Nữ sinh Đan Mạch cầm súng chiến đấu chống IS
Cô gái xinh đẹp người Đan Mạch nghỉ học năm 2014 tới Iraq và Syria sát cánh cùng lực lượng dân quân người Syria chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS).
Joanna Palani chiến đấu chống IS ở Syria. Ảnh: Twitter
Joanna Palani, 22 tuổi, từ bỏ cuộc sống an nhàn trong trường đại học ở Copenhagen tới Trung Đông “đấu tranh vì nhân quyền cho tất cả mọi người”. Cô lần lượt tới Iraq, sau đó là Rojova ở Syria để chiến đấu chống lại phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trở về Đan Mạch, Palani kể lại cảnh tượng kinh hoàng và tàn bạo cô chứng kiến ở vùng đất bị chiến tranh tàn phá, từ nỗi đau nhìn thấy trẻ em bị đem đi làm nô lệ tình dục cho tới bất lực nhìn đồng đội hy sinh.
“Giết IS rất dễ”, Palani cười to nói. “Chúng chỉ giỏi đánh bom tự sát, còn lính của Tổng thống Syria Bashar al-Assad được huấn luyện bài bản, họ là những chuyên gia chiến đấu”.
Cô chiến đấu bên cạnh Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) trong 6 tháng, trước khi gia nhập lực lượng dân quân Peshmerga thêm 6 tháng nữa. Trong đêm đầu tiên trên tiền tuyến, Palani lần đầu tiên nhìn thấy cảnh chết chóc. Đồng đội của cô bị một tay súng bắn tỉa giết chết sau khi hắn nhận ra anh ta qua khói thuốc lá bốc lên.
Video đang HOT
Palani bất lực nhìn cảnh đồng đội người Thụy Điển hy sinh, máu anh bắn lên đồng phục mới toanh cô đang mặc. Học bắn súng từ năm 9 tuổi, Palani phát hiện mình có tài thiện xạ khi chiến đấu ở Syria. Cô cũng đảm nhận việc huấn luyện các chiến binh trẻ người Kurd.
Trong thời gian này, Palani thường xuyên nghe câu chuyện khủng khiếp từ các thiếu nữ bị IS giam cầm làm nô lệ tình dục về nỗi đau hàng ngày bị hãm hiếp và khát khao chạy trốn.
“Dù là người cầm súng, tôi vẫn cảm thấy đau đớn khi biết được một cô bé 10 tuổi sắp chết vì xuất huyết sau khi bị hãm hiếp”, Palani nói.
Đầu năm ngoái, Palani sốc khi phát hiện một “nhà giam giữ” trong ngôi làng gần thành phố Mosul, Iraq. Ở đó có vô số trẻ em và thiếu nữ bị IS đem làm nô lệ tình dục cho các tay súng. Một nạn nhân mới 11 tuổi, mang song thai và chết khi sinh nở.
Cô gái từng chiến đấu ở điểm nóng Trung Đông tiếp tục theo học đại học Đan Mạch. Ảnh: Twitter
Tháng trước, Palani trở về Đan Mạch nghỉ phép sau hơn một năm ở điểm nóng Trung Đông. Tuy nhiên, mới về được ba ngày, cảnh sát thông báo hộ chiếu của Palani đã hết giá trị, không thể quay lại Syria hay Iraq vì cô có thể bị xử tù tới 6 năm theo luật mới ngăn chặn những kẻ cuồng tín muốn gia nhập IS.
Palani tiếp tục học triết và chính trị ở Copenhagen, nhưng vẫn day dứt vì cảm thấy mình đã bỏ rơi đồng đội và các bé gái là nạn nhân bị lạm dụng ở Trung Đông.
Hồng Hạnh
Theo VNE
'Xanh vỏ, đỏ lòng' trong chiến lược an ninh của Thụy Điển
Việc thỏa thuận cho phép NATO sử dụng lãnh thổ, Thụy Điển đã tiến thêm một bước rất dài và với ý nghĩa chính trị cũng như pháp lý rất đáng kể để trở thành một thành viên không chính thức của NATO.
Quân đội Thụy Điển. REUTERS
Với việc phê chuẩn thỏa thuận cho phép NATO sử dụng lãnh thổ, quốc hội Thụy Điển không chỉ làm cho quan hệ của quốc gia Bắc Âu này với NATO trở nên rất đặc biệt mà trong thực chất đã làm cho Thụy Điển tiến thêm một bước rất dài và với ý nghĩa chính trị cũng như pháp lý rất đáng kể để trở thành một thành viên không chính thức của NATO.
Tuy vẫn quả quyết duy trì chính sách trung lập và không liên kết cũng như không có ý định gia nhập NATO, nhưng với việc để cho khối này sử dụng lãnh thổ của mình để huấn luyện, tập trận và sử dụng căn cứ trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở khu vực, Thụy Điển trong thực chất đã định hướng chính sách không tương thích với những quả quyết nói trên.
Bản thân NATO cũng có lợi ích thiết thực trước mắt và chiến lược lâu dài trong việc lôi kéo các nước Bắc Âu. AFP
Cách hành xử như thế của Thụy Điển không khác gì nhiều so với Đan Mạch, Na Uy và Iceland. Tất cả đều muốn lôi kéo NATO vào việc đảm bảo an ninh cho mình. Tất cả đều lợi dụng chuyện xảy ra ở Ukraine để thổi phồng mối đe dọa an ninh từ Nga đối với mình để buộc NATO phải xòe ra cái ô bảo hộ an ninh.
Không phải NATO không nhận ra là bị các đối tác này lợi dụng, nhưng bản thân NATO cũng có lợi ích thiết thực trước mắt và chiến lược lâu dài trong việc lôi kéo các nước này. NATO cần tác dụng thực chất chứ không coi trọng ý nghĩa danh nghĩa. Nga phản đối quyết liệt việc NATO mở rộng ra sát biên giới Nga và không thể không cảm thấy bất an khi NATO lôi kéo được những quốc gia Bắc Âu vốn vẫn coi chính sách trung lập là một trong những bản sắc chính trị nổi bật nhất của đất nước. Cái cách xanh vỏ, đỏ lòng này tiện lợi cho NATO và Thụy Điển về mọi bề.
La Phù
Theo Thanhnien
Đan Mạch có kế hoạch mua 27 chiếc máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ Ngay 11-5, đai truyên hinh TV2 cua Đan Mach dân lơi cac nguôn tin giâu tên cho biêt, chinh phu nươc nay co kê hoach se mua 27 chiêc may bay chiên đâu tang hinh Lockheed Martin F-35 Lightning II cua My. Nêu kê hoach nay đươc thưc hiên, Đan Mach se trơ thanh quôc gia thư 11 mua dong may bay chiên...