Nữ sinh TQ bán trứng để thanh toán nợ thẻ tín dụng
Các chuyên gia y tế kêu gọi Chính phủ Trung Quốc ngăn chặn tình trạng mua bán trứng phụ nữ trên thị trường chợ đen.
Những người bán trứng, bao gồm cả học sinh trung học, sẽ nhận được hàng chục ngàn nhân dân tệ từ việc bán trứng cho trung tâm đại diện của những cặp vợ chồng hiếm muộn.
Mặc dù đẻ thuê đã bị cấm ở Trung Quốc, nhưng một số công ty bất hợp pháp vẫn đang kiếm lợi nhuận bằng cách thuyết phục các cô gái trẻ bán trứng của họ. “Chúng tôi thường chọn những cô gái ở độ tuổi 20.
Trứng của họ là tốt nhất”, giám đốc một công ty đại diện cho biết. Người này còn nói thêm rằng giá trứng của những người người như vậy khoảng từ 30.000 nhân dân tệ (khoảng 4.834 USD) đến 100.000 nhân dân tệ (khoảng 16.116 USD).
Để có được giá cao hơn, công ty sẽ kiểm tra nền tảng giáo dục, chiều cao, nhóm máu và mọi thứ từ các cô gái để chứng minh họ có loại gen tốt. Bù lại, các cô gái đó sẽ được nhận một khoản tiền xứng đáng.
Được nhận ngay một khoản tiền trên 30.000 nhân dân tệ, dĩ nhiên, quá hấp dẫn đối với họ. Một học sinh trung học 18 tuổi nói với một phóng viên của CCTV rằng cô bán trứng để thanh toán nợ thẻ tín dụng.
Một số trung tâm môi giới tại TP Quảng Châu cho hay đã thu của các cặp vợ chồng vô sinh hơn 193.000 USD nếu muốn sinh được một bé trai. Chi phí trọn gói này bao gồm tiền mua trứng, dịch vụ đẻ thuê và phí phá thai nếu thai nhi là con gái.
Một người bán trứng đang được kiểm tra sức khỏe. Ảnh: SMP
Pháp luật Trung Quốc cấm hành vi mua bán trứng phụ nữ nhưng họ có thể hiến tặng trứng đến 3 lần.
Các chuyên gia y tế cảnh báo về rủi ro trong quá trình hiến tặng trứng. Tiến sĩ Suen Sik-hung, một bác sĩ sản khoa tư nhân ở Hồng Kông, cho biết.
“Việc lấy trứng cần phải tiêm một liều lượng thuốc nhất định để kích thích buồng trứng trước khi hoạt động. Điều này có thể gây hại cho buồng trứng.
Video đang HOT
Đối với phụ nữ trẻ, việc kích thích buồng trứng bằng một lượng thuốc lớn có thể thu được hơn 20 trứng/ lần nhưng có nguy cơ khiến buồng trứng nở to. Một số trường hợp còn gây chảy máu hoặc thậm chí là hoại tử, dẫn đến sự vô sinh”.
Tỷ lệ vô sinh của người trong lứa tuổi sinh đẻ tại Trung Quốc đã tăng từ 3% trong 2 thập kỷ trước lên đến khoảng 12,5% – 15% vào năm 2009. Hơn 50 triệu người Trung Quốc bị chẩn đoán là vô sinh.
Theo Hiểu Minh, một giáo sư nghiên cứu tại Quảng Đông, cho rằng việc thiếu quy định và thông tin y tế có thể dẫn đến việc phụ nữ bán trứng lấy tiền. Ông nói: “Đây không phải là điều mới ở Trung Quốc. Cơ thể con người đang trở thành một thứ hàng hóa. Rất khó để cấm dịch vụ đẻ thuê bởi công nghệ hỗ trợ sinh sản đã trở thành một phần cuộc sống chúng ta.
Thị trường chợ đen này đang phát triển mạnh và cần phải có một hệ thống quy pháp toàn diện giữa các cơ quan y tế, các chuyên gia cùng với Chính phủ. Nếu không, các hoạt động bấp hợp pháp, quyền phụ nữ và trẻ em cũng như sự mất cân bằng giới tính sẽ không bao giờ được giải quyết thỏa đáng”.
Theo_Báo Đất Việt
Chiêu "lăng xê" vũ khí lạ của Trung Quốc
Thời bị tố chuyên đi sao chép vũ khí nước ngoài &'đã qua' và Trung Quốc bắt đầu lo lắng vũ khí của mình rơi vào tình huống bị sao chép.
Dụng ý của Trung Quốc khi &'cấm' xuất khẩu J-20
Vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu tiêm kích J-20 do sợ bị các thế lực thù địch sao chép công nghệ trên dòng máy bay này. Quyết định cấm xuất khẩu J-20 được Trung Quốc đưa ra khá bất ngờ.
Kể từ khi J-20 (do Tập đoàn Thành Đô sản xuất) ra mắt vào năm 2011, các nhà phân tích phương Tây cho rằng cũng giống như các hệ thống vũ khí khác của Trung Quốc, J-20 sẽ trở thành một mặt hàng xuất khẩu.
Có vẻ như Trung Quốc muốn giữ những mọi tính năng cao cấp của J-20 cho riêng mình. Tiền bạc không đáng để Bắc Kinh đánh đổi những bí mật của loại máy bay chiến đấu có khả năng "tàng hình" trước radar đối phương.
Song Zhongping, một cựu sĩ quan trong lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc, tiết lộ về lệnh cấm xuất khẩu này trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Phượng Hoàng vào tháng 12 này.
"Việc xuất khẩu các công nghệ tiên tiến của quân đội Trung Quốc đã bị cấm", ông Song nói, "Điều này nhằm đảm bảo công nghệ của J-20 không rơi vào tay các thế lực thù địch".
Tiêm kích J-20
Ông Song cho biết quyết định cấm xuất khẩu J-20 có liên quan tới lệnh cấm xuất khẩu F-22 của Mỹ, và điều kiện nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu J-20 của Trung Quốc khá khôi hài. Theo đó: "Nếu có một ngày, Mỹ quyết định xuất khẩu F-22, Trung Quốc cũng có thể cân nhắc nới lỏng lệnh cấm" - Ông Song nói.
Có vẻ như ý của ông Song là nếu đồng minh của Mỹ sở hữu F-22, các đồng minh của Trung Quốc cũng cần J-20 để cân bằng lực lượng.
Nếu F-22 được phổ biến, bí mật của nó cũng sẽ nhanh chóng lan rộng. Điều này sẽ giúp xóa bỏ nhu cầu phải đặt ra những hạn chế tương tự đối với J-20.
Còn có một bằng chứng khác cho thấy Trung Quốc có ý định giữ J-20 cho riêng mình. Đó là một thời gian ngắn sau khi J-20 ra mắt, đối thủ của Tập đoàn Thành Đô là Tập đoàn máy bay Thẩm Dương đã ra mắt nguyên mẫu máy bay tàng hình FC-31 (J-31) với kích cỡ nhỏ hơn.
Không giống như chương trình J-20 được chính phủ Trung Quốc đầu tư, FC-31 là một dự án tư nhân mà Tập đoàn Thẩm Dương dự định xuất khẩu và nước ngoài. Theo các phương tiện truyền thông đưa tin trước đó, Pakistan đã thể hiện sự quan tâm tới loại máy bay này.
FC-31 mang lại cho Bắc Kinh cơ hội để cạnh tranh trong thị trường máy bay chiến đấu tàng hình đang mang lại nhiều lợi nhuận trên thế giới. Nếu J-20 giống như F-22 của Mỹ, thì việc Trung Quốc đưa ra J-31 cũng tương tự như với F-35 của Mỹ, nhiều trang mạng Trung Quốc nhận định.
Những hợp đồng bị kéo dài vô thời hạn vì nạn sao chép
Chỉ trong ngày 26/11, truyền thông Nga khiến thế giới bất ngờ khi đưa tin Nga đã bán tổ hợp S-400 cho Trung Quốc nhưng ngay sau đó đã cải chính lại. Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời đại diện Cơ quan Liên bang Nga về hợp tác kỹ thuật-quân sự (FSMTC) khẳng định nước này chưa ký kết hợp đồng với Trung Quốc về cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Trong khi đó hãng RIA Novsoti dẫn tuyên bố của người đại diện FSMTC, phụ trách giám sát lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật, nói rằng vấn đề cung cấp tên lửa mới của Nga cho Trung Quốc hiện vẫn chưa giải quyết xong.
Tiêm kích Su-35
Tuy nhiên cùng ngày, báo Vedomosti cùng nhiều tờ báo khác của Nga dẫn nguồn trong tổ hợp công nghiệp-quốc phòng và Bộ Quốc phòng Nga thông báo nước này và Trung Quốc đã ký hợp đồng trị giá hơn 3 tỷ USD, theo đó Trung Quốc sẽ nhận được sáu hệ thống tên lửa tiên tiến S-400.
Việc truyền thông Nga "tung hỏa mù" về thông tin bán hệ thống phòng không S-400 cho Trung Quốc được giới chuyên gia đánh gía nhằm kéo dài thời gian của hợp đồng này do Nga vẫn chưa yên tâm về vấn nạn sao chép vũ khí Nga do Bắc Kinh từng nhiều lần thực hiện.
Không chỉ với trường hợp của S-400 mà ngay cả thương vụ Su-35 cũng cùng chung số phận. Nga và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán hợp đồng mua sắm này từ cuối năm 2012, tuy nhiên đến nay việc đàm phán vẫn chưa có hồi kết.
Hồi đầu năm 2014, hãng thông tấn Itar-tass dẫn lời Vyacheslav Dzirkaln, Phó Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FSVTS), cho biết: Nga và Trung Quốc chưa thống nhất các điều khoản của hợp đồng về cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Bắc Kinh.
Theo ông Vyacheslav Dzirkaln, bế tắc của hợp đồng chính là việc Trung Quốc yêu cầu thay đổi tham số kỹ thuật Su-35 trước khi chuyển giao. Trong khi Nga không có ý định thực hiện bất kỳ sự thay đổi lớn nào từ hình dáng tới kỹ thuật của phiên bản Su-35 xuất khẩu.
Tuy nhiên, ông Vyacheslav Dzirkaln cũng khẳng định, các cuộc đàm phán giữa Nga và Trung Quốc về Su-35 sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới.
Trong khi đó hãng Itar-tass hồi giữa năm 2014 dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, sở dĩ quá trình đàm phán dài như vậy do Nga cũng chưa trang bị đủ loại máy bay tiên tiến này cho không quân nước mình và một vài khúc mắc về giá cả.
Trung Quốc dự kiến mua một lô 24 chiến đấu cơ Su-35 của Nga. Tiêm kích Su-35 là chiến đấu cơ siêu cơ động của Nga, do Viện thiết kế Sukhoi phát triển. Tiêm kích này có năng lực chiến đấu vượt trội so với các thế hệ trước nhờ động cơ và hệ thống điện tử tối tân.
Dù có nhiều lý do được cả Nga và Trung Quốc đưa ra về sự chậm trễ của hai bản hợp đồng S-400 và Su-35 nhưng nguyên nhân sâu xa được một số chuyên gia quốc phòng nhận định do Nga chưa sản xuất được phiên bản thích hợp nhất dùng cho xuất khẩu.
Theo NTD
TQ phớt lờ hạn chót vụ kiện "đường lưỡi bò" phi pháp ở Biển Đông Chính phủ Trung Quốc đã bỏ qua hạn chót để đệ trình lên Tòa án Trọng tài Liên Hợp Quốc các lập luận pháp lý của họ liên quan đến vụ kiện "Đường lưỡi bò" do Philippines "khởi xướng". Như vậy, nước này đã hết cơ hội biện hộ về "đường lưỡi bò" phi pháp mà họ đơn phương vẽ ra trên Biển...