Nữ sinh đỗ ĐH được tặng 20 triệu, mẹ vô tình làm lộ nguồn gốc của món tiền khiến cô oà khóc
Biết được bí mật đằng sau số tiền, cô con gái ngậm ngùi không dám nhận.
Tân sinh viên đi học xa nhà là niềm tự hào, nhưng cũng mang cả gánh nặng của cha mẹ. Bởi tiền đóng đầu năm lên đến hàng chục triệu đồng, rồi còn theo chân con lên thành phố nhập học, tìm chỗ trọ, mua đồ đạc…
Với nhiều gia đình ở quê, hàng chục triệu đồng là số tiền tích cóp cả 1 năm. Thế nhưng, đâu ai muốn con thua thiệt, nên cha mẹ lại đành đi vay ngân hàng hay bán của cải cho con đầy đủ đi học.
Mới đây, câu chuyện của nữ sinh viên Học viện Tài chính đã nhận được sự đồng cảm lớn. Sau khi đỗ đại học, dù cô bạn không hề vòi vĩnh, nhưng cha mẹ vẫn đưa hẳn 20 triệu để sắm sửa. Khi biết sự thật đằng sau số tiền đó, nữ sinh đã khóc nghẹn trước sự hi sinh của gia đình.
(Ảnh minh họa)
Nguyên văn dòng chia sẻ như sau:
” Mình năm nay năm nhất trường AOF (Học viện Tài chính), là tân sinh viên… Cách đây 1 tuần, mẹ có nhờ gửi cho mình 20 triệu rồi gọi:
- Con lấy tiền mua máy tính mà dùng. Bố mẹ thưởng cho con đỗ đại học, bố mẹ cũng không biết mua cái máy nào nên bố mẹ nhờ cô D. (hàng xóm) gửi cho con. Bố mẹ thầy các bạn ai cũng mua hết rồi.
- Sao bố mẹ gửi con nhiều tiền thế ạ?
- Bố mẹ chẳng biết bao nhiêu tiền nên cứ gửi thế. Thừa thì con giữ lấy để đóng tiền trọ, tiền học, mua đồ dùng, sách vở học tập con à.
Lúc biết vậy, mình cũng không nghĩ nhiều về khoản tiền này. Mình mua 1 chiếc máy tính hơn 7 triệu, giá thật là hơn 8 triệu được giảm, còn lại để tiền đó. Đến tuần vừa rồi, mình về quê như mọi khi thì giúp mẹ cho bò ăn, phát hiện… thiếu 1 con bò.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Mình mới hỏi mẹ:
- Mẹ ơi sao nhà mình thiếu 1 con bò?
- Bố mẹ bán rồi.
- Sao bố mẹ lại bán ạ?
- Bán để cho con tiền mua máy tính còn học tập chứ.
Nghe đến đây mình buồn, chẳng biết nói gì cả… mẹ lại nhìn mình chắc thấy buồn nên mẹ nói:
- Không sao đâu con, bán đi đầu tư cho con học, sau này con học xong ra trường đi làm kiếm tiền khéo mua được 10 con bò, 100 con bò ấy chứ.
Xong mẹ cười, có lẽ mẹ cười để an ủi tinh thần mình. Hoá ra… để có số tiền mua máy tính “.
(Ảnh minh họa)
Bố mẹ vẫn luôn tình cảm như vậy. Có thể họ đã rơi rớt trên con đường đến trường, nhưng với con cái, tuyệt nhiên không được phép như vậy. Dù nhà khó khăn đến mấy, cha mẹ nào cũng cố gắng đầu tư học tập, sắm sửa cho con bằng bạn bằng bè.
Rất nhiều sinh viên đã đồng cảm chia sẻ câu chuyện với nữ sinh năm nhất, và mong rằng cô bạn sẽ gắng học tốt để không phụ lòng cha mẹ.
- “Ngày xưa, bố mình cũng mang 20 triệu đi đóng học, tay cầm trong túi nilon nhìn thương lắm. Lúc đó chỉ muốn xin nghỉ học về phụ giúp cha mẹ đỡ khổ”.
- “Đi học xa nhà lắm hôm đói bụng, chỉ mong nhanh chóng về quê ăn bữa cơm với cha mẹ. Nhà mình xa hàng trăm cây, nửa năm mới được về một lần. 4 năm đại học là 4 năm gia đình khó khăn nhất, đồ đạc cứ thế vơi dần cho đến ngày tốt nghiệp. Lắm khi cũng định bỏ học, nhưng thấy mái tóc bạc của bố là lại phấn đấu kiếm con chữ cho dễ xin việc”.
- “Ngày xưa nhà mình còn chẳng có gì để bán, bố mẹ phải vay ngân hàng đóng tiền đầu năm. Sau này nghe em trai kể, từ lúc vay xong là cả nhà sáng chỉ ăn cơm với cà pháo, muối vừng mà chực trào khóc thương gia đình vô cùng”.
Nữ sinh con nhà nông vừa lên Đại học 1 tháng được bố mẹ đầu tư 32 triệu: Mua đầy đủ xe máy, laptop
Ngày nhận giấy báo trúng tuyển Đại học có lẽ là ngày vui nhất của các cô cậu học trò sau 12 năm đèn sách miệt mài. Cùng chung niềm vui ấy là các bậc phụ huynh, những người đã dõi theo chặng đường học tập của con.
Nhưng cũng từ đây, niềm vui gắn liền với những khó khăn và thử thách khác, khi con cái bước sang một chặng đường mới cần nhiều sự đầu tư hơn.
Ảnh minh họa
Mới đây, một bài đăng của nữ sinh năm nhất Đại học đã nhận được sự chú ý của đông đảo thành viên mạng. Bài viết nói về những chi phí đầu tiên khi từ quê lên thành phố nhập học. Nội dung cụ thể như sau:
'Nhà em có 5 người, gia đình thuần nông, bố mẹ ở nhà ngoài nông dân còn nuôi thêm đôi lợn với gà. Bố mẹ suốt bao năm đi làm kiếm tiền nuôi 5 miệng ăn, chẳng dư ra được đồng nào, có chút tiền mua sắm cái này cái kia, toàn thứ cần như quần áo, giày dép.
Mặc dù đã đi học được 1 tháng nhưng hôm nay em mới giật mình nhìn lại số tiền bố mẹ đã đầu tư cho việc học đại học.
Tiền trọ 3 tháng là 2,4 triệu, cọc thêm 1 triệu là 3,4 triệu (em ở 3 người, mỗi người 800 nghìn/1 tháng, phòng cũng bé nhưng được cái tự do giờ giấc để em đi làm). Tiền học 1 kì nộp là hơn 7 triệu, tiền đóng các khoản khác đầu năm 1 triệu.
Tiền mua 1 chiếc xe máy, mua lại thôi, là 9 triệu. Bố mẹ bảo mua xe như thế đi cho tốt, chứ cũ quá đi hay hỏng mất thời gian, mất công việc, mất cả tiền. Tiền mua 1 chiếc laptop sau khi trừ khuyến mại các thứ là hơn 8 triệu, thật ra giá hơn 10 triệu. Tiền ăn tiêu vặt tháng đầu tiên, bố mẹ đưa em 3 triệu bảo là để dư ra 1 chút để nhỡ có việc gì.
Em chợt tính tổng lại: 3,5 8 9 8.5 3 = 32 triệu. Em không biết với mọi người khoản tiền này thế nào nhưng với gia đình em, chưa bao giờ nhà em tiêu 1 khoản tiền lớn như vậy, kể cả ốm đau hay mua đồ đắt nhất cũng chỉ 10 triệu đổ lại. 32 triệu thì trong đó bố mẹ em vay người thân 15 triệu.
Giờ em thấy thương bố mẹ lắm, em cũng đang đi xin việc rồi. Xong em nghĩ nhà chẳng có tiền mà còn học đại học, đây mới chỉ là chi phí mới lên, sau này còn sách vở, học thêm tiếng Anh.
Đến bao giờ mới có thể tự lo cho được bản thân, rồi lo cho bố mẹ. Em rất phục những anh chị mới lên đại học mà đã tự lo đc cho bản thân, bây giờ em chỉ mong muốn đơn giản là...lo được cho bản thân trước đã...có anh chị nào từng cảm thấy như em không, anh chị đã làm như thế nào ạ?'
Ảnh minh họa
Ngay khi chia sẻ, bài đăng này nhận về nhiều sự đồng cảm, đặc biệt là từ những bạn sinh viên có cùng hoàn cảnh. Tuy nhiên, vẫn có những bạn đặt ra câu hỏi về sự cần thiết của một số nhu cầu mà cô nữ sinh đã liệt kê trong bài chia sẻ.
- Bố mẹ tớ cũng làm nông, tớ nhập học là bố khăn gói đi cùng. Lên thành phố may mắn được ở ký túc xá nên phần chi phí phòng ốc cũng bớt một phần. Năm đầu nên tớ nói bố mẹ chưa nên mua máy tính, để xem tình hình thế nào rồi sang học kỳ 2 mua cũng được. Ngót nghét cũng hơn 20 triệu đó.
- Gia cảnh khó thì chọn ở kí túc xá, công việc làm thêm loanh quanh gần trường là đỡ được cái xe, tiền trọ ngoài cũng đắt hơn kí túc, không biết các trường khác như nào chứ trường mình 1 phòng 8 người có 160k 1 tháng.
Năm đầu cũng không phải cần lap, mình học năm 2 rồi trong lớp vẫn đầy người không có. Những người có lap chủ yếu là làm slide bài tập nhóm thôi.
- Hai khoản đắt nhất là laptop và xe máy thì là 2 khoản chưa cần cho năm nhất luôn... Có thể sang năm 2 3 từ từ mua cũng được, ba mẹ không cần vay mượn rồi.
Câu chuyện của nữ sinh năm nhất có lẽ là câu chuyện chung của nhiều sinh viên khác. Thế mới cảm nhận được tình yêu thương bao la của bố mẹ dành cho con cái. Dù vậy, 'bố mẹ thương con là đúng, nhưng nên biết chọn những thứ thật sự cần và phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Những thứ không cần thiết lắm thì từ từ rồi sắm sửa sau vẫn tốt hơn' - bạn T.Q chia sẻ.
Vẻ đẹp tinh khôi của nữ sinh Tài chính bên cúc họa mi đầu mùa Đặng Ngân Hà (sinh năm 1999, Hà Nội, hiện là sinh viên năm 3 khoa Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính) nhận được nhiều lời khen ngợi về nhan sắc tinh khôi khi chụp ảnh cùng cúc họa mi. Đặng Ngân Hà sở hữu vẻ đẹp ngọt ngào, khuôn mặt xinh xắn với đôi mắt "biết nói" cùng nụ cười tươi...