Nữ sinh gác cửa ở ổ dịch lớn nhất cả nước
Mặc đồ bảo hộ kín mít đứng giữa đường trưa nắng 38 độ, Ngọc Ly tay đo thân nhiệt, mắt giám sát đoàn xe máy đang tiến đến gần chốt kiểm soát.
Chốt Cầu Hồ, giáp huyện Tiên Du, Quế Võ, Bắc Ninh giữa trưa 14/5 vẫn tấp nập xe qua lại. Chốt đặt giữa đường quốc lộ, tiếp giáp với huyện Thuận Thành, ổ dịch Covid-19 lớn nhất cả nước hiện nay. Tính từ 5/5, Thuận Thành ghi nhận 144 ca nhiễm, trong khi các huyện khác chỉ tối đa 5 ca nhiễm. Ngoài ra, Bắc Ninh thành lập 3 chốt chặn khác, đều giáp Thuận Thành để kiểm soát người ra vào, ngăn dịch lây lan.
Không phải lần đầu tiên Ngọc Ly được điều động đi chống dịch, nhưng lần này khẩn cấp và áp lực hơn do Bắc Ninh có nhiều ca nhiễm cộng đồng. Thời gian từ có danh sách đến lúc lên đường trong vòng một tiếng. Hành trang cô mang theo chỉ có vài bộ quần áo và ít đồ dùng cá nhân. Trước khi đi, cô sinh viên năm 2 trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh không dám thông báo với gia đình, sợ mọi người sốt ruột.
Cùng nhóm với cô còn có Đỗ Thị Kiều My, 20 tuổi. My may mắn hơn khi có người trong nhà làm ngành Y hiểu, động viên và dặn dò cô cẩn trọng trước khi lên đường.
“Chúng tôi có kiến thức, có kinh nghiệm, có sức khỏe thì không có lý do gì mà không xung phong lên đường”, My nói.
Trường Cao Đẳng Y tế Bắc Ninh là một trong những đơn vị đầu tiên được ngành Y tế huy động lực lượng tham gia chống dịch. Tổng sinh viên tham gia là hơn 100 người, trong đó 28 người tham gia nhiệm vụ cắm chốt tại 4 chốt chặn.
Nhóm sinh viên trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh đang đo thân nhiệt cho người đi qua chốt kiểm soát. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Bắt đầu công việc từ tối 9/5, Ngọc Ly được phân công làm nhóm trưởng, phụ trách đốc thúc tinh thần mọi người tại chốt Cầu Hồ. Hàng ngày, cô đi xe máy từ chỗ ở tập trung đến chốt trực, bàn giao ca rồi bắt đầu nhiệm vụ. Công việc chủ yếu là đo thân nhiệt, hỗ trợ người qua chốt khai báo y tế hoặc giúp lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ.
Ly cho biết, hầu hết những người đi qua chốt là người làm việc khu công nghiệp, người giao hàng,…nên đều chủ động đến đo thân nhiệt, còn những người lần đầu đi qua, thấy chốt cũng tự giác dừng xe lại để kiểm tra. Lượng người qua chốt đông nhất là từ 4 đến 6 giờ sáng và từ 17h giờ đến 19 giờ tối.
Video đang HOT
Gần một tuần nhận nhiệm vụ, khó khăn lớn nhất của Ly là thời tiết oi bức, nắng nóng, gió táp phần phật. Giữa quốc lộ không bóng cây, nắng xuyên qua lớp áo bảo hộ khiến da bỏng rát, “nếu mặc áo trong dày thì nóng mà mỏng quá thì nắng nên rất khó chịu”, Ly chậc lưỡi.
Trời nắng cũng khiến công việc bị kéo dài, có người phải đo thân nhiệt nhiều lần. Khi đó, nhân viên y tế hướng dẫn người dân đứng dưới lùm cây khoảng vài phút rồi đo lại. Trường hợp thân nhiệt bình thường sẽ được qua chốt, nếu có dấu hiệu ho, sốt, thân nhiệt cao… sẽ được giữ lại để khám sâu, khử khuẩn.
Với Ly, nhiệm vụ này không khó nhưng nguy cơ lây nhiễm cao, không thể đứng cách xa 2 m để đo thân nhiệt được. Còn với My, công việc này đòi hỏi sự tính cẩn thận, tập trung để ngăn dịch lan rộng, giảm áp lực cho y tế tuyến đầu.
Khó khăn khác là điều kiện làm việc ban đêm thiếu ánh sáng, mọi người phải tận dụng thêm đèn pin và đèn điện thoại để soi đường.
Đêm 12/5 cũng là thời điểm vất vả nhất khi trời đổ cơn mưa to sau nhiều ngày nắng gắt. Đêm như ngắn hơn khi đoàn người vừa phải trực chốt vừa tốc lực sơ tán đồ đạc. Một chiếc lán được dựng lên làm chỗ che nắng, che mưa và để đồ dùng, vật dụng y tế cũng bị quật đổ. Mưa xối vào mặt, đau rát, ai cũng mệt.
“Đêm đó, cả đoàn thức trắng vì không còn chỗ nghỉ ngơi”, My kể lại.
Sau gần một tuần làm việc, nhóm đã đo thân nhiệt cho hàng trăm lượt qua lại, chưa có trường hợp bất thường. Chốt chặn trở thành “lá chắn” giúp huyện Quế Võ an toàn giữa đại dịch khi chưa ghi nhận trường hợp nào mắc Covid-19 dù lượng người đi lại lớn.
Mỗi ca trực kéo dài 12 tiếng, sau đó mỗi bạn được nghỉ một ngày và tiếp tục ca trực mới, thay phiên nhau. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trở về sau 12 tiếng trực chốt, My tranh thủ gọi về cho bố mẹ ở Quế Võ, dặn dò mọi người cẩn thận, hạn chế ra ngoài. Còn Ly chuẩn bị cho ca trực đêm, lòng thầm mong trời không mưa để anh em đỡ vất vả.
“Hôm nay lại thêm 30 ca mới rồi đấy”, một bạn sinh viên trong phòng nói. Tất cả im bặt đi. Bầu không khí như chùng xuống.
Trước diễn biến dịch phức tạp, Bắc Ninh đã kêu gọi cán bộ, người lao động trong hệ thống y tế, kể cả đã nghỉ hưu, tham gia chống Covid-19. Lượng tình nguyện viên tham gia khoảng hơn 1.000 người. Toàn tỉnh tập trung tổng lực phòng chống Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Tại nhiều thôn xóm, người dân dựng lên các chốt nhỏ trước cổng làng để kiểm soát người ra vào. Ai cũng tự giác đeo khẩu trang và khai báo y tế, đồng lòng đánh đuổi dịch bệnh.
Đắk Lắk: Ca Covid-19 đi cùng chuyến bay với 105 người, tham dự tiệc cưới
Trường hợp mắc covid-19 tại Đắk Lắk đã tiếp xúc khoảng 70 người tại tiệc báo hỉ của con gái và đi máy bay chung với 105 người khác.
Sáng 15/5, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tiến hành truy vết những người từng đi chung chuyến bay, tiếp xúc với ca dương tính với SARS-CoV-2 để cách ly theo quy định.
Nhấn để phóng to ảnh
Ca mắc Covid-19 tại Đắk Lắk đã tiếp xúc với rất nhiều người.
Theo đó, ngày 24/4, ông V.Đ.D. (SN 1971, ngụ phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk) bay từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội rồi đi xe về tỉnh Bắc Ninh.
Từ ngày 25/4 - 5/5, ông D. đến nhà khoảng 20 hộ dân mời tiệc báo hỉ của con gái tại xã Mão Điền (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Từ ngày 5/5- 6/5, ông D. có tiếp xúc với BN 3052 là nhân viên phục vụ đám cưới.
Sáng 6/5, ông D. tổ chức lễ báo hỉ, sau đó nhà trai rước dâu về xóm Lội (xã Mão Điền). Tại đây, bệnh nhân có tiếp xúc với khoảng 70 người trong tiệc cưới.
Trưa 6/5, vợ chồng ông D. đi từ Bắc Ninh ra sân bay Nội Bài bằng xe ôtô gia đình, trên xe có 6 người. Rồi bay về Buôn Ma Thuột trên chuyến bay QH1403 (số ghế 21B), sau đó lấy xe máy gửi ở sân bay để đi về thị xã Buôn Hồ.
Đến ngày 8/5, nghe thông báo về bệnh nhân số 3052 tại Bắc Ninh, ông D. đã đến Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ đã khai báo, và được lấy mẫu test nhanh cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Thời gian được cách ly tập trung, vào ngày 10/5, ông D. được lấy mẫu lần 1, kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Ngày 14/5, ông D. sốt, ho, đau rát họng và lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
"Ông D. đi trên chuyến bay có 105 hành khách và phi hành đoàn, trong đó tiếp xúc gần trước và sau là 28 hành khách. Hành khách trên chuyến bay QH1403 cần đến Trạm y tế gần nhất để khai báo y tế", CDC Đắk Lắk yêu cầu.
Ông Nguyễn Chánh Duy - Giám đốc Cảng hàng không Buôn Ma Thuột, cho biết, ngoài việc truy vết toàn bộ những hành khách liên quan đến chuyến bay QH1403, đơn vị sẽ cách ly ngay các nhân viên của sân bay có tiếp xúc gần với người mắc Covid-19.
Bên cạnh đó, trường hợp anh V.Đ.S. (SN 2000, sinh viên của Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, con của bệnh nhân D.) là F1 của BN 3052 cũng tiếp xúc với nhiều người.
Ngày 4/5, anh S. từ TPHCM ra Hà Nội bằng máy bay, sau đó di chuyển về Bắc Ninh. Từ ngày 4 đến ngày 6/5 có tiếp xúc với bà con xung quanh nhà và bệnh nhân số 3052 tại Bắc Ninh.
Ngày 6/5, anh S. về TPHCM trên chuyến bay VJ 189, số ghế 17F. Từ sân bay Tân Sơn Nhất về nhà trọ ở phường 13 (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) bằng xe taxi.
Ngày 7/5, anh S. đi xe khách của nhà xe Tiến Oanh về TP Buôn Ma Thuột và hiện đang được cách ly theo quy định.
Tính đến nay, trên địa bàn Đắk Lắk đã ghi nhận 3 ca mắc Covid-19. Ngành y tế đang tổ chức cách ly tại cơ sở y tế và cách ly tập trung khoảng 70 người, cách ly tại nhà và nơi cư trú hơn 1.500 người.
TPHCM: Cách ly y tế thêm 5 địa điểm thuộc Hà Nội và Đà Nẵng Sau khi Bộ Y tế công bố 60 ca bệnh được ghi nhận chiều 14/5, tối cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM đã thêm vào danh sách 5 địa điểm phải cách ly y tế khi người dân đến thành phố. Thêm 60 người dương tính với SARS-CoV-2 được phát hiện tại nhiều địa phương chiều 14/5 (ảnh: Phạm Nguyễn)....