Nữ sinh lớp 8 bị đàn chị đâm trên đường đi học về
Trên đường về nhà, cô học sinh đã bị một nữ sinh lớp 10 chặn đường đâm thẳng vào lưng. Nguyên nhân vụ việc có thể xuất phát từ mâu thuẫn trước đó nửa tháng.
Chiều 15/11, bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương tiếp nhận cấp cứu em Trần Như Huỳnh (14 tuổi), học lớp 8 trường Trung- Tiểu học Đức Trí (ấp Hòa Lân II, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, Bình Dương) trong tình trạng trọng thương, máu thấm ướt đẫm lưng áo học trò.
Tại bệnh viện Huỳnh cho biết, trước đó, sau khi tan học về sớm, em đã gọi điện về nhà để người thân đến đón. Tuy nhiên do mẹ em bận việc nên Huỳnh đã nhờ một người bạn chở giúp về nhà.
Nữ sinh Trần Như Huỳnh đang được cấp cứu, điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương. Ảnh: Mẫn Khang.
Trên đường, em gặp một nữ sinh là cựu học sinh lớp 10 của trường tên Thắm chặn đường. Do từng bị Thắm đánh nên Huỳnh hoảng sợ xuống xe chạy vào một tiệm tạp hóa ven đường để lánh nạn. Tuy nhiên Thắm tiến tới, bất ngờ dùng dao đâm vào lưng Huỳnh, sau đó bỏ đi khỏi hiện trường.
Mọi người xung quanh đã hỗ trợ đưa Huỳnh đi cấp cứu trong tình trạng bị thương khá nặng và bị mất máu nhiều.
Khuôn mặt nhăn nhó vì đau đớn, cô nữ sinh lớp 8 đoán, nguyên nhân khiến em bị đâm có thể xuất phát từ mâu thuẫn đã xảy ra khoảng nửa tháng trước. Lần đó, Huỳnh bị Thắm đánh. Lúc biết vụ việc này, ban giám hiệu trường Đức Trí đã ra quyết định kỷ luật, buộc thôi học đối với chị Thắm.
Sau khi rời khỏi trường, Thắm đã chuyển sang học tại một trường tư thục gần trường cũ.
Video đang HOT
Mẫn Khang – Hoa Sen
Theo VnExpress
Mùa lũ về, làng lại vắng đàn ông
Nhiều ngày nay, trẻ em xã Hà Linh, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh vẫn phải ăn mì tôm
Lũ đã đi qua nhưng để lại nguy cơ thất học ở miền đất học Hà Tĩnh. Ở xã khác, lại là cảnh những gia đình thiếu vắng bàn tay đàn ông.
Trẻ con không biết uống sữa
Sân trường mầm non xã Hà Linh (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) trông như một thửa ruộng mới cày bừa. Trường nằm sát cánh đồng, lũ dữ đã nhấn chìm và cuốn đi gần như tất cả bàn ghế, đồ chơi...
Trường chưa học trở lại nhưng đông đủ các em học sinh và cả phụ huynh, vì nghe tin có đoàn cứu trợ của tập đoàn Danonen về đây khám bệnh miễn phí và tặng sữa. Cô hiệu trưởng nói: "Tất cả quần áo mà các em đang mặc đều là đồ cứu trợ. Quần áo của các em bị lũ cuốn trôi hết rồi. Có vài em không nhận được đồ cứu trợ đã phải mặc áo của người lớn, vừa làm áo vừa làm quần".
Cô Phạm Thị Hiệu - Hiệu trưởng trường cho tôi biết một sự thật khó tin: Ở xã Hà Linh này, một số em học sinh mầm non không biết uống sữa. Không biết uống sữa vì chưa một lần được uống sữa. Có lần cô giáo mua hộp sữa tươi về lớp, thì một số học sinh đã lúng túng không biết cắm ống hút vào đâu. Sau khi uống sữa, vài em lại lên cơn đau bụng vì dạ dày phản ứng với thực phẩm...lạ.
Thêm một nỗi lo khác. Sau lũ chồng lũ, nhiều em học sinh có nguy cơ bỏ học về làm thuê giúp bố mẹ vì gia đình quá khó khăn. Bình thường, với một số em đi học đã là một sự cố gắng, nhưng sau lũ thì đường đến trường trở nên xa hơn.
Những người già trong căn nhà rỗng
Anh Đặng Hồng Thi, xóm trưởng xóm 5 xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê từng rất buồn vì nhiều cư dân của xóm cứ lần lượt bỏ quê mà đi. Dân số của xóm từ 100 hộ, nay xuống 50 hộ. Đàn ông, thanh niên đã rời làng đi làm ăn xa gần hết giờ còn lại người già, phụ nữ và trẻ em.
Xóm 10 nhiều trẻ em và người già, nhưng vắng đàn ông
Bà Nguyễn Thị Hà ngồi một mình trong căn nhà tre nứa trống hơ trống hoác vì lũ đã cuốn đi những bức phên che. 5 tạ lúa vừa thuê người gặt và phơi phóng xong, chiếc TV, một vài yến lạc đều bị nước lũ nuốt chửng. Bà Hà lắc đầu bảo: "Nhà vắng đàn ông, hai bà cháu chạy được là may rồi, sức già này làm sao mà vác nổi thóc lúa, TV".
Con trai bà Hà đã vào Tây Nguyên làm ăn hơn 10 năm nay và định cư luôn ở trong đó. Tuổi già, bà không muốn xa quê. Tối ấy lũ về, bà tưởng sẽ chết chìm vì mắt mờ, chân yếu, tay run, may mà cố sức bíu lên được cái thang.
Cụ Lê Thị Xuân 81 tuổi, ngồi khóc một mình trước thềm nhà toàn rác rưởi, bùn đất. Ba người con trai của cụ đều bỏ quê nghèo vào trồng cao su tại tỉnh Bình Phước, không thể về với mẹ già trong những ngày nước ngập nóc nhà. Nghĩ mình tuổi gần đất xa trời, không có con cái xung quanh, cụ Xuân ki cóp tiền mua một cỗ ván hậu sự phòng thân. Cỗ ván hậu sự được cụ kê ngay dưới giường, nhưng cơn lũ đã cuốn trôi.
Cụ Xuân khóc: "Dành dụm mãi mới mua được. Tuổi 85 rồi, sống chỉ lo cho sự chết của mình thôi chú ạ, rứa mà ông trời nỏ thương".
Ông Nguyễn Văn Thành bên cạnh mấy hôm nay bị đau bụng đi ngoài liên tục, vì phải ăn mì tôm sống và uống nước mưa những ngày nước ngập mái nhà. Mình ông chống chọi với cơn đau bụng ngày càng dữ dội. Thôn phải cử hai người đàn ông khỏe mạnh cõng ông lên trạm y tế xã. Ông lên trạm y tế vẫn không thể nằm yên vì lo cho hai đứa cháu nhỏ ở nhà. Cách đấy ba năm, con dâu ông bỗng dưng bỏ đi biệt tăm, con trai cũng bỏ đi tha phương cầu thực để lại cho hai ông bà già hai đứa cháu nhỏ và căn nhà xiêu vẹo.
Ông Phạm Xuân Hà, Bí thư Đảng uỷ xã Phúc Đồng, cho hay: "Toàn xã có 1.200 hộ dân thì 930 hộ bị ngập, trong đó có 730 hộ bị ngập sâu. Bây giờ nước đã rút hết nhưng công tác khắc phục hậu quả lũ lụt gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều thôn xóm chỉ còn lại phụ nữ, người già và trẻ em".
Giúp dân ở chi đoàn "trắng" thanh niên
Bí thư chi đoàn kiêm phó xóm 10 Võ Văn Thạch đang phơi lúa bị ngâm trong nước lũ. Cái chuồng trâu đã đổ nghiêng. Cả xóm còn nhiều đoạn đường bị sạt lở. Toàn những việc cần sức vóc nhưng nhìn quanh chỉ thấy toàn phụ nữ, trẻ em và người già. Thạch là bí thư của một chi đoàn... không có đoàn viên. Xóm 10 trắng đoàn viên vì thanh niên đã đi làm ăn xa hết. Chỉ còn 8 đoàn viên, hầu hết là nữ, thì tất cả lại đang sinh hoạt ở trường THPT Hàm Nghi.
Hôm nay 8 đoàn viên có mặt động đủ ở nhà Thạch. 8 đoàn viên sẽ lập thành một tổ để đi giúp gia đình neo đơn trong xóm thu dọn, sửa sang lại nhà cửa. Sát cánh cùng Đoàn thanh niên có Hội phụ nữ xóm. Hội phụ nữ và đội thiếu niên hùng hậu nhất xóm.
Cô học trò Nguyễn Thị Huyền không phải ở xã Phúc Đồng mà nhà ở tận xã Phương Mỹ. Bữa ấy, lũ về nhanh quá, bốn cô học trò của xã Phương Mỹ phải đến xã Phúc Đồng lánh nạn. Xã Phúc Đồng cũng bị ngập, nhưng xã Phương Mỹ ngập sâu hơn. Người dân xã Phúc Đồng đã nhường cơm sẻ áo cho bốn cô học trò này, và giờ đây Huyền cùng các bạn tình nguyện ở lại đến từng nhà neo đơn để làm việc nghĩa.
Huyền trầm tư bảo: "Bây giờ em mới hiểu rõ vì sao dân cứ bỏ làng ra đi hết. Mùa hè, nắng hạn khô kiệt, lúa cháy, bây giờ mùa lũ thì thế này đây, sống ở đất này khó quá. Em càng phải quyết học giỏi, để thoát khỏi quê", Huyền cười buồn.
Theo Tiền phong
Năm ngày trở về thời kỳ đồ đá vì bão lũ Chỉ mấy mét vuông, hàng chục con người nằm ngổn ngang. 70 tuổi, cái chân ông lão sinh tật nằm một chỗ, quặt quẹo. Trên chiếc chiếu rách, tấp lên cái chăn màu đất khai nồng, lác đác mùi phân bò bị dậm toe toét bốc hơi khi nắng le lói len qua tấm bạt... Ám ảnh về những ngày lánh lũ lụt...