Nữ sinh nhập cư gốc Việt vượt lên nghèo khó, đỗ vào trường hàng đầu Đài Loan
Huang, con một người Việt nhập cư, sống trong căn lều tạm bợ, không có bàn học nhưng vẫn đỗ vào trường trung học danh giá.
Dù sống cùng mẹ, một phụ nữ nhập cư họ Nguyễn, trong căn lều dột nát chỉ vỏn vẹn 3,5 m2 ở huyện Gia Nghĩa, tây nam đảo Đài Loan (Trung Quốc) và thường phải ngồi học dưới gốc cây vì không có bàn, Huang vẫn học hành rất chăm chỉ và gần đây thi đỗ vào Chia-Yi, trường trung học nữ sinh hàng đầu ở Đài Loan.
Huang cho hay ước mơ lớn nhất của cô bé trong năm học mới là có một chiếc bàn học riêng, khi trả lời phỏng vấn báo chí hôm 1/9.
Bà Nguyễn (trái), mẹ của Huang, nói chuyện với các quan chức huyện Gia Nghĩa tại căn lều tạm bợ hôm 1/9. Ảnh: CNA.
Mẹ của Huang kết hôn với bố em, một người đàn ông Đài Loan, hơn 10 năm trước, và có hai con. Tuy nhiên, bố Huang qua đời cách đây nhiều năm, để lại bà Nguyễn một mình nuôi con trai và con gái. Để có tiền sinh sống, người phụ nữ Việt làm cái công việc lặt vặt tại một vườn cây và chỉ kiếm được hơn 10.000 Đài tệ (khoảng 300 USD) một tháng.
Sau khi biết hoàn cảnh của gia đình Huang, nhiều nhà hảo tâm đã quyên tặng cho mẹ con cô bé một ngôi nhà container dài 6 mét, gồm 2 phòng, tạo điều kiện cho hai đứa trẻ có không gian riêng. Được sự đồng ý của chủ đất, ngôi nhà mới sẽ được dựng lên ngay cạnh căn lều tạm bợ hiện nay của họ.
Tối cùng ngày, lãnh đạo cơ quan giáo dục Đài Loan Pan Wen-chung đã chia sẻ câu chuyện về Huang trên Facebook và bày tỏ xúc động trước nỗ lực vươn lên của cô bé.
Video đang HOT
“Tất cả những trẻ em nỗ lực vượt lên nghịch cảnh đều là niềm tự hào của chúng tôi”, ông Pan viết. Ông ca ngợi thành tích học tập của cô bé và cho hay Huang hy vọng sau này trở thành một luật sư để “có thể mua một căn nhà lớn cho mẹ và để mẹ không còn phải làm việc vất vả”.
Nữ sinh Huang (thứ ba từ trái sang) được giới chức tặng bàn học hôm 1/9. Ảnh: CNA
Ông Pan cũng nhanh chóng yêu cầu cấp dưới mua một chiếc bàn học mới đến tặng Huang ngay trong ngày hôm đó, đồng thời ghi nhận hoàn cảnh, nguyện vọng của cô bé và hỗ trợ em những thứ cần thiết.
Theo quan chức này, trường nữ sinh Chia-Yi cũng sẽ cấp học bổng và miễn phí tiền ăn cho Huang. Ông Pan cảm ơn tất cả sự quan tâm, hỗ trợ của mọi người dành cho Huang và tin rằng tình yêu thương từ xã hội Đài Loan chắc chắn sẽ giúp cô bé can đảm tiến về phía trước.
“Tinh thần kiên trì của cháu trong hoàn cảnh khó khăn đã thực sự lay động và truyền cảm hứng cho chúng tôi. Tôi hy vọng chiếc bàn và những lời động viên của xã hội có thể đồng hành với cháu và giúp cháu từng bước một thực hiện những ước mơ của mình”, ông viết.
Theo Anh Ngọc (VNE)
Mỹ xác định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ
Bộ Tài chính Mỹ hôm 5/8 tuyên bố Trung Quốc thao túng tiền tệ sau khi nước này hạ giá đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ.
"Được sự ủy nhiệm của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin xác định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ", Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong thông báo cuối ngày 5/8.
Tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ được đưa ra sau khi Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ (NDT) xuống 6,9999 NDT đổi một USD. Đây là lần đầu tiên NDT xuống dưới mốc quan trọng 7 NDT một USD trong 11 năm qua.
(Ảnh minh họa: Reuters)
Tổng thống Trump giận dữ, đăng Twitter cáo buộc Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ "để đánh cắp các doanh nghiệp và nhà máy của chúng ta". Phố Wall thông báo mức lỗ tồi tệ nhất của năm 2019 và hy vọng về một giải pháp ngắn hạn đối với cuộc chiến thương mại đã kéo dài hơn một năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết Bộ trưởng Mnuchin sẽ làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) "để loại bỏ lợi thế cạnh tranh không lành mạnh do các hành động mới nhất của Trung Quốc tạo ra".
Việc Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ được cho là biện pháp trả đũa sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc từ ngày 1/9. Trung Quốc rạng sáng nay cũng thông báo dừng mua các sản phẩm nông nghiệp Mỹ với lý do Washington "vi phạm nghiêm trọng" thỏa thuận đình chiến giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Trump tại G20 hồi tháng 6.
Luật pháp Mỹ đưa ra ba tiêu chí để xác định sự thao túng giữa các đối tác thương mại lớn: thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu, thặng dư thương mại song phương đáng kể với Mỹ và can thiệp một chiều liên tục vào thị trường ngoại hối.
Sau khi xác định một quốc gia là nước thao túng, Bộ Tài chính Mỹ sẽ xem xét một số hình phạt trả đũa như loại trừ khỏi các hợp đồng mua sắm của chính phủ Mỹ.
Mỹ đã chỉ định Đài Loan và Hàn Quốc là nước thao túng tiền tệ vào năm 1988, năm Quốc hội ban hành luật đánh giá tiền tệ. Trung Quốc là nước cuối cùng bị dán nhãn nước thao túng tiền tệ vào năm 1994.
Hồi tháng 5, Bộ Tài chính Mỹ không tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ dựa trên các tiêu chí ngặt nghèo hơn, thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu, sự can thiệp một chiều và thặng dư thương mại song phương lớn với Mỹ. Tuy nhiên, trong báo cáo, Bộ Tài chính giữ Trung Quốc trong danh sách giám sát tăng cường.
Bộ Tài chính Mỹ cũng cáo buộc động thái của Trung Quốc đã vi phạm cam kết G20 của nước này trong việc hạn chế làm mất giá đồng tiền với mục đích cạnh tranh. Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục kêu gọi Trung Quốc tăng cường minh bạch trong tỷ giá hối đoái và bảo lưu các mục đích và hoạt động quản lý.
Các động thái trả đũa qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến căng thẳng thương mại gia tăng và cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ còn tiếp tục kéo dài.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Đòn trừng phạt khiến Đài Loan mất 900 triệu USD có giúp Trung Quốc đạt ý đồ? Với việc ngày càng nhiều người Trung Quốc du lịch khắp nơi trên thế giới, giá trị du lịch của họ trở thành một phương tiện để Bắc Kinh gây áp lực tới các khu vực và quốc gia khác. Mới đây nhất là trường hợp của đảo Đài Loan. Trung Quốc đưa ra lệnh cấm du lịch cá nhân tới Đài Loan...