Nữ sinh tình nguyện và day dứt “tình yêu đồng tính”
Sau mỗi chuyến đi tình nguyện, nhiều mối tình đã nảy nở để rồi dù tình yêu đó suôn sẻ hay trắc trở, vui hay buồn thì mỗi người cũng có thêm cho mình những trải nghiệm khác nhau về cuộc sống.
Nhưng day dứt nhất vẫn là “ tình yêu đồng tính” mà cô sinh viên tình nguyện tên T. kể lại…
Day dứt mối tình “đồng tính”
Không phải chịu nỗi đau vì tình yêu tan vỡ như một số sinh viên khác sau mỗi đợt tình nguyện nhưng T., cô tình nguyện viên trẻ cũng mang những nỗi niềm không thể nào quên sau chuyến đi tình nguyện tới trung tâm nuôi dưỡng các em nhỏ cơ nhỡ tại một tỉnh heo hút.
Có những mối tình vui, buồn sau mỗi chuyến đi tình nguyện (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Hồi đó, T. mới là sinh viên năm nhất, lần đầu tham gia tình nguyện nên rất hào hứng và phấn khởi. Từ ngày đầu đến với trung tâm, cô hết mình chăm sóc, dạy học cho các em nhỏ và nhanh chóng trở nên thân thiết với các cán bộ của trung tâm, đặc biệt là chị B., người vẫn được các em âu yếm gọi là chị “gấu bông”.
Quen biết chị không lâu nhưng T. thực sự quý mến và cảm phục chị bởi sự nhiệt tình, tận tâm hiếm có. Chị luôn là người ngủ muộn nhất trung tâm, đêm nào cũng đi một vòng xem bọn trẻ đã ngủ yên chưa rồi mới đi nghỉ.
Chứng kiến sự lo lắng của chị mỗi khi có em nào ốm, T. cảm nhận sâu sắc tấm lòng nhân ái mà chị dành cho những số phận bất hạnh. Bản thân T. cũng thấy mình luôn được chị quan tâm, chăm sóc ân cần nên lại càng thân thiết với chị hơn.
Nhưng T. đâu biết rằng, chị B. là người đồng tính và đã thầm yêu cô. Trong một lần xúc động không kìm nén được tình cảm, chị B. đã thổ lộ tình yêu với T. khiến cô sinh viên quá bối rối, ngỡ ngàng và không thể tin vào những gì đang diễn ra.
Video đang HOT
Mọi tình cảm yêu mến, thán phục trước kia đã chấm dứt. Thay vào đó, T. thấy ghê sợ, hãi hùng và chỉ muốn “bốc hơi” ngay khỏi trung tâm.
Cô nhất quyết không nghe chị nói, không cho chị đến gần và nhanh chóng thu dọn đồ bỏ đi, mặc cho chị giải thích, khóc nấc nghẹn ngào. Trước khi đi, cô còn để lại cho chị một ánh mắt “long lên vì tức giận và ghê tởm”.
Ánh mắt ấy đã trở thành nỗi ân hận lớn với T. sau này, khi đã bình tâm lại. Cô nhận ra mình thật phũ phàng với chị “gấu bông”.
Hình ảnh chị tận tụy với công việc và chăm sóc chu đáo cho cô những ngày cô ốm đau càng khiến T. thấy có lỗi với chị. Đồng tính thì sao chứ, họ cũng dám hy sinh, dám cống hiến và đáng được trân trọng hơn ai hết. Đã có lúc T. nghĩ như vậy…
T. gọi điện, nhưng chị B. đã đổi số, trở lại trung tâm thì chị đã chuyển đi. Nhiều năm trôi qua, T. vẫn luôn cầu mong chị tha thứ, mong cho những điều tốt lành nhất đến với chị và tự hứa với lòng mình sẽ không bao giờ để sự bồng bột, thiếu suy nghĩ của tuổi trẻ làm tổn thương người khác như thế một lần nữa.
Tình nguyện “ se duyên”
Ngoài câu chuyện day dứt trên, còn rất nhiều câu chuyện khác mà sinh viên tình nguyện đã kể lại, liên quan đến tình yêu.
Cùng tham gia vào câu lạc bộ “Những ước mơ xanh Hà Nội” của Hội người khuyết tật Việt Nam, Nguyễn Mai Anh và Nguyễn Tùng Bách đã quen rồi “cảm” nhau từ đó. Hai người gặp nhau lần đầu tiên trong đội khảo sát của một chuyến đi tình nguyện tới bệnh viện phong Văn Môn (Thái Bình).
Trong suốt hành trình, ấn tượng của Mai Anh về Bách đó là một người năng nổ, vui vẻ và rất biết cách quan tâm đến mọi người xung quanh. Còn trong mắt Bách, Mai Anh thật mạnh mẽ, cá tính và luôn có những hành động “chẳng giống ai”.
Ngoài ấn tượng ban đầu đó ra thì một điểm chung là tình yêu với âm nhạc, ca hát đã đưa hai người xích lại gần nhau hơn. Chàng là đội trưởng còn nàng là đội phó trong đội văn nghệ. Bách thường đệm đàn cho Mai Anh hát, dần dần hai người trở thành đôi song ca ăn ý nhất câu lạc bộ.
Cùng tham gia vào câu lạc bộ “Những ước mơ xanh Hà Nội” của Hội người khuyết tật Việt Nam, Nguyễn Mai Anh và Nguyễn Tùng Bách đã quen rồi “cảm” nhau từ đó.
“Gặp và yêu anh Bách thực sự là một điều bất ngờ thú vị cho mình khi tham gia tình nguyện trong Những ước mơ xanh”, Mai Anh chia sẻ. “Mỗi lần đi tình nguyện, nhất là khi đi đến những tỉnh xa, mình có cảm giác an tâm và vui hơn. Công việc tình nguyện không đơn giản như nhiều người vẫn tưởng. Nó cũng khá vất vả đấy! Mỗi lần như thế, có người yêu cùng đội tình nguyện thì hai người có thể san sẻ và giúp đỡ nhau rất nhiều”.
Tất nhiên khi yêu nhau khó tránh được những lúc cãi vã, dỗi hờn. Nhiều người lo ngại điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tình nguyện của cả hai nhưng “cô nàng cá tính” Mai Anh thì cho rằng: “dù là tình nguyện hay làm bất cứ việc gì khác cũng phải phân định rạch ròi giữa công việc và tình cảm”.
“Vậy nên, từ hồi yêu nhau đến giờ, cả khi cãi nhau nảy lửa bọn mình cũng chưa bao giờ để ảnh hưởng đến lòng nhiệt tình với các hoạt động xã hội hay công việc chung của câu lạc bộ” – Mai Anh nói.
Chuyện cổ tích buồn
Giống như Mai Anh, Toán cũng là một tình nguyện viên của Hội người khuyết tật Việt Nam trong Quảng Bình.
Do di chứng chất độc màu da cam, anh sinh ra đã bị khuyết tật, gầy quắt queo, tay bắt khuyết, chân cà kheo. Nhưng bù lại cho những thiệt thòi về dáng vẻ bề ngoài là một trái tim nồng hậu, nhân ái và giàu nghị lực.
Trong một lần đến Tam Đảo với câu lạc bộ tình nguyện, anh tình cờ gặp Thúy – cô gái Hải Phòng xinh xắn, dịu hiền và cũng bị tật ở chân. Không quan tâm đến những khiếm khuyết về hình thức nơi anh, Thúy luôn tìm thấy sự bình yên, thanh thản và hạnh phúc từ người con trai đất Quảng Bình. Có lẽ đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn.
“Em đã mơ đến ngày em sẽ về quê cùng anh, ngày đó anh dắt em đi trên đồi cát trắng ven biển, nơi đã sinh ra dấu chân chiền chiện tỏa đi muôn phương để rồi được gặp và yêu anh thật lòng”. Thúy đã viết biết bao lời tâm sự đầy yêu thương như thế dành riêng cho Toán.
Bạn bè ai cũng mừng và ngưỡng mộ trước tình yêu của hai người. Những tưởng niềm hạnh phúc vô bờ bến đã đến, để cuộc sống của anh từ nay bước sang một trang mới. Nhưng rồi điều nghiệt ngã lại một lần nữa xảy ra.
Gia đình Thúy kiên quyết phản đối với lý do một người khuyết tật vì chất độc da cam như Toán thì làm sao có tương lai, làm sao có thể nói đến chuyện yêu đương. Mọi nỗ lực thuyết phục đều không thành công.
Có lúc hai người đã tính đến chuyện giấu gia đình đi đăng ký kết hôn để “gạo đã nấu thành cơm”, nhưng là những người con thảo, Toán, Thúy không nỡ lừa dối bố mẹ; hơn nữa họ nghĩ dẫu có được ở bên nhau mà lại làm những người thân đau lòng thì cũng không thể hạnh phúc.
Hai người chia tay, Toán chỉ biết nói với bản thân rằng “từ nay mình sẽ chẳng yêu ai nữa”. Câu chuyện cổ tích tình yêu của anh khép lại bằng một kết thúc buồn.
Theo Vietnamnet
Số phận éo le của nữ sinh 14 tuổi mắc bệnh rất hiếm gặp
Cô bạn 14 tuổi Trần Thị Hoàng mắc một căn bệnh hiểm nghèo, rất hiếm gặp và không thể chữa trị ở Việt Nam. Nếu muốn ra nước ngoài chữa trị, cần tới một khoản tiền 400 triệu đồng. Nhưng với gia đình Hoàng, đó là điều không thể...
14 tuổi, mắc bệnh không thể chữa chạy được ở Việt Nam
Câu nói cuối cùng trước khi cả nhà đưa Hoàng đi chữa bệnh, đó là: "Ba ơi! Cho con đến trường một lần nữa thôi!". Ước mơ nhỏ nhoi, nhưng quả thực không biết đến bao giờ, Trần Thị Hoàng - cô bạn lớp 9 trường THCS Hòa An, tỉnh Đắc Lăk mới có thể biến nó thành sự thực khi mà bạn đang mang trong mình căn bệnh vô cùng hiểm nghèo: Xơ cứng rải rác não tủy. Bệnh rất hiếm gặp và không thể chữa trị được ở Việt Nam.
Bạn Trần Thị Hoàng khi còn nằm ở bệnh viện Quân đội 108
Cách đây 2 năm, mắt Hoàng cứ mờ dần, mờ dần rồi hoàn toàn không nhìn thấy gì nữa. Gia đình đưa bạn đi khám ở viện mắt Sài Gòn, bác sĩ kết luận Hoàng bị mù nhưng không rõ nguyên nhân. Sự kết luận còn bỏ ngỏ, nhưng cơ thể Hoàng ngày càng gầy yếu, ốm mệt và sức khỏe sút giảm nhanh chóng khiến cả nhà hết sức so lắng.
Mọi người đã nghĩ đến một căn bệnh hiểm nghèo, nhưng không ai có thể tưởng tượng được khi chuyển sang bệnh viện Chợ Rẫy, rồi gia đình khăn gói đưa Hoàng ra tận Hà Nội, nằm viện Bạch Mai đến Viện quân y 108 suốt mấy tháng trời thì căn bệnh mà Hoàng đang mang phải lại kinh khủng đến như thế. Các bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán chính xác Hoàng bị xơ cứng rải rác ở não tủy. Bệnh làm chèn dây thần kinh ở mắt khiến hai mắt hoàn toàn không còn nhìn thấy gì nữa. Chân tay ngày càng teo lại, mất cảm giác và hậu quả là cơ thể cứ chết dần chết mòn. Ở Việt Nam không có thuốc đặc trị, chỉ có cách đưa Hoàng sang nước ngoài chữa trị mới mong sống sót.
Thế chấp nhà chữa bệnh cho con
Tai họa đổ xuống khiến gia đình Hoàng rơi vào cảnh kiệt quệ. Sinh ra trong một gia đình ở vùng quê nghèo của Đắc Lăk, Hoàng và 4 chị em trong nhà luôn cố gắng học hành thật chăm chỉ để giúp đỡ bố mẹ thoát cảnh nghèo. Hoàng học rất khá, chị bạn đang là sinh viên học trên Sài Gòn, còn em trai cũng học giỏi nhất trường. Với hai sào rẫy cà phê, bố mẹ Hoàng rất chật vật trong việc nuôi các con ăn học nên cả nhà phải làm thêm bún bán lấy tiền. Khi chưa mắc bệnh, vì thương bố mẹ mà Hoàng luôn giúp đỡ và cố gắng học hành. Thế nhưng, khi tai họa đổ xuống thì Hoàng không thể đến lớp như các bạn đồng trang lứa, nhất là khi 2 con mắt cứ thế mờ dần, mờ dần. Và hiện giờ, hoàn cảnh nhà Hoàng đang rất khó khăn.
Gia đình bạn ấy đã rơi vào cảnh kiệt quệ vì chữa bệnh cho con, rất mong những tấm lòng hảo tâm có thể giúp đỡ phần nào cho hoàn cảnh của Trần Thị Hoàng!
Để có tiền đưa Hoàng lên Viện mắt Sài Gòn, Bệnh viện Chợ Rẫy, rồi khăn gói ra Hà Nội để khám ở các viện lớn, bố mẹ bạn ấy đã phải bán lần lượt hết đồ đạc trong nhà, bán ruộng cà phê, vay mượn khắp nơi, miễn sao chữa khỏi bệnh cho con. Đến cả căn nhà cũng đã bị thế chấp ngân hàng. Vậy mà, phụ lại sự mong mỏi của gia đình và nỗi đau đớn của Hoàng, bệnh của bạn ấy không hề thuyên giảm mà ngày càng diễn biến nặng nề hơn. Hiện gia đình đã rơi vào cảnh kiệt quệ, không còn gì để bán mà trang trải nữa... Trong khi chi phí để chữa cho Hoàng thì đã lên tới con số khổng lồ: 400 triệu.
Chia sẻ với chúng tớ, Trần Thị Kiều Ni - đang theo học lớp ĐH23KT02, sinh viên trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM, là chị ruột của Hoàng cho biết: "Các bác sĩ nói bệnh của em mình không rõ là có chữa hẳn được không, nhưng phải đưa em sang nước ngoài mới mong sống được. Một tổ chức ở Singapore đã nhận lời hỗ trợ một phần chữa bệnh, nhưng chi phí để được chữa ở viện Mount Elizabeth - Singapore là khoảng 400 triệu. Số tiền quá lớn và gia đình thì hoàn toàn không còn khả năng vay mượn nữa...".
Mong vào những tấm lòng hảo tâm để được sống!
Sau khi được chẩn đoán bệnh và điều trị ở bệnh viện Quân đội 108, hiện các bác sĩ đã để Hoàng về nhà, kèm theo một đơn thuốc điều trị tạm thời. Sau 15 ngày nữa, gia đình lại đưa Hoàng ra Hà Nội tái khám. Nhà ở tận Đắc Lăk, chi phí đi lại và thuốc thang tạm thời rất tốn kém (gần 10 triệu tiền thuốc chỉ trong 15 ngày). Đó là chưa kể đến số tiền khổng lồ, 400 triệu cho chi phí chữa chạy ở bệnh viện Mount Elizabeth - Singapore, hy vọng cuối cùng để Hoàng được sống.
Hiện tại, bố bạn cũng đang mắc bệnh nhưng không dám mua thuốc để dành tiền chữa bệnh cho con. Gia đình gần như khánh kiệt, không còn tài sản gì để cầm cố lo thuốc men chứ đừng nói gì đến số tiền khổng lồ kia. Thế nhưng, khát khao được sống và được đi học vẫn cứ cháy lên trong cô bạn đáng thương, và trở thành nỗi đau, dù thương con mà đành bất lực của gia đình Hoàng.
Giờ đây, Hoàng và gia đình chỉ còn biết trông chờ vào những tấm lòng hảo tâm ở khắp nơi, có thể san sẻ phần nào khó khăn và đem lại hy vọng lành bệnh. Dù rất mong manh nhưng biết đâu lại trở thành phép màu đối với cô bạn ham học Trần Thị Hoàng.
Để chia sẻ về vật chất và tinh thần đối với Hoàng và gia đình, các bạn có thể liên lạc với chị ruột của Hoàng là Trần Thị Kiều Ni, sinh viên lớp ĐH23KT02, trường Đại Học Ngân Hàng TPHCM. Số điện thoại 0973061309.
Theo kênh 14
Nỗi đau của cô bé suốt 12 năm không nhắm được mắt Căn bệnh quái ác khiến cho mắt Thảo không thể nhắm lại được suốt 12 năm nay, từ khi bạn ấy sinh ra. Năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh xuất sắc nhưng mỗi khi ngồi học, đôi mắt cua ban vẫn thường xuyên đau nhức, chảy nước. "Em chỉ mong mắt mình có thể khép được bình thường như mọi người"...