Nữ sinh gốc Việt thắng giải toàn nước Mỹ về biến đổi khí hậu
Nữ sinh Ashley Nguyen, ngụ bang California (Mỹ), đã giành giải nhất cuộc thi dành cho học sinh trung học toàn quốc với dự án trồng cỏ giúp ngăn tình trạng xói mòn bờ biển.
Cụ thể, Ashley Nguyen là học sinh lớp 12 của Trường trung học Westminster, bang California mới đây giành chiến thắng trong cuộc thi Thử thách khí hậu Battelle với dự án “Seed Bomb” (bom hạt giống), một phương pháp giúp tăng khả năng nảy mầm của cỏ lươn (eelgrass) nhằm chống xói mòn dọc theo bờ biển California, theo OCDE Newsroom đưa tin ngày 11.4.
Đây là lần đầu tiên cuộc thi được tổ chức, kêu gọi học sinh nghiên cứu tác động của các hiểm họa liên quan khí hậu trong cộng đồng, sau đó phát triển một chiến lược khả thi để giảm bớt tác động của chúng đối với môi trường.
Ashley Nguyen nhận giải thưởng tại hội nghị của Battelle. Ảnh Battelle
Battelle (trụ sở tại TP.Columbus, bang Ohio) là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm tăng cường giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học) và các giải pháp trong các lĩnh vực sinh học, hóa học, vật liệu tiên tiến, kỹ thuật và khoa học dữ liệu.
Video đang HOT
Trước tình trạng mực nước biển dâng cao được dự đoán sẽ làm xói mòn 2/3 bờ biển của California trong 100 năm tới, Ashley đã lên ý tưởng cho dự án “bom hạt giống” nhằm phát triển loài cỏ lươn, đóng vai trò là vùng đệm tự nhiên cho thực vật và trầm tích dọc theo bờ biển.
Thông qua dữ liệu thu thập từ Khu bảo tồn thiên nhiên vịnh Thượng Newport, Ashley đã sáng tạo ra phương pháp tạo ra những viên tròn làm bằng bùn biển, đất sét và phù sa, bên trong chứa những hạt cỏ lươn. Hỗn hợp này cung cấp chất dinh dưỡng cho hạt cỏ và tăng cơ hội nảy mầm, sống sót. Sau đó, các viên này được gieo dọc theo vùng gian triều (vùng bị ngập khi thủy triều dâng và lộ lên khi triều rút). Dự án sẽ giúp khôi phục cỏ lươn dọc theo bờ biển và bảo vệ những bãi biển quan trọng đối với cư dân Nam California. Ý tưởng của Ashley được đánh giá là giải pháp bền vững, đơn giản và tiết kiệm chi phí.
Phó chủ tịch Wes Hall phụ trách từ thiện và giáo dục tại Battelle cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng được công nhận Ashley vì tư duy đổi mới và sự cống hiến của em trong việc giải quyết một trong những thách thức lớn nhất của thế giới. Chúng tôi tự hào hỗ trợ những học sinh như Ashley, những người cam kết vận dụng các kỹ năng STEM để cải thiện cộng đồng địa phương của họ”.
Hồi cuối tháng 3, Ashley đã được mời đến Columbus để trình bày dự án của mình tại hội nghị của Battelle tại Đại học bang Ohio. Nữ sinh gốc Việt cho biết trải nghiệm này giúp em nhận được phản hồi hữu ích từ các chuyên gia khí hậu tham dự hội nghị và trao đổi ý kiến với các học sinh khác.
“Tiến vào vòng quốc gia đã cho tôi cơ hội làm sáng tỏ các vấn đề môi trường bị bỏ qua ở Nam California, cũng như cho phép tôi tự hào đại diện cho cộng đồng Đông Nam Á của mình trong lĩnh vực môi trường”, Ashley nói.
Với việc giành giải nhất, Ashley mang về khoản tài trợ trị giá 5.000 USD cho trường. Bên cạnh đó, Ashley sẽ tham gia kỳ thực tập được trả lương vào mùa hè 2024 tại Battelle để tiếp tục nghiên cứu về khoa học khí hậu.
Ashley đã tham gia nhiều cuộc thi STEM, bao gồm Triển lãm Khoa học và Kỹ thuật Quận Cam (California) và cuộc thi Toshiba ExploraVision vào năm ngoái, nơi nhóm của em trình bày dự án khôi phục đàn ong mật trước nhà khoa học Bill Nye tại Washington D.C.
Nhóm hợp chất làm suy giảm tầng ozone, gây ra mối đe dọa đối với khí hậu
Một nghiên cứu đăng trên trang mạng abc.net.au ngày 4/4 cho thấy một nhóm chlorofluorocarbons (CFC) gồm 5 hợp chất hữu cơ halogen oxi hóa, trong đó có carbon, clo và flo, đã tăng đáng kể trong bầu khí quyển của Trái Đất từ năm 2010-2020.
Nhóm CFC này làm suy giảm tầng ozone, gây mối đe dọa đối với khí hậu.
Một nghiên cứu cho thấy một nhóm chlorofluorocarbons (CFC) gồm 5 hợp chất hữu cơ halogen oxi hóa đã tăng đáng kể trong bầu khí quyển của Trái Đất từ năm 2010-2020. Ảnh: express.co.uk
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn nghiên cứu trên cho biết CFC là khí nhà kính mạnh gấp hàng nghìn lần so với carbon dioxide (CO2). Kể từ những năm 1980, lượng khí thải CFC nói chung đã giảm xuống còn khoảng 5% so với mức cao nhất, và lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực vẫn đang trên đà phục hồi vào khoảng năm 2060. Vì vậy, tình trạng gia tăng CFC nói trên khiến các nhà khoa học bất ngờ.
Tác giả chính của nghiên cứu trên, Tiến sĩ Luke Western tại Đại học Bristol ở Anh cùng Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nhóm hợp chất CFC tăng tương đối nhanh trong khí quyển kể từ năm 2010. Trong nỗ lực khắc phục lỗ hổng ngày càng lớn trong tầng ozone, Nghị định thư Montreal năm 1987 đã cấm phát thải các khí dưới dạng aerosol (sol khí) làm suy giảm "lá chắn" ở tầng bình lưu này của Trái Đất kể từ năm 2010. Tuy nhiên, CFC vẫn được sử dụng để tạo thành các hợp chất khác hoặc dưới dạng phụ phẩm trong quá trình sản xuất. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là nguồn gốc của 3 loại khí nói trên trong CFC khiến nhóm hợp chất này tăng đáng kể trong bầu khí quyển. Tiến sĩ Western nhận định nhiều khả năng số lượng 3 loại khí này ngày càng tăng liên quan việc sử dụng chúng trong quá trình sản xuất các hóa chất khác, đặc biệt là hydrofluorocarbons (HFC). Hiện các nhà nghiên cứu chưa xác định được nguồn gốc của 2 loại khí còn lại trong nhóm này.
HFC là các hợp chất hữu cơ chứa nguyên tử flo và hydro, được sử dụng chủ yếu trong làm lạnh và máy điều hòa không khí. HFC được cho là chất thay thế CFC, "thân thiện" với khí hậu và tầng ozone hơn. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Western, nghiên cứu mới cho thấy việc sử dụng HFC cũng có thể giải phóng CFC.
Năm 2016, Bản sửa đổi Kigali trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal, đã được các nước thành viên phê chuẩn nhằm giảm HFC.
Nhà khoa học khí quyển Robyn Schofield tại Đại học Melbourne cho biết việc giảm HFC diễn ra rất chậm và chất này thường được thay thế bằng hydrofluoroolefin (HFO) - một loại chất làm lạnh mới hơn hiện được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống điều hòa không khí, song nó cũng tiềm ẩn những tác động.
Theo Tiến sĩ Schofield, HFO có thời gian tồn tại trong khí quyển rất ngắn, nhưng không có nghĩa là chất này không gây vấn đề gì bởi chúng bị cuốn trôi khỏi khí quyển và tạo thành axit trifluoroacetic, ảnh hưởng tới nước uống.
Giáo sư Ian Rae tại Trường Hóa học thuộc Đại học Melbourne nhận định có khả năng hiện tượng gia tăng 3 loại khí trong nhóm hợp chất CFC là do năng lực quản lý các ngành công nghiệp còn hạn chế. Theo Giáo sư Rae, nghiên cứu trên có thể sẽ được đề cập tại cuộc họp Nghị định thư Montreal trong tương lai, sau đó, các nhà khoa học sẽ yêu cầu các quốc gia đánh giá kỹ lưỡng hơn các vấn đề liên quan.
Giới khoa học dự báo tác động tổng thể đối với lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực sẽ không đáng kể nếu duy trì lượng khí thải như ở mức hiện tại. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Western, vấn đề lớn hơn là khả năng CFC gây ấm lên toàn cầu, do đây là khí nhà kính mạnh, lượng phát thải các loại khí này năm 2020 tương đương tổng lượng khí thải CO2 của Thụy Sĩ. Vì vậy, việc giảm thiểu lượng khí thải này sẽ tác động lớn đến khí hậu, tương tự việc một quốc gia nhỏ đưa phát thải ròng carbon về mức 0.
Trong khi đó, Tiến sĩ Schofield cho biết có những lựa chọn thay thế khả thi cho việc sử dụng HFC mà không tạo ra CFC và ít gây hiệu ứng nhà kính hơn. Chẳng hạn, có thể sử dụng CO2 làm chất làm lạnh cho các bộ trao đổi nhiệt nước trong điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, một số biện pháp vẫn đặt ra thách thức và nhìn chung, các thiết bị bị loại bỏ vẫn là nguồn phát thải CFC lớn nhất thế giới.
Mỹ tăng cường sự hiện ở Thái Bình Dương Mỹ mở đại sứ quán ở Vanuatu trong động thái mới nhất nhằm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương. Điều phối viên Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ Kurt Campbell mới đây đã có chuyến thăm tới một số quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương. Ảnh: Reuters Hãng tin Reuters ngày 31/3 dẫn thông báo của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chính sách thuế của Mỹ: Áp thuế 25% với bia và lon nhôm rỗng nhập khẩu từ 4/4

Từ 'vùng đệm' đến đối tác chiến lược

Tổng thống Trump đánh thuế cả hòn đảo không người ở

Chiến lược thuế quan của Trump: Mỹ rời bỏ hệ thống thương mại toàn cầu?

Rơi máy bay ném bom chiến lược tại Siberia, Nga

Chính sách thuế của Mỹ: Mexico hướng tới củng cố kinh tế toàn diện

Mỹ bãi bỏ quy định miễn thuế đối với các gói hàng nhỏ từ Trung Quốc

Chính phủ Hàn Quốc họp khẩn về chính sách thuế đối ứng của Mỹ

Những điểm chính về thuế quan mới trong 'tuyên ngôn độc lập kinh tế' của Tổng thống Mỹ

Các nền kinh tế vùng Vịnh tránh được mức thuế đối ứng của Mỹ

Mexico sẽ triển khai chương trình củng cố kinh tế toàn diện

Các kịch bản đáp trả của châu Âu với mức thuế quan của Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Màn uốn éo gây tranh cãi của Thanh Hằng bị NTK cắt sạch, người trong cuộc lên tiếng!
Sao việt
15:39:57 03/04/2025
2 chú cảnh khuyển Việt Nam giúp tìm kiếm các nạn nhân trong vụ động đất ở Myanmar
Netizen
15:37:10 03/04/2025
Cách Chu Thanh Huyền "chắn bão" drama: "Xả" content Quang Hải và cậu quý tử, không lộ mặt cũng dễ dàng lấy lại thiện cảm
Sao thể thao
15:21:04 03/04/2025
Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI
Nhạc việt
15:05:21 03/04/2025
"Nữ quái" mua thịt với lệnh chuyển khoản giả để chiếm đoạt tiền
Pháp luật
15:00:27 03/04/2025
Sao nam bị bóc từng hẹn hò Sulli: Sự nghiệp idol ngắn ngủi, rap hàng top nhưng kém may
Nhạc quốc tế
14:57:44 03/04/2025
Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa
Tin nổi bật
14:48:33 03/04/2025
Mỹ nhân gen Z nói xấu cả showbiz chia tay bạn trai diễn viên hơn 10 tuổi?
Sao châu á
14:44:59 03/04/2025
23 bang kiện chính quyền Tổng thống Trump
