Nữ sinh gây tranh cãi với bảng chi tiêu cá nhân trung bình một tháng hết 5 triệu đồng
Tổng cộng ‘tất tần tật’ các chi phí từ tiền nhà, điện nước đến mua sắm cá nhân khoảng 5 triệu mỗi tháng, bảng chi tiêu của nữ sinh này khiến dân mạng tranh cãi.
Kế hoạch chi tiêu hàng tháng với một khoản tiền có hạn không chỉ là vấn đề về ‘cơm áo, gạo tiền’ khiến nhiều phụ huynh phải ‘đau đầu’ mà cũng là nỗi lo lớn của nhiều sinh viên khi bắt đầu cuộc sống tự lập.
Không ít sinh viên ‘méo mặt’ với nguồn trợ cấp từ gia đình mỗi tháng bởi thay vì được ăn ở thoải mái như trước thì cuộc sống xa nhà khi lên đại học buộc các cô nàng, anh chàng phải tự học cách chi tiêu sao cho phù hợp, tiết kiệm.
Nhưng không phải ai cũng có điều kiện được cha mẹ hỗ trợ để sống thoải mái nên khi một nữ sinh mới đây chia sẻ về bảng chi tiêu hàng tháng của mình ở mức khá cao khiến không ít người tranh cãi.
Cô nàng sinh viên gây tranh cãi với bảng chi tiêu trung bình hàng tháng hết 5 triệu đồng.
Cô nàng không ngần ngại công khai mức chi tiêu trung bình hàng tháng của bản thân là 5 triệu đồng. Thậm chí, nữ sinh này còn cho rằng, thời buổi này rồi làm sao có thể chi tiêu với mức từ 2.8 – 3 triệu/tháng được.
Video đang HOT
Theo nhiều ý kiến cho rằng, mức chi tiêu như vậy đối với sinh viên là khá ‘xa xỉ’ bởi nhiều người đi học xa nhà chỉ được bố mẹ hỗ trợ từ 2-3 triệu/tháng mà thôi. Bạn Ngân Hoàng bình luận: ‘ Sinh viên gì mà tiêu nhiều như thế. Gia đình mình mỗi tháng cho 3 triệu mà mình vẫn thấy khá thoải mái đây. Chưa đi làm thì chỉ nên chi tiêu những khoản thật sự cần thiết‘.
‘ Tiêu như thế nào là do ý thức mỗi người chứ. Chắc bạn này cũng thuộc dạng có điều kiện thì mức sống mới thế kia. Chứ tiêu như bạn đó thì những người chỉ có vài triệu mỗi tháng thì chả lẽ không sống được hay sao‘, cô nàng Thảo My bức xúc.
‘ Chắc bạn ấy học ở Hà Nội chứ mình học ở gần nhà, ở quê nên chi phí không nhiều vậy đâu. Cả tiền nhà và điện nước cũng mới hết gần 1 triệu. Tiền ăn thì không tốn vì mình hay tự nấu cơm ăn ở phòng nên mất khoảng hơn 1 triệu/tháng thôi. Mình cũng không hay mua sắm hay tiêu vặt nên chi phí phát sinh ít. Mỗi tháng mẹ mình chỉ gửi cho 3 triệu thôi là đủ tiêu rồi‘, cậu bạn Hữu Nghị cho biết.
Các khoản chi tiêu một tháng của Hữu Nghị được nhiều người ủng hộ.
Trước những ý kiến bày tỏ thái độ không đồng tình với chia sẻ của nữ sinh trên, một số người lại cho rằng mức chi tiêu đó không hẳn là không phù hợp hay sang chảnh và tỏ ra thông cảm.
Bạn Khánh Linh chia sẻ: ‘ Thực ra mình thấy các khoản chi tiêu như vậy cũng không phải là cao quá bởi còn phụ thuộc vào nơi ở và điều kiện sống của mỗi người. Nếu học ở tỉnh hay địa phương thì mức sống sẽ thấp hơn so với chi phí sinh hoạt ở Hà Nội. Ví dụ như bạn mình học ở Thái Nguyên, tiền nhà mỗi tháng chỉ khoảng 800.000 đồng nhưng mình thuê trọ trên Hà Nội, hàng tháng đã tốn khoảng 1.7 triệu đồng rồi. Đồ ăn ở đó cũng rẻ hơn so với trên Thủ Đô nhiều nên khó mà so sánh rằng chi tiêu thế nào là nhiều hay xa xỉ cả’.
Khánh Linh cũng không ngần ngại bật mí về mức chi tiêu hàng tháng của mình. Theo Linh, tiền nhà và điện nước hàng tháng mà cô nàng phải chi trả là khoảng gần 3 triệu đồng vì thuê trọ ở một mình. Khoản tiền ăn trưa ở cơ quan một tháng khoảng 600.000 đồng, không kể thức ăn được gia đình gửi cho. Ngoài ra, những khoản chi phí cá nhân như mua sắm, đi chơi cùng bạn bè cũng được cô nàng dành ra khoảng 2 triệu đồng/tháng. Như vậy, mỗi tháng thì Khánh Linh cũng chi hơn 5 triệu đồng cho cuộc sống xa nhà của bản thân.
Kế hoạch chi tiêu 1 tháng của Khánh Linh cũng ở trên mức 5 triệu đồng.
Nhiều người cho rằng, mức chi tiêu như vậy là cao so với một sinh viên nhưng Khánh Linh cho biết, ngoài khoản tiền ba mẹ chu cấp hàng tháng là 3 triệu đồng, cô nàng còn tích cực đi làm thêm tại một cửa hàng bán quần áo nữa nên cũng đủ khả năng chi trả cho các nhu cầu của bản thân.
‘Tất tần tật’ chi phí hàng tháng của một nữ sinh đang học tại Hà Nội.
Không chỉ Khánh Linh mà cô bạn Thùy Trang – sinh viên năm 3 Đại học Ngoại Thương HN cũng thể hiện quan điểm đồng tình rằng mức chi tiêu 5 triệu đồng/tháng của sinh viên là có thể chấp nhận được.
‘ Mình nghĩ chi tiêu như thế nào nó phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi bạn sinh viên. Ai mà chả muốn có một chỗ ăn, ở đầy đủ tiện nghi. Có ít thì tiêu ít, có nhiều thì được tiêu dư dả hơn. Bản thân mình thuê trọ cùng hai bạn khác nữa nên tiền phòng hàng tháng chia 3 cũng đã hết 1.2 triệu/người rồi. Tiền ăn bọn mình cũng góp chung, mỗi người 1.5 triệu/tháng. Thêm vào đó còn tiền điện nước nữa. Mùa hè dùng điều hòa nhiều nên tiền điện cao hơn, khoảng 400.000/người/tháng. Chưa kể tiền xăng xe đi lại, tiền mua đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm. Rồi thi thoảng cũng phải đi chơi cùng bạn bè nữa. Một tháng mình cũng tiêu khoảng 2 triệu cho các chi phí phát sinh. Tổng một tháng cũng rơi vào tầm 5 triệu đồng‘, Thùy Trang tiết lộ.
Thùy Trang cũng cho hay, hiện nay nhiều sinh viên thường vừa đi học vừa đi làm để có thêm nguồn thu nhập trang trải cho cuộc sống, thậm chí có thể tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ phụ giúp gia đình. Việc tiết kiệm là tốt và cần thiết nhưng không vì thế mà đánh đồng, cho rằng những bạn sinh viên khác tiêu hoang, lãng phí.
Theo Baodatviet
Phải làm sao để tiễn em họ ra khỏi nhà
Chúng tôi ở cùng không có xích mích gì vì tôi dễ tính, không xét nét, nhưng phải nói em tôi khá lười.
Ảnh minh họa
Tôi chưa lập gia đình và được bố mua cho một chung cư ở Hà Nội dù gia đình không dư giả gì. Mẹ tôi đã mất. Tôi mua nhà họ hàng bên ngoại đều biết, em họ tôi đang học năm thứ 4, cuối năm nay tốt nghiệp, trong mấy năm ở Hà Nội không liên lạc với nhau lần nào; khi tôi mua nhà cách đây một năm, em họ tôi gọi hỏi ý muốn ở cùng, do cả nể nên tôi đồng ý. Trong một năm ở cùng, tôi tự chi trả mọi chi phí trong nhà từ điện nước, ăn uống, đồ dùng sinh hoạt, nói tóm lại em tôi không cần chi khoản nào, kể cả phí gửi xe.
Chúng tôi ở cùng không có xích mích gì vì tôi dễ tính, không xét nét, nhưng phải nói em tôi khá lười, khi nào ăn thì mới nấu ăn và rửa bát, tôi cũng cùng nấu và rửa, còn lại không làm gì. Nhà chung cư có hai người nên cũng không có nhiều thứ phải dọn. Tính tôi khép kín, thích ở một mình, muốn thoải mái đầu óc và chủ động chi tiêu, giờ muốn tiễn em tôi ra khỏi nhà nên nói như thế nào để không mất lòng họ hàng bên ngoại? Mong được các bạn .
Theo Vnexpress
Ả Rập Saudi bắt giam tiếp một lúc 11 hoàng tử Ả Rập Saudi mới đây đã tạm giữ 11 hoàng tử, sau khi họ tụ tập tại một cung điện để "biểu tình" chống lại chính sách của hoàng gia. Thái tử Ả Rập Saudi Mohamed bin Salman. Theo Daily Mai, các hoàng tử đã tập trung tại cung điện lịch sử Qasr a-Hokm để yêu cầu hủy bỏ sắc lệnh về việc...