Nữ sinh gây tranh cãi tại Got Talent năm ấy nay là giảng viên âm nhạc
Tham gia Vietnam’s Got Talent mùa đầu, nữ sinh “nói được 6 thứ tiếng” đã gây không ít tranh cãi trên mạng. Cuộc sống hiện tại của cô làm ai nấy rất bất ngờ.
Vào tháng 12/2011, cô gái trẻ Lê Nguyễn Quỳnh Anh là một trong những thí sinh thu hút sự chú ý của nhiều người tại gameshow ca nhạc kể trên. Nhất là sau vụ việc cô bị loại vì được cho là không có năng khiếu và mẹ lên sân khấu mắng cả giám khảo.
10 năm trôi qua, Quỳnh Anh nay đã trở thành một cô gái xinh đẹp và đang là giảng viên thanh nhạc tại nước ngoài.
Quỳnh Anh và mẹ tại chương trình Vietnam’s Got Talent mùa đầu tiên. (Ảnh: Cắt từ clip)
Nữ sinh 15 tuổi cùng mẹ gây tranh cãi tại Vietnam’s Got Talent mùa đầu tiên
Ngày ấy, Lê Nguyễn Quỳnh Anh là nữ sinh 15 tuổi, đang theo học tại một trường quốc tế và giỏi ngoại ngữ. Theo lời nhận xét từ phía gia đình, bạn gái này rất có năng khiếu âm nhạc khi sở hữu giọng hát “đỉnh của đỉnh” và có khả năng nói được 6 thứ tiếng.
Phần thi của Quỳnh Anh khi ấy đã gây ra không ít tranh cãi trên mạng xã hội. (Ảnh: Cắt từ clip)
Tham gia Vietnam’s Got Talent mùa đầu tiên, Quỳnh Anh lựa chọn thể hiện ca khúc Tình mẹ . Thế nhưng, giám khảo cho rằng giọng hát của cô bạn không có gì đặc sắc, khá bình thường. Thậm chí, trong lúc trình diễn, phần thi nữ sinh ấy đã bị yêu cầu dừng lại và cô không thể vào vòng tiếp theo.
Lúc này, mẹ Quỳnh Anh tiến lên sân khấu và giành lấy micro từ con để bày tỏ việc cô không đồng ý với các nhận xét và quyết định của ban giám khảo. Tuy nhiên, kết quả vẫn không hề thay đổi.
Vụ việc được đẩy lên cao trào khi mẹ Quỳnh Anh lên sân khấu và bày tỏ các ý kiến của mình. (Ảnh: Cắt từ clip)
Video đang HOT
Cộng đồng mạng tranh cãi, nữ sinh phải viết thư cầu cứu
Ngay sau khi phần thi ấy phát sóng, câu chuyện kể trên đã ngay lập tức nhận được sự quan tâm và trở thành chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội. Trong đó, nhiều người không đồng ý với cách hành xử của mẹ Quỳnh Anh. Có cá nhân còn thẳng thừng chê bai giọng hát nữ sinh 15 tuổi này.
Sau đó một thời gian, Quỳnh Anh đã sang Úc du học. (Ảnh: FB LNQA)
Trước “cơn bão” chỉ trích từ dư luận, mẹ nữ sinh kể trên tố nhà sản xuất, ban tổ chức cố tình dàn dựng, chỉnh âm thanh dở đi để “dìm hàng” con của cô. Không chỉ vậy, Quỳnh Anh cũng viết một bức tâm thư gửi lên Đại biểu Quốc hội kêu cứu. Trong thư, cô cho rằng mình là nạn nhân của việc bị cắt ghép trên sóng truyền hình, bị bạo lực mạng. Sau đó, vụ việc cũng dần hạ nhiệt khi cả giám khảo, ban tổ chức đã có những phản hồi chính thức.
Cuộc sống của nữ sinh Quỳnh Anh ngày đó – giờ ra sao?
Khi vụ việc nói trên xảy ra, cuộc sống của Quỳnh Anh cũng bị xáo trộn khá nhiều vì em không thể tập trung vào chuyện học. Thế nhưng, sau một thời gian, dưới sự động viên từ phía mọi người, nữ sinh này cũng dần lấy lại được cân bằng trong cuộc sống.
Hiện tại, nhan sắc và ngoại hình của Quỳnh Anh đã thay đổi khá nhiều. (Ảnh: FB LNQA)
Nhiều người tò mò rằng, sau ngần ấy lùm xùm “động trời” liên quan đến âm nhạc, liệu rằng nữ sinh này có từ bỏ con đường nghệ thuật? Ít ai ngờ rằng, bằng sự nỗ lực học tập của mình, Quỳnh Anh đã sở hữu đến 2 tấm bằng thạc sĩ về giáo dục và âm nhạc tại Úc. Không chỉ vậy, cô nàng còn có bằng cử nhân ngành âm nhạc cổ điển. Được biết, hiện tại cô đang là Giảng viên Thanh nhạc & Piano tại một ngôi trường ở Sydney.
Hiện tại, cô đang là một giảng viên âm nhạc. (Ảnh: FB LNQA)
Dựa trên những hình ảnh trên trang cá nhân cô nàng, cư dân mạng cho rằng, Quỳnh Anh nay đã trở thành một cô gái trẻ xinh đẹp, trưởng thành và tự tin hơn xưa rất nhiều. Không chỉ vậy, bạn gái ấy cũng đăng tải không ít clip bản thân cover các bài hát nổi tiếng. Về phía mình, bạn thấy như thế nào về thay đổi của nữ sinh kể trên, hãy chia sẻ cùng YAN nhé!
Giáo dục hòa nhập: Cần một "vòng tay ấm"
Với tình yêu nghề, yêu học trò, cô Lê Thị Nga đã khiến các phụ huynh có con tự kỷ vỡ òa trong hạnh phúc khi con biết đánh vần, biết đọc, viết, làm toán và hòa nhập tốt với các bạn.
Giờ học của cô và trò lớp 1A1 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Lớp học "hai trong một"
Năm học này, lớp 1A1 Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội) do cô Lê Thị Nga làm chủ nhiệm có 45 học sinh, trong đó có 6 học sinh mắc chứng tự kỷ, khó khăn trong giao tiếp. Giáo án cho các học sinh này cũng đặc biệt hơn các bạn, cách dạy dỗ cũng khác hoàn toàn.
Huy Bách là một học sinh "đặc biệt". Em có năng khiếu âm nhạc, chơi đàn rất hay, biết nhiều bản nhạc của nước ngoài, đọc, viết, tính toán rất tốt nhưng lại có biểu hiện khác thường là hay cười, hay nói chuyện với ngón tay. Biết được đặc điểm này, cô Nga đã quan tâm trò chuyện với Bách, tạo thói quen mới cho em. Nhờ cô, Bách đã tiến bộ, không hay cười trong lớp và không còn nói chuyện với tay nữa.
Phúc Khang bị bệnh nhũn cơ và cuồng ăn. Do đó, cô Nga đã phải điều chỉnh chế độ ăn cho Khang trong những bữa ăn bán trú, cho em ăn nhiều rau hơn, ít cơm đi. Cô Nga là người trực tiếp ăn cơm cùng, ngủ cùng học sinh, muốn theo dõi hoạt động hàng ngày của các con để điều chỉnh những hoạt động của học sinh đặc biệt này.
Trung Dũng lại luôn la hét khi không hài lòng về việc gì. Dũng chỉ biết đánh vần và đọc đơn giản, còn tính toán phải nhờ sự kết hợp của cô giáo. Do đó, cô Nga phải sử dụng ngón tay, các đồ dùng nút chai, hoặc que tính để hướng dẫn em học. Nhờ nỗ lực của cô, qua 3 tháng học, Dũng đã biết tình cộng trừ trong phạm vi 10. Ngoài ra, Dũng còn hòa nhập tốt với các bạn trong lớp.
Minh Đức gặp chứng tự kỷ từ nhỏ, không trò chuyện với mọi người. Mẹ Đức lo vì ở nhà các anh chị em ruột còn không muốn chơi với con thì đến trường liệu thầy cô có yêu quý, bạn bè có chơi với con hay không. Nhưng qua 3 tháng học lớp cô Nga, Đức đã hòa nhập tốt với các bạn. Em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, đã biết đọc một số đoạn văn trong sách.
Còn bạn Lê Sáng mắc tật nói ngọng, lặp lại ngôn ngữ của người khác. Để thay đổi thói quen của Sáng, cô Nga đã nghĩ ra cách dùng kí hiệu và "bắt" Sáng phải nói theo kí hiệu đó. Ví dụ, khi muốn em nói "Con chào cô", cô Nga đã giơ tay đặt lên miệng chứ không nói để Sáng bắt chước theo. Kết quả là sau nhiều tháng, học sinh của cô Nga đã có thể nói bình thường...
Học sinh trong lớp luôn đoàn kết, thương yêu nhau.
Vì trò, thầy cô nỗ lực vượt khó
Cô Nga cho biết: Chắc chắn dạy học lớp học sinh bình thường, không có trẻ tự kỷ sẽ nhàn hơn. Nhưng tiếp xúc với gia đình, đặc biệt mẹ của các em tự kỷ mới thấy hết được nỗi vất vả, trăn trở về câu hỏi làm sao để các con tiến bộ mỗi ngày dù là một câu nói, đánh vần hay một phép tính.
Nhiều năm gắn bó với giáo dục hòa nhập, cô đã có nhiều kinh nghiệm để dạy dỗ những học sinh đặc biệt này. Theo cô Nga, những ngày đầu có thể nhận ra hiện tượng bất thường của trẻ, nhưng giáo viên phải bình tĩnh, không nên trao đổi ngay với phụ huynh vì nhiều người sẽ có phản ứng.
Khi trên lớp không nên phân biệt đối xử mà cần xem các con giống như các bạn khác, cũng gọi các con lên bảng, hỏi về cách làm bài, cách suy nghĩ. Để các con tiến bộ, cô Nga đã dùng những video clip dạy dỗ con trên lớp gửi về cho phụ huynh để họ biết con đã tiến bộ thế nào. Qua đó giúp phụ huynh an tâm bởi khi xa con, nhiều người cũng lo lắng vì sợ con đến trường các bạn không chơi cùng; hoặc bố mẹ bạn khác không chấp nhận điều đó; con không quen với môi trường lạ.
Nhiều năm gắn bó với HS khuyết tật, cô Nga vẫn gặp khó khăn như không có sách vở chuyên dùng cho trẻ tự kỷ; phải tự học hỏi giáo án và những kinh nghiệm trên mạng, tự mua sách dùng nói về phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật. Nhưng không vì vất vả trước mắt, cô Nga nản lòng bởi cô luôn quan niệm đứng lớp có trẻ học hòa nhập, nhiệm vụ của giáo viên sẽ vất vả gấp nhiều lần so với những lớp bình thường. Nhưng bên cạnh những vất vả đấy là niềm vui khi thấy các con tiến bộ từng ngày.
Cô Đỗ Thị Kim Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ cho biết: Hàng năm, nhà trường luôn đón nhận một số học sinh học hòa nhập, năm sau tăng hơn năm trước và tất cả đều chọn lớp cô Nga. Như năm nay khối 1 có khoảng 10 học sinh, lớp cô Nga có 6 em, là những trường hợp nặng nhất.
Thương đồng nghiệp, muốn san sẻ bớt khó khăn bằng cách san bớt học sinh đặc biệt sang các lớp khác nhưng cuối cùng các em vẫn vào lớp cô Nga. Một phần vì sự tín nhiệm của phụ huynh, phần vì nhà trường có sự tin tưởng tuyệt đối, không ai có thể làm tốt hơn cô Nga trong lĩnh vực đặc biệt này. - Cô Đỗ Thị Kim Liên
'Thợ lặn' Vanh Leg chính thức trở lại sau gần 2 năm 'mất tích', cho biết liên tục bị hack tài khoản Dòng trạng thái giữa đêm của Vanh Leg khiến nhiều người chú ý. Vanh Leg là chàng trai được biết đến qua những clip cover hài hước với danh xưng 'Ông hoàng của làng nhạc chế'. Một số sản phẩm được chú ý của Vanh Leg là Con nhà nghèo, Em đừng thả thính, Tết nhà bà Hoan và gần đây nhất là...