Nữ sinh nhảy vào đoàn tàu sau một năm bị bắt nạt ở trường
Rima Kasai, bé gái 13 tuổi, đã tự tử bằng cách nhảy vào đoàn tàu đang chạy ở ga Kita Tokiwa thuộc thành phố Aomori, Nhật Bản. Nữ sinh lớp 8 chết vào ngày thứ hai trong học kỳ mới.
Ông Go Kasai, cha của Rima, thông tin cô bé đã sống trong tình trạng bị bạn bè bắt nạt suốt hơn một năm. Những đứa trẻ luôn gọi em là “sâu bọ” và chửi rủa nữ sinh. Không chỉ ở trường, khi về nhà, Rima vẫn liên tục nhận các tin nhắn lăng mạ, sỉ vả.
“Con bé không có chỗ để trốn”, người cha nói.
Khi nữ sinh này thông báo với giáo viên, họ cũng không coi đây là vấn đề nghiêm túc. “Họ chỉ coi đó là chuyện trẻ em trêu đùa nhau”, người cha thông tin.
Các nhà điều tra vẫn chưa biết lý do Rima trở thành nạn nhân. Tuy nhiên, nhiều người quen của em cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ việc nữ sinh tham gia tích cực vào các hoạt động múa hát.
Tình trạng bắt nạt học đường xuất hiện từ lâu. Một số học sinh tìm đến cái chết sau thời gian bị quấy rối trực tiếp tại trường và thậm chí qua email và tin nhắn.
Vấn nạn này lần đầu xuất hiện trong các cuộc thảo luận quốc gia tại xứ sở hoa anh đào vào năm 1986, sau khi một cậu bé 13 tuổi treo cổ trong nhà vệ sinh của trung tâm mua sắm vì bị bắt nạt ở trường. Các nhà điều tra cho biết thậm chí, những kẻ bắt nạt từng tổ chức tang lễ giả cho cậu và có giáo viên tham gia.
Rima chọn cách kết thúc cuộc sống để thoát khỏi những trò bắt nạt ở trường. Ảnh: Reuters.
Theo Reuters, Nhật Bản xếp thứ tư trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về tỷ lệ tự tử, sau Lithuania, Hàn Quốc và Hungary.
Số lượng các vụ tự tử nhìn chung đã giảm. Theo Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản, con số đạt đỉnh điểm vào năm 2005, ở mức 34.427 vụ và xuống còn 21.897 vụ vào năm 2016.
Video đang HOT
Bốn vụ tự tử ở thanh thiếu niên đang được điều tra tại Nhật Bản trong năm nay đều liên quan vấn nạn bắt nạt. Năm 2013, chính phủ đã thông qua luật chống bắt nạt. Tuy nhiên, đây vẫn là một vấn đề nghiêm trọng.
Tomohiro Tsubota, giám đốc bộ phận vấn đề học sinh của Bộ Giáo dục, cho biết: “Tôi không nghĩ luật này hoạt động hiệu quả bởi vẫn còn những đứa trẻ chọn cách kết thúc cuộc sống của mình để thoát khỏi tình trạng bị bắt nạt”.
Theo cơ quan này, 224.540 báo cáo về tình trạng bắt nạt ở trường học xuất hiện trong giai đoạn 2015-2016, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Giới chức và các chuyên gia nói rằng vấn nạn này đặc biệt tồi tệ tại Nhật Bản bởi vấn đề xã hội, bắt nguồn từ tâm lý đám đông. Người Nhật thích đồng nhất, không thích đa dạng. Do đó, những người khác biệt thường bị cô lập.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu thông tin tình trạng bắt nạt tại xứ sở mặt trời mọc cũng khác với ở nước khác. Hành vi này xuất phát từ các nhóm đối nghịch với một cá nhân.
Hơn nữa, giáo viên cũng không đưa ra những hành động ngăn chặn tức thời bởi cho rằng đó là chỉ là những cuộc cãi vã bình thường giữa những đứa trẻ.
Một số ngôi trường đang cố chống lại tình trạng bắt nạt trong học đường. Ban giám hiệu khuyến khích học sinh thành lập “đội tuần tra” để đảm bảo một môi trường không còn bắt nạt.
Kosuke Isogai, một học sinh lớp 6 kiêm trưởng nhóm tuần tra của một trường học tại vùng ngoại ô của thủ đô Tokyo, đã dẫn các thành viên đến trường thông qua những khẩu hiệu như “hãy ngăn chặn bắt nạt” và “chúng ta không chấp nhận hành vi bắt nạt”.
“Em nghĩ rằng bản thân hành động bắt nạt đã khiến nạn nhân trở nên khác biệt với những người khác”, Isogai nói.
Theo Kim Ngân (Zing)
Giáo sư nước ngoài chỉ cách trị bắt nạt học đường
Theo GS Jim Larson, nhiều học sinh đang sử dụng mạng xã hội như công cụ mới trong vấn nạn bạo lực học đường.
Sáng 1/12, GS Jim Larson (khoa Tâm lý học ĐH Wisconsin - Whitewater, Mỹ) có buổi trò chuyện về chuyên đề "Bắt nạt học đường: Những gì chúng ta biết và có thể làm".
Chương trình được tổ chức tại hội trường Hội Nhà báo TP.HCM, do Hội Tâm lý học - Giáo dục TP.HCM, tổ chức We Link cùng Hội quán Các bà mẹ phối hợp thực hiện.
Nhiều bạn trẻ đến tham dự buổi chuyên đề về bắt nạt học đường. Ảnh: Thanh Tuyền/ Pháp Luật TP.HCM.
GS Jim Larson thông tin theo nghiên cứu mới nhất về vấn đề bắt nạt của một nhóm tác giả, tình trạng bắt nạt, bạo lực học đường thời gian gần đây được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Phổ biến nhất là qua mạng truyền thông, bằng nhiều hệ thống mạng xã hội khác nhau như Facebook, Twitter...
Để hạn chế tình trạng trên, trước hết bố mẹ phải theo sát con. Giáo sư cho rằng bố mẹ cần thảo luận về cách sử dụng Internet và tính an toàn của nó với con cái.
Theo ông, bối cảnh sống sẽ ảnh hưởng việc đứa trẻ lớn lên trở thành người đi bắt nạt người khác hay bị bắt nạt.
"Hãy nói với em đó rằng chúng ta sẽ dừng vấn đề đó lại, cùng nhau tìm ra cách giải quyết, để các em có niềm tin", GS gợi ý.
Theo báo cáo của GS Jim Larson, các dấu hiệu cảnh báo một đứa trẻ có thể đang bị bắt nạt
- Quần áo hay các đồ dùng bị xé rách, hủy hoại hay mất.
- Các vết cắt hay vết bầm không giải thích được.
- Ít bạn, có ít thời gian với bạn.
- Thường hay viện lý do để không đến trường.
- Đi đường dài hay không hợp lý để đến trường.
- Bắt đầu sa sút trong học tập ở trường.
- Có biểu hiện buồn, cảm xúc không ổn, giận dữ khi về nhà.
- Giấc ngủ rối loạn.
Theo Thanh Tuyền / Pháp Luật TP.HCM
Bạo lực học đường ở Nhật Bản tăng cao kỷ lục Bộ Giáo dục Nhật Bản cảnh báo số vụ bắt nạt và bạo lực ở trường học tăng cao kỷ lục, làm xấu môi trường giáo dục, gây hậu quả tâm lý nặng nề hoặc dẫn tới những sự việc đau lòng. Một cuộc khảo sát gần đây của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho thấy, số vụ bắt nạt ở cấp tiểu...