Nữ sinh TQ học múa dao đề phòng yêu râu xanh
Khi bị yêu râu xanh tấn công, các nữ sinh có thể vớ bất cứ vật gì có cạnh sắc ở cạnh mình để tự vệ.
Chương trình học múa dao tự vệ của các nữ sinh sư phạm Trung Quốc
Mới đây, một trường đại học sư phạm ở thành phố Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông đã yêu cầu các nữ sinh viên năm thứ nhất phải tham gia một khóa học múa dao găm trong chương trình huấn luyện quân sự bắt buộc nhằm tăng cường khả năng tự vệ của họ trước những kẻ yêu râu xanh biến thái.
Đây là khóa học võ nằm trong chương trình huấn luyện quân sự đặc biệt
Theo đó, nhà trường đã mời một cựu lính đặc nhiệm Trung Quốc tên là Tân tới để huấn luyện cho 68 nữ sinh năm nhất cách sử dụng dao găm và rèn luyện 8 động tác phòng thủ với dao găm vốn được lực lượng đặc nhiệm sử dụng.
Các nữ sinh học cách sử dụng dao găm dưới sự hướng dẫn của một cựu đặc nhiệm
Theo ông Tân, trong chương trình huấn luyện quân sự kéo dài 5 ngày này, ngoài bài võ dao găm, các nữ sinh còn phải học thêm các động tác điều lệnh và đội ngũ.
Video đang HOT
Đây được coi là những thế võ chống yêu râu xanh hiệu quả
Cựu đặc nhiệm này cho biết: “Bài võ dao găm được sáng tạo để phục vụ mục đích tự vệ. Khi các nữ sinh gặp nguy hiểm, đặc biệt là khi đối mặt với những gã dê xồm, họ có thể nhặt bất cứ thứ gì có cạnh sắc ở gần đó để tấn công”.
Các thế võ với dao găm giúp nữ sinh Trung Quốc tăng cường khả năng tự vệ
Theo quy định của ngành giáo dục Trung Quốc, tất cả học sinh cấp ba và sinh viên năm nhất đại học đều phải tham gia một khóa huấn luyện quân sự bắt buộc, mặc dù nhiều người cho rằng chương trình huấn luyện này không mang nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Theo Danviet
Ấn Độ tăng cường đề phòng Trung Quốc
Dù Ấn Độ đã có những bước đi nhằm tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa New Delhi lơ là vấn đề biên giới.
Tờ Yomiuri Shimbun có trụ sở tại Tokyo dẫn lời lãnh đạo cao cấp của Ấn Độ cho biết, Bộ Quốc phòng Ấn Độ sẽ tăng thêm các đồn biên phòng của mình dọc theo biên giới với Trung Quốc từ 30 điểm hiện tại lên tới 84 điểm.
Theo nguồn tin trên, 54 đồn biên phòng mới sẽ được trang bị thiết bị vệ tinh thông tin và sử dụng điện năng lượng mặt trời, trong khi binh linh sẽ được tổ chức thành một nhóm nghiên cứu, có khả năng lấy dữ liệu và phân tích thông tin.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc gặp nhau tại Arunachal Pradesh
Trước đó theo nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết: "Các đồn biên phòng phải được cải thiện, phải xây dựng thêm cầu đường, cải thiện mạng lưới thông tin. Bởi vì phía trước chúng ta là Trung Quốc".
Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch nhằm đảm bảo sự ổn định của các đơn vị quân đội và ngăn cản sự xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc vào các bang Arunachal Pradesh và Ladakh.
Trước khi đưa ra kế hoạch này, ngày 2/7, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ tổ chức các khóa huấn luyện quân sự cho người dân vùng biên giới với Trung Quốc ở cấp độ dân quân và thậm chí sẽ dạy họ cách sử dụng vũ khí phòng trường hợp điều động thường dân khi có tình huống khẩn cấp.
Động thái này xảy ra sau khi quân đội Trung Quốc đã xâm nhập khu vực hồ Pangong thuộc vùng Ladakh, đông bắc Ấn Độ, và đã chạm mặt với quân đội Ấn Độ vào ngày 27/6.
"Thậm chí người dân vùng biên giới có thể trở thành tai mắt cho chính quyền tại khu vực này. Họ là lực lượng phòng vệ lớn nhất để chống lại bất kỳ hành động hiếu chiến nào của kẻ thù vì họ sống ở đó và canh phòng từng giây từng phút", một quan chức cấp cao thuộc Bộ Nội vụ Ấn Độ cho hay.
Times of India cho biết kế hoạch nói trên cũng là một phần trong kế hoạch lớn của chính phủ Ấn Độ nhằm khiến cho ngày càng có nhiều người sinh sống ở các khu vực biên giới tại vùng Arunachal Pradesh và Ladakh thông qua việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết.
Những người dân này sau đó sẽ được huấn luyện canh phòng và chiến đấu không chỉ để bảo vệ chính bản thân họ, mà còn để bảo vệ biên cương, nhật báo Ấn Độ bình luận.
"Nếu chúng ta cung cấp cho cư dân vùng biên giới những tiện nghi sinh hoạt và cung cấp huấn luyện quân sự thì những vụ xâm nhập biên giới sẽ giảm đáng kể. Đây là cách chúng ta bảo vệ đất nước", một quan chức chính phủ nói.
Được biết, Ấn Độ đã huấn luyện quân sự cho người dân vùng biên giới sau cuộc chiến tranh biên giới Ấn - Trung vào năm 1962. Chính sách ấy tạm dừng vào năm 2001.
Tuy nhiên, các ngôi làng trong vùng Jammu và Kashmir vẫn duy trì hình thức lực lượng bán quân sự, hoạt động dưới sự hỗ trợ của cảnh sát quốc gia. Nhà nước cho phép họ sử dụng vũ khí để chống phiến quân.
Theo_Báo Đất Việt
Đệ nhất phu nhân Mỹ xuống tóc? Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama đã xuất hiện trong chương trình đố vui Jeopardy phát trên truyền hình tối 24-3 (giờ địa phương) với mái đầu trông như bị hói, khiến người xem không khỏi ngạc nhiên Bà Obama đã xuất hiện trong đoạn video phát trên chương trình Jeopardy để quảng bá chiến dịch chống béo phì ở trẻ em...