Nữ sinh TQ tuyệt vọng khi không được làm cô giáo do… quá lùn
Đại học Sư phạm Thiểm Tây từ chối cấp bằng cho một sinh viên cao 1,4 m, do quy định giáo viên nữ phải cao trên 1,5 m.
Lý được nhận vào Đại học Sư phạm Thiểm Tây năm 2014, nhưng 4 năm sau không được cấp bằng giảng dạy vì không đủ chiều cao. Ảnh: 163.com.
Sinh viên họ Lý theo học ngành tiếng Anh tại Đại học Sư phạm Thiểm Tây thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, nhận được tin cô không được cấp bằng giảng dạy sau cuộc kiểm tra y tế vào giữa tháng 6, SCMP hôm qua đưa tin.
Lý chỉ cao 1m40, trong khi Sở Giáo dục Thiểm Tây quy định các ứng viên nữ phải cao ít nhất 1m50 và nam trên 1m55 mới đủ tiêu chuẩn trở thành giáo viên. Cô cho rằng nhà trường nên thông báo về quy định này khi cô nhập học từ 4 năm trước.
“4 năm đại học của tôi sẽ trở thành vô nghĩa. Thậm chí tôi có thể vi phạm cam kết về miễn trừ học phí với nhà trường nếu không được cấp bằng giảng dạy”, Lý chia sẻ. Những sinh viên theo học ngành sư phạm tại một số trường đại học ở Trung Quốc nếu ký cam kết trở thành giáo viên tại các trường công lập sau khi tốt nghiệp sẽ nhận được học bổng toàn phần, bao gồm học phí và tiền sinh hoạt.
“Chúng tôi không phải người hoạch địch chính sách. Chúng tôi chỉ làm theo quy định của Sở Giáo dục Thiểm Tây. Không chỉ có Lý, nhiều sinh viên khác cũng không được cấp bằng mỗi năm do chiều cao”, phát ngôn viên nhà trường nơi Lý theo học cho biết.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã đặt ra tiêu chuẩn tương đối thấp với các giáo viên tiểu học và cấp hai. Chúng tôi sẽ xử lý trường hợp này sao cho phù hợp và lên kế hoạch hạ tiêu chuẩn vào năm tới”, một quan chức họ Dương tại Sở Giáo dục Thiểm Tây cho biết, nói thêm rằng sở đã yêu cầu các trường đại học thông báo về quy định chiều cao với tân sinh viên các khóa sau.
Thiểm Tây là địa phương mới nhất ở Trung Quốc dự định bỏ yêu cầu về chiều cao đối với giáo viên sau các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây và Giang Tây. Trung Quốc không có quy định chung về chiều cao tối thiểu của giáo viên, sở giáo dục mỗi tỉnh đưa ra tiêu chuẩn riêng.
Theo Ánh Ngọc (VnExpress)
Truyền thông Trung Quốc chỉ trích Mỹ vụ mất ngón tay đất nung Chia sẻ
Truyền thông Trung Quốc chỉ trích việc bảo tàng Mỹ tổ chức tiệc tùng và không có biện pháp bảo vệ phù hợp đối với các đồ cổ giá trị khiến một ngón tay của bức tượng 2.000 năm tuổi bị bẻ gãy và lấy trộm.
Bức tượng binh sĩ của Trung Quốc trước và sau khi bị mất ngón tay cái (Ảnh: SCMP)
Các phóng viên thuộc đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) và hai chuyên gia Trung Quốc tuần này đã tới thăm Bảo tàng Franklin ở Pennsylvania, Mỹ - nơi đang mượn 10 bức tượng binh sĩ trong Đội quân đất nung nổi tiếng thế giới của Trung Quốc để trưng bày.
Chuyến đi của phái đoàn Trung Quốc diễn ra sau khi Michael Rohana, một công dân Mỹ, bị cáo buộc làm gãy và đánh cắp ngón tay cái của bức tượng đất nung 2.000 năm tuổi ở Bảo tàng Franklin hôm 21/12. Khi đó Rohana đã tham dự một bữa tiệc nhân dịp Giáng sinh tại bảo tàng này.
"Việc tổ chức một bữa tiệc bên trong bảo tàng thực sự đã tạo điều kiện cho vụ trộm", CCTV đưa tin ngày 21/2.
Trong khi tham dự bữa tiệc, Rohana đã đi vào căn phòng trưng bày "Đội quân đất nung và vị hoàng đế đầu tiên". Tại đây, thanh niên 24 tuổi đã chụp ảnh chung với bức tượng trước khi làm gãy một ngón tay cái ở bàn tay trái của bức tượng và cho vào túi mang về nhà.
Beijing Youth Daily cho biết cánh cửa phòng triển lãm khi đó không được khóa. Theo các bức ảnh do truyền thông Mỹ công bố, vật cản duy nhất ngăn khách tham quan với các bức tượng cổ của Trung Quốc là một dây chắn an ninh. CCTV đã chỉ trích bảo tàng Mỹ vì không chuẩn bị rào chắn phù hợp tại phòng triển lãm này.
"Một số bảo tàng Mỹ chú trọng đến việc triển lãm tương tác. Do vậy, khách tham quan có thể tiếp cận rất gần các đồ vật được trưng bày và có rất ít biện pháp đặc biệt được trang bị để bảo vệ các đồ vật này", CCTV cho biết thêm, đồng thời đặt câu hỏi tại sao bảo tàng Mỹ mất tới 18 ngày để phát hiện ra kẻ trộm.
Phần ngón tay bị mất của bức tượng đất nung tại Bảo tàng Franklin (Ảnh: CCTV)
Trung tâm Di sản Văn hóa Thiểm Tây, đơn vị sắp xếp cho Bảo tàng Franklin mượn các bức tượng cổ, đã bày tỏ sự phẫn nộ về vụ việc này, kêu gọi phạt nặng Rohana và yêu cầu bảo tàng Mỹ truy cứu trách nhiệm của những người phụ trách an ninh tại bảo tàng. Phía Trung Quốc yêu cầu số tiền đền bù cho thiệt hại này là 4,5 triệu USD.
Sau khi phát hiện ra vụ việc hôm 8/1, Bảo tàng Franklin đã nhờ tới nhóm phụ trách tội phạm nghệ thuật của Cục Điều tra liên bang (FBI) để truy tìm thủ phạm. FBI sau đó đã lần ra dấu vết nơi ở của Rohana và bắt giữ người đàn ông này.
10 bức tượng với kích cỡ bằng người thật được trưng bày tại bảo tàng ở Mỹ là một phần trong đội quân đất nung gồm khoảng 8.000 tượng binh sĩ, ngựa và xe ngựa từng được khai quật ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Được tìm thấy bên trong lăng mộ của hoàng đế Tần Thủy Hoàng, các bức tượng này có niên đại từ năm 210-209 trước Công nguyên và được định giá khoảng 4,5 triệu USD/tượng.
Cuộc triển lãm tại Bảo tàng Franklin bắt đầu mở cửa từ tháng 9 và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng tới. Trong khi đó tại Anh, 10 bức tượng tương tự cũng đã được Trung Quốc cho Bảo tàng Thế giới ở Liverpool mượn cho tới tháng 10 năm nay và được trưng bày sau các tấm kính.
Thành Đạt
Theo Dantri
Theo SCMP
Binh sĩ TQ bất cẩn ném lựu đạn nổ ngay sát chân mình Quả lựu đạn phát nổ chỉ sau đó ít giây và cách binh sĩ Trung Quốc hơn 1 mét. Đoạn video mới được tờ Daily Mail đăng tải dù sự kiện này theo Tân Hoa Xã xảy ra từ năm 2016. Trong video, một binh sĩ tập sự của quân đội Trung Quốc thực hành ném lựu đạn nhưng sự cố không may...