Nữ sinh nổi tiếng nhờ dùng vỏ mỳ tôm may quần áo
Loạt bao bì cũ được Putri Samboda tận dụng may quần áo, túi xách và vòng cổ.
Putri Samboda (đến từ Yogyakarta, Indonesia) nổi tiếng nhờ khả năng tái chế. Cô hiện là sinh viên trường American University, Washington, Mỹ. Nàng fashionista tận dụng loạt bao bì mỳ tôm tạo thành trang phục độc đáo. Ảnh: @putrisamboda.
Cô sở hữu trang cá nhân với 4.590 lượt theo dõi. Putri Samboda ưa chuộng phụ kiện làm từ hộp đựng bánh, các biểu tượng dễ thương. “Tôi quan tâm đến bao bì thực phẩm. Khi du lịch, tôi dành nhiều thời gian khám phá siêu thị địa phương để có ý tưởng và tìm hiểu cách họ đóng gói”, nữ sinh viên tâm sự với Era Indonesia Digital. Cô dành nhiều thời gian tự thiết kế, phối đồ và chia sẻ lên mạng xã hội. Ảnh: @putrisamboda.
Bao tải vứt đi được Putri Samboda biến hóa thành chân váy chữ A, phối cùng crop top. Thiết kế thêm phần gợi cảm nhờ họa tiết đan dây dọc hai bên hông. Các tác phẩm của cô được dân mạng dành lời khen: “Bạn quả là thiên tài”, “Trông thật đẹp”, “Tôi thích nó”… Ảnh: @putrisamboda.
Video đang HOT
Túi đựng thức ăn của McDonald được tận dụng triệt để. Putri Samboda dùng bao bì để trang trí lên đôi dép thương hiệu Gucci. Thiết kế nhận đánh giá cao về độ độc lạ. Buổi tham quan triển lãm của Moschino và Chanel đã hình thành những ý tưởng trong tâm trí cô. Ảnh: @putrisamboda.
Sở hữu nhiều túi xách bản to, Putri Samboda tận dụng bao tải bị vứt bỏ để bọc bên ngoài. Mẫu phụ kiện thêm phần cổ điển nhờ lối trang trí lạ mắt. Putri thừa nhận bản thân không có nhiều kinh nghiệm nhưng luôn cố gắng sáng tạo. Ảnh: @putrisamboda.
Đôi giày của nhà mốt Fendi trở thành nguyên liệu để Putri Samboda sáng tạo. Cô đính thêm họa tiết màu sắc ở phần đuôi. Từng thử qua nhiều loại bao bì, nàng fashionista vẫn đánh giá cao sản phẩm của Indonesia bởi tính đa dạng và nhiều màu sắc. Ảnh: @putrisamboda.
Nàng fashionista sưu tầm nhiều thiết kế đắt đỏ của các thương hiệu lớn như Hermès, Balenciaga, Gucci. Không chỉ phối đồ, loạt phụ kiện là phiên bản gốc để Putri Samboda sáng tạo. Ảnh: @putrisamboda.
So với khẩu trang y tế giá rẻ, khẩu trang hàng hiệu từ các hãng thời trang liệu có tốt hơn
Rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng như Lacoste, Adidas,... giờ đây đã coi khẩu trang thành một mặt hàng chủ chốt bổ sung vào chuỗi sản phẩm của hãng. Nhưng liệu so với khẩu trang y tế siêu rẻ thì những loại khẩu trang "hàng hiệu" này có tác dụng chống dịch không?
Sau cột mốc 200 ngàn chiếc khẩu trang được sản xuất để phục vụ cho cộng động trong đại dịch COVID-19, thương hiệu thời trang Lacoste mới đây tiếp tục giới thiệu mẫu khẩu trang phiên bản giới hạn của hãng.
Mẫu khẩu trang khá đơn giản, được quảng cáo có những tính năng nổi bật như được dệt từ chất liệu L.12.12 petit pique 100% cotton, thiếu kế 3 lớp thoáng khí, có thể giặt để tái sử dụng.
Thiết kế khẩu trang của Lacoste đúng chuẩn "khẩu trang y tế", có ba màu đen, trắng và xanh nhạt, in logo hình cá sấu đặc trưng của hãng, được bán với giá 490K/ chiếc. Với mỗi chiếc khẩu trang khi được bán ra, hãng cho biết sẽ trích lại 100.000 đồng cho Quỹ Lacoste toàn cầu, phục vụ cho các dự án vì cộng đồng.
Thương hiệu thể thao nổi tiếng Adidas hồi tháng 5 cũng đã tung ra thị trường khẩu trang có in logo của hãng. Chiếc khẩu trang cũng được thiết kế đơn giản, được quảng cáo làm từ chất vải mềm mại, thoáng khí, tạo cảm giác thoải mái, có thể giặt và tái sử dụng.
Tuy nhiên, chính hãng Adidas cũng nhấn mạnh rằng khẩu trang của hãng không phải khẩu trang y tế hay thiết bị bảo hộ cá nhân, nhưng cũng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus qua đường lây nhiễm giọt bắn.
Khẩu trang của Adidas được bán theo set, giá bán 200.000 đồng/ set 3 chiếc. Với giá mềm, thiết kế cũng như màu sắc xanh đậm và đen đều dễ sử dụng, sản phẩm của hãng nhanh chóng "cháy hàng" và đến nay cũng chưa được xuất hiện trở lại trên thị trường.
Một số hãng thời trang nổi tiếng khác như Lyst thậm chí còn có nguyên một mục riêng trên web dành cho các sản phẩm khẩu trang của hãng, với hơn 60 mẫu khẩu trang khác nhau, có giá từ 10 đô la (khoảng 230.000 đồng) đến 24 đô la (khoảng 560.000 đồng). Sản phẩm của hãng được coi là mang tính thời trang nhiều hơn là một thiết bị y tế, nhưng cũng vẫn được đánh giá là có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus qua đường lây nhiễm giọt bắn.
Các thương hiệu cao cấp như Balenciaga hay Yves Saint Laurent cũng tham gia vào việc sản xuất khẩu trang, nhưng đa số mục đích của các nhãn hàng này là nhằm hỗ trợ các cơ sở y tế trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, chúng ta không thể ra đường mà không đeo khẩu trang, nhiều tỉnh thành trên cả nước cũng đã đưa ra lời cảnh báo sẽ phạt tiền những ai tham gia các hoạt động cộng đồng, hay đi tới các địa điểm công cộng mà không đeo khẩu trang.
Nếu như bạn không quá cầu kỳ, và ngại việc phải giặt đi giặt lại khẩu trang hàng ngày, hãy mạnh dạn chọn khẩu trang y tế. Còn nếu như bạn yêu thích yếu tố thời trang và thương hiệu hơn, hãy đầu tư một chiếc khẩu trang hàng hiệu để làm đẹp thêm cho bộ trang phục hàng ngày của bạn nhé!
Louis Vuitton bị nhà thiết kế Bỉ tố đạo nhái ý tưởng Những bộ suit đính kết thú bông của nhà mốt Pháp bị dân mạng cho rằng có nhiều điểm tương đồng với thiết kế đến từ Walter Van Beirendonck. Show diễn tối 6/8 của nhà mốt Louis Vuitton diễn ra tại Thượng Hải (Trung Quốc) gây chú ý với các thiết kế độc đáo cùng phần cầu vai cứng cáp. Điểm đặc biệt...