Nữ sinh ngất xỉu hàng loạt có thể do thiếu ăn
Theo đánh giá của bác sĩ Nguyễn Thị Nga Hương, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng (Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM), việc ngất xỉu không thể loại trừ khả năng các học sinh ăn uống không đầy đủ.
Ngày 8/11, Sở Y tế TP.HCM đã cử một đoàn công tác xuống khảo sát hiện tượng nữ sinh trường An Nghĩa đồng loạt ngất xỉu.
Đoàn khảo sát có cả các bác sĩ về dinh dưỡng, tâm thần và Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM. Tại thời điểm đoàn y tế tới khảo sát, trường An Nghĩa hiện đang có 4 em học sinh vừa bị ngất xỉu, nằm ở phòng y tế.
Tại thời điểm đoàn y tế đi kiểm tra cũng có 4 em bị ngất.
Sau thăm khám, trò chuyện với các học sinh này, bác sĩ Vũ Kim Hoàn, phó phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Tâm thần TP.HCM phát hiện một số trường hợp có biểu hiện về rối loạn tâm thần.
Em tên K., bị động kinh từ khi học lớp 8, hay nhức đầu chóng mặt. Em này tâm sự với bác sĩ sau mỗi lần ngất xỉu, tỉnh dậy đều không nhớ gì.
Khác với các trường hợp ngất xỉu do rối loạn phân ly (khi ngã sẽ ngã từ từ) nên khó bị tổn thương, còn em K. lần nào ngất cũng bị ngã trầy mặt, sưng đầu. Từ đó chứng tỏ lúc xảy ra chuyện, K. hoàn toàn mất ý thức.
Bác sĩ Hoàn đã đề nghị cho K. đi đo điện não đồ.
Video đang HOT
Một trường hợp khác có biểu hiện rối loạn tâm lý. Em B. kể từng đi khám ở Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, nhưng khi xem toa, bác sĩ Hoàn thấy thuốc B. uống chỉ là thuốc tăng cường tuần hoàn máu, chưa có điều trị đặc hiệu.
Khi kể về chuyện gia đình, B. rất ngại nói về cha mẹ. Các câu trả lời của B. mâu thuẫn như: “Ba mẹ con đi làm xa” nhưng lại là “làm ruộng”.
B. chia sẻ mỗi lần đến trường đều rất hồi hộp, tuy nhiên thầy Ngô Tấn Hưng, Hiệu trưởng của trường cho biết, học lực của B. thuộc hàng khá, giỏi.
“Cũng không thể loại trừ một số em thấy bạn bị ngất, được quan tâm nên cũng muốn giống vậy. Những trường hợp này mang tính chất thứ phát”, bác sĩ Hoàn nói.
Còn theo đánh giá của bác sĩ Nguyễn Thị Nga Hương, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, việc ngất xỉu không thể loại trừ khả năng các học sinh ăn uống không đầy đủ.
Sau khi khảo sát những em có dấu hiệu ngất xỉu, bác sĩ Nga phát hiện một số em gầy còm.
Quan sát qua mặt lâm sàng, phát hiện một trong 4 em đang nằm ở phòng y tế có biểu hiện thiếu máu, xanh xao.
Các em kể với bác sĩ bữa sáng có lúc ăn, lúc nhịn và hay ăn mì gói. “Mỗi bữa sáng chúng ta phải nạp đủ 700 kcal mới đủ sức làm việc. Nếu ăn mì gói như các em chỉ cung cấp cho cơ thể khoảng 300 kcal.”, bác sĩ Hương cho biết.
Để giải quyết tình trạng nữ sinhngất xỉu, bác sĩ Trần Huy Hoàng, phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP.HCM đề nghị Phòng khám An Nghĩa phải cắt cử người sang ứng tiếp cho phòng y tế của trường trong giai đoạn này.
Bác sĩ Hoàng cũng yêu cầu nhà trường nên tổ chức một buổi sinh hoạt để chăm sóc tinh thần và tư vấn cho phụ huynh, học sinh về dinh dưỡng.
Thầy hiệu trưởng trưởng An Nghĩa cho biết từ cuối tháng 10 bắt đầu xuất hiện các em nữ sinh bị ngất xỉu. Có em bị ngất tái đi tái lại nhiều lần.
Đến nay, phòng y tế của trường đã khám cho 75 trường hợp nữ sinh ngất xỉu và Phòng khám An Nghĩa tiếp nhận 73 trường hợp.
Theo bác sĩ Hoàng từ trước tới nay cũng có nhiều vụ ngất xỉu hàng loạt nhưng chỉ gặp ở công nhân. Đây là lần đầu tiên Sở Y tế tiếp nhận vụ việc về ngất xỉu hàng loạt mà đối tượng là học sinh.
Theo Vietnamnet
Học sinh rủ nhau uống thuốc có chất gây nghiện
Mặc dù Sở Y tế TP đã có công văn đề nghị phòng y tế các quận, huyện tăng cường kiểm soát việc mua bán thuốc có hoạt chất gây nghiện recotus, thế nhưng...
...tại các trường học, nhiều học sinh rỉ tai nhau mua loại thuốc này về uống để... tạo sự hưng phấn.
Uống thuốc để tạo hưng phấn
Vụ ngộ độc recotus xảy ra vào ngày 4.10 tại Trường THCS Bình An (Q.2) làm 20 học sinh phải nhập viện. Theo nguồn tin, học sinh Nguyễn H. M.T (lớp 8/4) bị ho nên đến hiệu thuốc M.T ngay góc ngã tư Trần Não và Lương Định Của (Q.2) để mua thuốc ho uống. Tại đây, T được bán 3 vỉ thuốc recotus, mỗi vỉ 10 viên với giá 8.000 đồng/vỉ. Sau khi T uống 1 viên và thấy có biểu hiện sảng khoái, 5 học sinh cùng lớp cũng xin uống. Không chỉ học sinh lớp 8/4, mà nhiều học sinh của lớp bên cạnh cũng xin về uống. Sau khi uống thuốc được 1 giờ, 20 học sinh có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, chóng mặt... nên được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện Q.2. Sau khi cấp cứu tích cực, súc ruột, số học sinh bị ngộ độc thuốc đã dần ổn định và các BS đã cho xuất viện lúc 20h cùng ngày.
Học sinh Trường THCS Bình An được cấp cứu tại BV quận 2
Trước đó, tại Trường THCS Khánh Hội A (Q.4), giáo viên phát hiện nhiều học sinh ngủ gật trong lớp. Qua tìm hiểu, khoảng 50 học sinh trong trường đã mua thuốc recotus về uống và đã có gần 30 học sinh thừa nhận mình đã uống loại thuốc này. Tương tự như trường Khánh Hội A, giáo viên các trường như THCS Trần Quốc Tuấn (Q.7), Quang Trung (Q.4), Ngô Sĩ Liên (Tân Bình) đã phát hiện nhiều học sinh sử dụng thuốc recotus...
Phần lớn học sinh khi được hỏi tại sao sử dụng loại thuốc này, thì câu trả lời là: Do nhiều học sinh bảo nhau uống thuốc ho recotus vỉ màu xanh sẽ tạo sự hưng phấn, thông minh, không sợ trong lúc trả bài...
Quá dễ mua recotus
Theo các bác sĩ tại BV Tâm thần, recotus là loại thuốc làm giảm ho do cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản... Nếu dùng quá liều có thể bị ngộ độc với các triệu chứng buồn nôn, ngủ gật, rung giật nhãn cầu, có thể dẫn đến suy hô hấp, co giật và thậm chí tử vong.
Điều đáng nói, đây là loại thuốc được bán tự do và không cần kê toa, giá mỗi vỉ 10 viên nang mềm khoảng 7.000 - 9.000 đồng, nên học sinh dễ mua. Theo BS Trần Văn Khanh - GĐ Bệnh viện Q.2, nơi cấp cứu cho 20 học sinh bị ngộ độc - cho biết, loại thuốc ho recotus đã được ngành y tế yêu cầu kiểm soát chặt trước khi bán, nhưng nhiều cơ sở bán lẻ vẫn tự do bán.
Trước đó, ngày 19.1, Sở Y tế TPHCM đã có văn bản gửi phòng y tế quận, huyện đề nghị: Tăng cường kiểm soát việc bán lẻ các thuốc không kê đơn có hoạt chất gây nghiện codein và tiền chất dùng làm thuốc pseudoephedrin ở dạng phối hợp... Quy định là thế, nhưng việc mua bán recotus vẫn diễn ra công khai và dễ dàng cho đối tượng là học sinh.
Theo lao động
Học quá hóa điên, chửi cả cha mẹ Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM thừa nhận tỷ lệ thí sinh sau khi thi tốt nghiệp PTTH và thi tuyển đại học bị rối loạn tâm thần ngày một gia tăng. Học càng giỏi thi trượt càng sốc Mới đây...