinh khi tham gia dự án thử nghiệm dự án này. Cô đã được ngủ trong phòng khách sạn xa hoa, thử đồ trang sức đắt tiền, làm việc tại văn phòng của hãng nội thất Ikea và ăn uống miễn phí trong khi khoác lên người những bộ trang phục sang trọng, nhẫn kim cương và túi Hermes xa xỉ… nhưng thật ra tất cả đều là hàng giả. Cô tô son môi đỏ rực để trông thật giống một người nổi tiếng.
Với ngoại hình sang trọng đó, trong suốt 21 ngày, Zou tìm được cách ăn uống, ngủ nghỉ miễn phí mà chẳng ai nghi ngờ gì. Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong các clip trên Weibo, Zou cho thấy mình đang ăn đồ ăn nhẹ miễn phí tại các trung tâm thương mại, ngủ trên những chiếc ghế dài sang trọng và thử những bộ quần áo đắt tiền.
Cô đã chọn những nơi mà cảm thấy tương đối an toàn, chẳng hạn như hành lang khách sạn và chuỗi nhà hàng Haidilao. Chẳng hạn, cô tắm rửa ở nhà vệ sinh tại khu thương gia ở sân bay, ngủ đêm ở khu nhà hàng mở suốt ngày đêm. Ban ngày, cô đi vào được phòng chờ hạng thương gia, ăn buffet miễn phí ở đó, thậm chí còn lấy được một ít bánh mỳ kẹp và bánh sừng bò để dự trữ. Có đêm, Zou ngủ ngay tại sofa của phòng chờ này. Sau khu vực sân bay, Zou đến các siêu thị, ăn thử các món ăn đang được giới thiệu ở đó. Thậm chí, Zou cũng có thể đi nhờ xe của những người lạ.
Viết trên Weibo, cô nói rằng, dự án này xuất phát từ sự quan tâm lâu dài của cô về việc liệu một người có thể sống bằng “vật chất dư thừa” do xã hội tạo ra hay không.
“Theo kinh nghiệm của tôi, thật thú vị khi thấy các những vật chất này được phân phối, chúng thường được giao cho những người trông có vẻ như họ đã có đủ của cải trong cuộc sống – họ có thể ngủ miễn phí trong hành lang khách sạn xa hoa, tắm trong sân bay và sử dụng các bể bơi khách sạn miễn phí, ăn tiệc buffet, hoặc thưởng thức đồ ăn nhẹ và rượu tại các cuộc đấu giá”, cô viết và nhấn mạnh: “Vì vậy, tôi đã giả vờ trở thành một người như vậy … và sống bằng những vật chất dư thừa này”.
Bùng nổ những tranh cãi gay gắt
Mọi việc lẽ ra sẽ không có gì để nói đối với Zou Yaqi nếu cô không đăng clip kể về 21 ngày “sống như vua” này lên mạng xã hội và bất ngờ bị rơi vào cuộc tranh cãi gay gắt về vấn đề bất bình đẳng xã hội đang dậy sóng ở Trung Quốc.
Cô Zou đã dành 21 ngày ở Bắc Kinh để ăn và ngủ miễn phí những nơi giới thượng lưu hay lui tới. Ảnh: Weibo
Thật sự là sau khi ghi lại trải nghiệm của mình, cô đã trưng bày các video tại học viện vào tháng 6. Đến tháng 9, Zou đăng vài clip của dự án trên Weibo nhưng không hề “chuẩn bị” cho cuộc tranh cãi nổ ra từ đó. Cô đã không thể ngờ mọi việc lại diễn biến theo chiều hướng như thế này và bất đắc dĩ trở nên nổi tiếng theo cách không hề mong muốn.
Video đang HOT
Bởi thực tế thì những cảnh quay trong video này không hề lừa đảo mà nó là một dự án dành cho một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Trung ương ở Bắc Kinh. Zou Yaqi cũng đã nói rõ rằng, đây là một “dự án học tập” của cô.
Nhưng dự án vẫn làm bùng nổ nhiều phản ứng trái chiều ở Trung Quốc. Một số người nói rằng đây là dự án có ý nghĩa, trong khi một số người gọi cuộc thử nghiệm của cô nữ sinh này là “một trò chơi khăm để có được đồ ăn và thức uống miễn phí”. Dự án của cô còn bị chỉ trích có thể khiến nhiều học sinh, sinh viên hiểu sai lệch, tìm cách gian dối, hoặc tin rằng con người bao giờ cũng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.
Một người khác để lại bình luận dưới mô tả của cô về việc lẻn vào phòng chờ sân bay hạng nhất như: “Lợi dụng lỗ hổng chính sách”. Không ít dân mạng chỉ trích Zou “kẻ thượng lưu giả dạng” và “lợi dụng lối sống xa hoa”. Cụm từ “quý cô giả mạo” cũng xuất hiện trong tiêu đề của một số tin lan truyền về dự án mà nữ sinh ngành nghệ thuật tham gia. Nhiều người lên án cô về cái sự “giả vờ là người thuộc giới thượng lưu” và “lợi dụng lối sống xa hoa”, trong đó cụm từ “quý cô giả mạo” xuất hiện trong tiêu đề của một số trang blog lan truyền về dự án của cô Zou.
Bản thân Zou cũng thấy mình bất ngờ bị vướng vào làn sóng phản ứng dữ dội đang diễn về chống chủ nghĩa vật chất và bất bình đẳng giàu nghèo ở Trung Quốc.
“Đánh” vào nỗi đau bất bình đẳng giàu nghèo
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng trở thành vấn đề xã hội gây chia rẽ sau sự tăng trưởng vượt bật thiếu bền vững của Trung Quốc trong những thập kỷ qua và nó dường như lại được nhìn thấy rõ qua những video của cô nữ sinh Zou.
Cô Zou có những trải nghiệm như giới thượng lưu trong những khách sạn hạng sang nhưng hoàn toàn miễn phí. Ảnh: Weibo
Bất bình đẳng giàu nghèo lại nổi lên như mối quan tâm lớn trong thời gian gần đây sau khi chính phủ siết chặt quản lý đối với người nổi tiếng, trong đó thu nhập của những ngôi sao hàng đầu như Trịnh Sảng đang bị giám sát chặt chẽ khi có thông tin tiết lộ nữ diễn viên này mỗi ngày kiếm được nhiều tiền hơn so với đa số người làm cả năm.
Vào tháng 8, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc bây giờ phải hướng tới hệ thống xã hội công bằng hơn, chăm sóc những người chưa giàu có khi đất nước đã thoát khỏi nghèo đói, với cái mà ông gọi là “thịnh vượng chung”.
Trả lời trên Weibo, nữ sinh Zou giải thích với những người chỉ trích rằng, bản thân không phải quý cô thượng lưu và chỉ giả vờ như vậy để tham gia dự án. Cô thực hiện dự án này để khám phá “những vật chất dư thừa” và cũng không phải để thảo luận sự chênh lệch giàu nghèo, hay việc người giàu thì thường được ưu đãi hơn trong một xã hội trọng vật chất.
“Khoảng cách thịnh vượng và sự phân tầng giai cấp chỉ là tạm thời, mọi người sẽ đạt đến sự thịnh vượng chung sớm hay muộn mà thôi”, cô nói.
Một số người có cái nhìn tích cực hơn về thử nghiệm của Zou, chỉ ra rằng, trải nghiệm của cô khác với trải nghiệm của Tam Mao, một nhân vật hoạt hình trẻ em nổi tiếng được tạo ra vào những năm 1930, được một số người so sánh với cô. Trong khi bộ truyện về Tam Mao, nhân vật chính này chỉ có ba cộng tóc, điều này ý muốn nói là cậu bị suy dinh dưỡng do nghèo đói.
Tạp chí Nanfengchuang có trụ sở tại Quảng Châu cho biết: “Chúng tôi có thể tự tin nói rằng cô ấy đã sống 21 ngày trong đô thị tự do, dựa vào lòng khoan dung và lòng tốt của xã hội thương mại của chúng ta”.
Giả làm người giàu để trải nghiệm cuộc sống thượng lưu mà không tốn xu nào, hành động của nữ sinh viên gây tranh cãi dữ dội
Trải qua 3 tuần sống ở thành phố đắt đỏ nhưng cô gái trẻ này không hề tốn một xu nào, lại còn nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt.
Cách đây không lâu, đoạn video ngắn do nữ sinh viên có tên Trâu Nhã Kỳ chia sẻ đã khiến cộng đồng mạng há hốc mồm kinh ngạc đồng thời cũng gây ra hàng loạt tranh cãi xung quanh thông điệp mà đoạn video truyền tải.
Trâu Nhã Kỳ là sinh viên đã tốt nghiệp từ trường Nghệ thuật thực nghiệm thuộc Học viện mỹ thuật Trung ương. Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp, Nhã Kỳ quyết định thực hiện một thử nghiệm sống 21 ngày ở Bắc Kinh như một ngôi sao nổi tiếng, sống cuộc sống sang chảnh như một người giàu có thứ thiệt. Điều đặc biệt là trong suốt 3 tuần giả vờ làm người giàu, Trâu Nhã Kỳ đã không cần phải tiêu một xu nào cả. Cô ấy đã trải qua những gì?
Đoạn video đồ án tốt nghiệp của Trâu Nhã Kỳ được đặt tên là "Quyền sở hữu nhất thời". Cô cho biết mục đích của thử nghiệm này không phải để nói về vấn đề phân biệt giàu nghèo hay những ưu đãi của người giàu mà chỉ muốn khám phá về những thứ gọi là "vật chất dư thừa".
Trước khi bắt đầu cuộc thử nghiệm, Trâu Nhã Kỳ đã sắm cho mình hàng loạt những phụ kiện giúp cô tăng phần sang chảnh như túi Hermès, hộp trang điểm, vòng cổ ngọc trai và nhẫn kim cương... Dĩ nhiên tất cả những thứ này đều là hàng "pha-ke" loại nhất. Được biết chiếc nhẫn kim cương sáng chói mà cô đeo trên tay chỉ có giá 18 nhân dân tệ (khoảng 63 nghìn đồng).
Sau khi tân trang ngoại hình trông như một tiểu thư thượng lưu, Trâu Nhã Kỳ đã đến phòng chờ VIP tại sân bay, bước vào một cách tự tin và thoải mái ở đây tận hưởng cách dịch vụ mà không một ai nghi ngờ.
Cô từng đến IKEA và nhà hàng lẩu Haidilao nghỉ chân, ăn uống miễn phí. Cô cũng ghé qua các khách sạn sang trọng để tắm rửa, sử dụng đồ miễn phí và ai cũng nghĩ rằng cô là một tiểu thư thứ thiệt.
Trâu Nhã Kỳ tiết lộ, tại nhà hàng lẩu, một nhân viên tin rằng cô là một cô gái đáng thương vừa bị bạn trai lừa dối, sau đó người này đã tận tình mời cô vào phòng nghỉ cho khách qua đêm để an ủi và mang cho cô rất nhiều loại đồ ăn vặt khác nhau.
Với vẻ ngoài sang trọng, Trâu Nhã Kỳ đã thành công bước chân vào tham gia các buổi đấu giá trang sức của người giàu, đeo thử những món đồ có giá trị hàng chục triệu tệ. Một vị đại gia cô vừa gặp còn cho cô lái thử xe, sau đó đưa cô trở về trường học.
Trong 21 ngày đó, khi không đóng giả làm ngôi sao hay tiểu thư nhà giàu, Trâu Nhã Kỳ lại quay về ngủ tại ghế sofa ở khách sạn, tắm trong phòng khu vệ sinh dành cho phụ nữ có thai, có khi ngủ vạ vật ở cửa hàng thức ăn nhanh... Và cứ đến buổi sáng, Trâu Nhã Kỳ lại bước chân ra đường với thần thái sang chảnh nhất.
Đoạn video thử nghiệm 21 ngày sống miễn phí ở Bắc Kinh như một ngôi sao đã gây ra hàng loạt tranh cãi trên mạng xã hội.
"Thật thú vị! Tôi nghĩ cô gái này rất tuyệt vời! Trong 21 ngày, những gì cô ấy đã học được, sự hiểu biết và suy ngẫm về xã hội có thể vượt xa những gì cô ấy học được trong bốn năm đại học".
"Không thể tin được! 21 ngày chứ không phải một tuần. Tôi thật sự khâm phục lòng dũng cảm, trí tuệ và ý chí của cô gái này".
Bên cạnh những lời tán thưởng, Trâu Nhã Kỳ cũng nhận về không ít sự chỉ trích. Nhiều người cho rằng những gì cô sinh viên làm hoàn toàn là chiêu trò lừa đảo.
Có bình luận nói rằng tại nhà hàng lẩu, Trâu Nhã Kỳ nói dối nhân viên phục vụ rằng đang đợi bạn và vì vậy người phục vụ mới cung cấp thức ăn và nước uống miễn phí, còn tặng cô món quà nhỏ trong thời gian ngồi chờ.
Ngoài ra, hầu hết các dịch vụ mà Trâu Nhã Kỳ tận hưởng đều thật sự miễn phí, bất cứ ai cũng có thể hưởng những điều này. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng do ngoại hình xinh đẹp và sang trọng mà Trâu Nhã Kỳ được phục vụ tốt hơn và được ưu ái hơn những người khác.
Qua thử nghiệm của Trâu Nhã Kỳ có thể thấy được rằng trong xã hội ngày nay, người ta dựa vào ngoại hình và địa vị giả tạo cũng nhận được sự đối đãi đặc biệt. Nhưng cách tiếp cận của Trâu Nhã Kỳ có thể khiến cho nhiều bạn trẻ có cái nhìn lệch lạc về giá trị của con người, nảy sinh ham muốn có được những thứ vật chất hoặc đặc quyền bằng việc lừa dối mọi người.
Đến nhà bạn chơi, cô gái hốt hoảng khi thấy "quàng thượng" có hẳn bàn trang điểm, toilet hồng đặt ngay trong phòng như nữ chủ tịch Hình ảnh được đăng trên mạng xã hội về chú mèo được cưng chiều hết sức đã khiến ai nấy vô cùng bất ngờ. Thời nay, những boss hay "quàng thượng" (chó cưng và mèo cưng) luôn rất được chăm chút, thậm chí chúng còn được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ chẳng khác con người. Mới đây, có cô nàng đã...