Nữ sinh mặc bikini đi thi để chống gian lận vẫn chưa gây “nhức mắt” bằng kiểu mặc này
Nhiều nữ sinh mặc “thiếu vải” lên giảng đường gây phẫn nộ, vụ mặc bikini đi thi ở Trùng Khánh phản cảm nhất?
Nhóm 30 học sinh cấp 3 ở Trùng Khánh (Trung Quốc) được chọn để tham gia một cuộc thi đại học mô phỏng từng gây tranh cãi trên mạng xã hội vì mặc bikini để tập trung thi cử, chống gian lận quay cóp.
Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự bức xúc vì cách làm phản cảm trên và cho rằng nhà trường không tôn trọng kỳ thi tuyển sinh đại học.
Trước đó, không ít cô gái bị phê bình vì gu mặc ngắn, hở, đến giảng đường.
Sau khi những hình ảnh này được đăng tải trên mạng xã hội, đã làm dấy lên nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Một số bạn ủng hộ cách mặc này vì cho rằng “sexy mới là hiện đại”.
“Các bạn nữ đến trường mà ăn mặc mát mẻ cũng không sao nhưng đừng quá đà là được. Ban đầu mình thấy khá phản cảm nhưng mùa hè nóng nực mà ăn mặc kín cổng cao tường cũng vướng víu, khó chịu”, một nam sinh trường Aptech Hà Nội cho biết.
Video đang HOT
“Mỗi người có một sở thích và cách thể hiện riêng nên chúng ta không thể ép các bạn phải mặc như thế này hay như thế kia được. Đặc biệt là đối với những bạn học nghệ thuật có tư tưởng thoáng hơn so với các trường khác vì đặc thù nghề nghiệp”, một nam sinh khác nêu quan điểm.
Bên cạnh những thiết kế hở bạo thì trang phục xuyên thấu, để lộ nội y cũng trở thành món đồ yêu thích của nhiều nữ sinh.
Tuy nhiên, vì gu mặc chưa tinh tế nên không ít cô gái vấp phải lời chỉ trích của dân mạng.
Không đồng tình với những quan điểm trên, một nam sinh học tại Học viện Ngân hàng chia sẻ: “Mình thấy các bạn nữ ăn mặc “thiếu vải” trầm trọng ở ngoài đường cũng không ai nói. Nhưng đã đi học là môi trường sư phạm, các bạn không nên để hở nhiều da thịt như thế”.
Ngoài ra, nam sinh này còn cho hay: “Nhìn thấy nhiều bạn gái cố ý mặc váy ngắn cũn cỡn, áo mỏng tang đi qua là đám con trái tụm tụm lại bàn tán với những lời thiếu thiện ý. Với con trai thì con gái luôn là chủ đề bàn tán không có hồi kết chứ không nhất phải mặc hở. Mình thích các bạn nữ kín đáo, vì trông càng lôi cuốn hơn”.
Bên cạnh đó, một số người khẳng định, các bạn nam hay nữ khi đi lên giảng đường cũng cần mặc trang phục phù hợp với bản thân. Tự do trong cách ăn mặc nhưng không phải thích gì mặc nấy mà phải phù hợp với môi trường mà mình xuất hiện.
Một tài khoản tiktok gây phẫn nỗ vì quay video nhảy nhót nhưng mặc quần như không.
Trang phục áo dài bị các nữ sinh biến tấu một cách phản cảm.
Mỗi người đều có một định nghĩa khác nhau về thời trang và sự sành điệu nhưng trường học không phải là nơi để thể hiện điều đó.
Người xưa có câu “Y phục xứng kỳ đức” ý muốn nhắc nhở mỗi người cần phải ăn mặc sao cho hợp lý cũng như lựa chọn trang phục tinh tế, chỉn chu vừa tôn được nét đẹp của bản thân vừa thể hiện được sự tôn trọng đối với những người xung quanh.
Hành động vén áo đồng phục của nữ sinh này khiến nhiều người “gai mắt” vì khoảng hở kém duyên.
Xuất hiện thi hộ online, đại học nhiều cách ứng phó
Khi tổ chức thi trực tuyến, sinh viên có những mánh khoé để qua môn thì các trường đại học cũng có nhiều cách để chống gian lận.
Do dịch Covid-19 hiện các trường đang học trực tuyến. Cùng với việc học các các trường tổ chức thi học kỳ, học phần, thậm chí thi tốt nghiệp hay bảo vệ khoá luận tốt nghiệp theo hình thức trực tuyến
Vấn đề gian lận trong thi cử khi học, thi trực tiếp đã xảy ra. Tại nhiều trường đại học, hàng chục sinh viên bị đình chỉ, buộc thôi học vì nhờ thi hộ chuẩn đầu ra tiếng Anh hoặc tin học, thậm chí là kết thúc môn học.
Trên mạng xã hiện nay xuất hiện nhiều nhóm hỗ trợ thi cử, làm bài kiểm tra tất cả mọi cấp học, từ các bài kiểm tra đến làm tiểu luận, thi học phần, luận văn tốt nghiệp cam kết đạt điểm 7, 8, 9 thậm chí 10.
Theo thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, học trực tuyến giảng viên đã rất vất vả thì khi tổ chức thi trực tuyến giáo viên càng vất vả hơn rất nhiều.
Nhìn nhận về việc thi hộ khi tổ chức thi trực truyến, ông Sơn cho hay có xảy ra nhưng các trường sẽ có cách để giám sát. Cụ thể, giám khảo giám sát 24/24, sinh viên có mặt suốt giờ thi thì mới chứng nhận bài làm. Nếu có bất cứ hình thức nào có dấu hiệu bất thường ngay lập tức giám thị sẽ kiểm tra và phát hiện thì sẽ đình chỉ thi ngay. Sau khi thi xong thì giám khảo 1 sẽ thu bài thi và giám khảo 2 sẽ giám sát sinh viên, nếu bất cứ sinh viên nào gian lận thì sẽ bị đình chỉ. Sau khi thi xong giảng viên sẽ chấm và nếu bài nào có dấu hiệu bất thường thì chấm hội đồng để thẩm định lại bài thi ấy.
Nhiều nhóm thi hộ xuất hiện trên mạng xã hội
Đối với các hình thức làm tiểu luận, luận văn, ông Sơn cho hay trường sẽ ra đề mở để sinh viên có quyền dùng tài liệu, nhưng sẽ có phần mềm để kiểm tra xem sinh viên có lấy bài của người khác không. Điều đó đòi hỏi sinh viên phải có ý tưởng và phải viết ra ý tưởng của chính mình mới được chấm điểm.
"Sinh viên viết như thế nào thì trong quá trình học giảng viên cũng đã biết. Ý tưởng mỗi người là không giống nhau, nếu nhờ người khác viết hộ thì họ người làm hộ cũng chỉ copy trên mạng và giảng viên khi chấm sẽ biết"- ông Sơn cảnh báo.
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cho rằng gian lận trong thi cử trực tuyến là mỗi quan tâm của trường, vì vậy trường đã thay đổi hình thức tổ chức thi. Những môn học mang tính tổng quát sẽ thi theo hình thức tự luận, ra đề mở. Những môn có khả năng gian lận cao thì sẽ thi vấn đáp. Những môn như Tiếng Anh sẽ thi trên hệ thống và có giám sát qua zoom, đồng thời đề thi sẽ thiết kế kỹ thuật chỉ chạy trong 1 khoảng thời gian ngắn sau đó ẩn đi. Những môn học phải làm tiểu luận thì ngoài sản phẩm sinh viên sẽ phải báo cáo với giảng viên.
"Việc này nhằm hạn chế tối thiểu gian lận xảy ra chứ không thể 100%. Vì vậy học trực tuyến thì sẽ đánh giá quá trình học hơn là kỳ thi, cho nên điểm thi chỉ là điểm số ít"- ông Nhân nói. Ở Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, theo ông Nhân hiện chưa phát hiện gian lận khi thi trực tuyến nhưng sinh viên có mánh khoé khi thấy đề khó thì lấy lý do kỹ thuật và không thi nữa để giám thị sẽ huỷ kết quả sau đó cho thi lại.
TS Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, Trường ĐH Nha Trang, cho rằng vấn đề thi hộ, nhờ người thi hộ luôn là vấn đề quan tâm đặc biệt khi thực hiện đánh giá trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Cách đây 1 năm khi trường triển khai tổ chức thi, đánh giá trực tuyến đã nhận thức rất rõ vấn đề này. Trường yêu cầu dù thi bằng hình thức nào thì giảng viên đều lưu trữ (ghi hình video, bài làm, tiểu luận... ) trên hệ thống e-learning của trường để phục vụ hậu kiểm.
Mặt khác, trường khuyến khích giảng viên tổ thức thi vấn đáp bằng hình thức trực tuyến. Trong đó yêu cầu từng sinh viên truy cập vào ứng dụng google meet hoặc zoom meeting theo thời gian lập sẵn, bật camera, kiểm tra thẻ sinh viên, ghi video toàn thời gian sinh viên trả lời trực tuyến câu hỏi thi.
(Ảnh minh hoạ)
Ông Phương cho hay, nhà trường giao quyền chủ động cho giảng viên bố trí thời gian theo thời khóa biểu, thực hiện cho đến khi hết sinh viên trong lớp để hạn chế tối đa hình thức thi hộ, nhờ người thi hộ.
Đối với bài thi tự luận trên giấy, sinh viên phải chụp bài thi và đẩy lên hệ thống e-learning của trường. Với hình thức này chỉ cho đúng sinh viên truy cập thông vào hệ thống, đúng thời gian để biết đề thi thông qua user và mật khẩu riêng của mỗi sinh viên. Trường yêu cầu sinh viên phải có 2 thiết bị camera để giảng viên giám sát được sinh viên làm bài và khu vực sinh viên ngồi làm bài thi, ghi video toàn bộ thời gian thi. Đặc biệt, quy định giảng viên phải "vấn đáp xác thực" khoảng 15% số lượng sinh viên, trong đó đặc biệt quan tâm đến các nhóm sinh viên có yếu tố bất thường mà giảng viên nhận thấy trong quá trình coi thi, giám sát thi và chấm thi.
Đối với các hình thức khác như như cho sinh viên làm bài tiểu luận nộp trên e-learning thì sau đó giảng viên sẽ chấm và thi vấn đáp để xem có đúng thực sự sinh viên làm hay không.
Cũng theo ông Phương, để ngăn ngừa vấn đề này nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho giảng viên và đặc biệt là sinh viên, cảnh báo về hậu quả của việc thi hộ, nhờ người thi hộ bằng các hình thức rất nghiêm khắc từ trừ điểm, cảnh báo và cho nghỉ học 1 học kỳ, 1 năm và đuổi học...
Phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM vừa cho biết, học kỳ 2 năm 2020-2021, trường đã kỷ luật nhiều sinh viên. Trong đó có 78 sinh viên bị đình chỉ thi.
Nguyên nhân là sử dụng tài liệu; nhờ người thi hộ, nhờ người hỗ trợ làm bài thi; làm bài theo nhóm hoặc trao đổi bài. Những trường hợp thí sinh bị đình chỉ thi đều bị chấm 0 điểm.
Bắt xe ôm đi học về, nữ sinh bức xúc khi bị xuất hiện trên YouTube với lời khiếm nhã: "Đón các em gái 2k3 và cái kết..." Hành vi được cho là câu like bất chấp của YouTuber đang nhận về nhiều bình luận chỉ trích của netizen. Ngày nay, để nổi tiếng và thu hút mọi người trên mạng xã hội, rất nhiều KOL hay Youtuber - Tiktoker tạo ra những ý tưởng, content vô cùng giật gân, thu hút. Rất nhiều hành vi bị lên án trên mạng...