Nữ sinh bỏ thi ĐH theo người tình làm… “tướng cướp”
Sau ngày thi tốt nghiệp cấp 3, Nguyễn Thị Ngọc Trâm (SN 1994, ngụ thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) bỏ thi đại học theo bạn trai sống chung và thực hiện nhiều vụ cướp giật tài sản trên tuyến Quốc lộ 1A. Chỉ đến khi hai đối tượng tra tay vào còng, gia đình các thanh niên này mới bàng hoàng biết sự thật…
Cặp tình nhân “ăn bay”
Tuyến Quốc lộ 1A đoạn chạy qua địa phận huyện Quế Sơn, Thăng Bình trong khoảng thời gian đầu tháng 7/2012 vừa qua bỗng trở thành cung đường đáng sợ đối với người dân, nhất là phụ nữ đi xe máy qua lại trong đêm. Lý do là họ thường xuyên bắt gặp hoặc làm “mồi” của một cặp trai gái chuyên cướp túi xách, dây chuyền và nhiều vật dụng mang theo với thủ đoạn rất manh động, liều lĩnh.
Phần lớn trong số nạn nhân đều cho rằng “của đi khó lòng lấy lại” nên ngại trình báo với cơ quan luật pháp. Vụ việc chỉ thực sự “đánh động” cơ quan điều tra và nhận thức của người dân khi tối 9/7, một thiếu phụ 47 tuổi điều khiển xe máy chở chị gái trên QL1A từ hướng Thăng Bình về Quế Sơn bị cướp.
Khi đến đoạn đường chạy qua thôn Liễn Trì (huyện Thăng Bình), bất ngờ gặp đôi nam nữ chạy xe máy từ phía sau áp sát, giật lấy sợi dây chuyền trên cổ thiếu phụ rồi phóng vút đi. Bị giật tài sản, nạn nhân hốt hoảng tri hô “cướp”, đồng thời nhờ người dân địa phương điện báo cho công an huyện Thăng Bình khi nhìn rõ biển kiểm soát xe máy của đối tượng.
Nhận được tin báo, Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (CSĐTTPVTTXH), Công an huyện Thăng Bình khẩn trương triển khai lực lượng truy đuổi hai đối tượng trên, đồng thời điện báo cho công an huyện Quế Sơn phối hợp bắt giữ.
Khi lực lượng công an truy đuổi ra đến một hiệu vàng cách nơi xảy ra vụ cướp vài cây số, phát hiện một cô gái có đặc điểm giống với miêu tả của người bị hại, đang bước vào tiệm vàng. Ngay lập tức lực lượng chức năng áp sát khống chế bắt giữ đối tượng, bắt quả tang trên tay cô gái vẫn đang cầm sợi dây chuyền bị đứt của nạn nhân vừa bị cướp giật.
“Nữ quái” khai nhận tên Nguyễn Thị Ngọc Trâm (SN 1994) và đối tượng đi cùng trực tiếp giật sợi dây chuyền là bạn trai Vũ Viết Hải (SN 1982, cả hai đều đăng ký HKTT tại thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My) và thuê ở tại nhà trọ Như Ý (thuộc huyện Quế Sơn) thời gian gần đây. Lúc đó, khi đang đứng ở ngoài chờ bạn gái vào bán dây chuyền, Hải thấy bạn gái bị công an bắt giữ nên nhanh chóng vù ga xe chạy thoát.
Từ lời khai của đối tượng nữ, lực lượng chức năng mai phục tại nhà trọ nơi chúng đang ở để “đón lõng” Hải. Đúng như dự kiến, khoảng 5 phút sau, đối tượng điều khiển xe máy về phòng trọ để lấy vật dụng cá nhân tẩu thoát, nhưng khi vừa xuất hiện thì đã bị bắt.
Trong lúc di lý hai đối tượng về tại trụ sở công an huyện để tiếp tục điều tra, một số người dân bị mất trộm trước đó đến công an trình báo sự việc đã nhận ra cặp nam nữ ăn cướp này cũng chính là cặp ăn trộm.
Theo một nạn nhân, hai đối tượng này không chỉ cướp giật ban đêm người đi đường, mà ban ngày chúng cũng lẻn vào nhà dân để “nẫng” nhiều vật dụng có giá trị. Lợi dụng tập tục người dân sơ hở ngỏ cửa, chúng đã lẻn vào nhà trộm nhiều máy tính xách tay và một số vật dụng khác. Hễ nghe thấy tiếng động, Trâm nhanh chân leo lên xe máy mà Hải đứng chờ, rồ ga chạy mất.
Video đang HOT
Cặp tình nhân cướp giật bị bắt
Thiếu nữ lạc lối ngày vướng “lưới tình”
Đến thời điểm này, thông tin thông báo “ai là nạn nhân của hai đối tượng cướp giật Trâm – Hải” vẫn đang được các điều tra viên Đội CSĐTTPVTTXH mở rộng tiếp nhận để giải quyết. Dù nhiều người đã tìm đến nhận dạng và khẳng định mình chính là nạn nhân của chúng, song đối tượng Hải vẫn tỏ ra ngoan cố, chỉ thừa nhận thực hiện vụ cướp giật bị bắt quả tang vào tối 9/7 vừa qua. Trong khi đó, Trâm khai nhận đã cùng người tình thực hiện hàng loạt vụ cướp giật trong nhiều ngày gần đây.
Vụ việc vẫn đang được điều tra, nhưng có một điều khiến dư luận quan tâm là động cơ nào khiến “cặp đôi” có hoàn cảnh gia đình tương đối khá giả cô gái chỉ vừa mới tốt nghiệp PTTH, đã đăng ký thi Đại học lại bỏ thi, theo bạn trai đi cướp giật?. Điều đáng nói, đến khi sự việc xảy ra, bố mẹ của hai thanh niên mới ngỡ ngàng vì không ngờ rằng con mình lại “làm chuyện tày trời như vậy”.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, Hải là đối tượng khá ma mãnh, từ nhỏ đã “mê” “hành tẩu giang hồ” khi bỏ học giữa chừng để được “đi bụi” thỏa thích. Lang thang chán chê, Hải về lại gia đình với “vốn lận lưng” một tiền án về tội cố ý gây thương tích, bị kết án hai năm tù giam. Mãn hạn tù năm 2007, Hải vào Thành phố Hồ Chí Minh học nghề sửa chữa điện thoại nhưng cũng không theo nghề được bao lâu, đành trở lại quê “ăn bám cha mẹ”. Dù rất bực con nhưng theo khai nhận của cha đối tượng, ông vẫn không để cho con trai thiếu thốn bất cứ thứ gì.
Đầu năm 2012, Hải được cho đi học nghề lái xe, gia đình còn đang có dự định sẽ mua xe tải cho con chở keo (sản phẩm của địa phương – PV) buôn bán, kiếm tiền ổn định cuộc sống và còn lập gia đình. “Chúng tôi hoàn toàn không biết vì sao nó lại đi cướp giật. Cứ tưởng Hải xin tiền xuống Đà Nẵng kiếm việc nên chúng tôi yên tâm để con tự quyết định, muốn làm gì thì làm. Chứ có ai ngờ đâu…”, người cha bỏ lửng câu nói.
Trong khi đó, gia đình Trâm cũng thuộc dạng “có của ăn của để”. So với bạn bè cùng lứa, cô bé cũng “không thiếu thứ gì” dù ở một thị trấn nhỏ huyện miền núi.
Mong ước của cả nhà là Trâm sẽ học đến nơi đến chốn, mang được tấm bằng đại học về quê để cha mẹ nở mặt nở mày. Thế nhưng, ngược lại với kỳ vọng của người thân, Trâm đã sớm vướng “lưới tình” rồi lấy lý do ra Đà Nẵng để ôn tập và dự thi. Nhưng thực tế từ cuối tháng 6 đến nay, nữ sinh này rời nhà để thuê phòng trọ để sống chung với bạn trai, anh hàng xóm đã được Trâm “để mắt” từ lâu. Chúng ăn ngủ cùng nhau, gọi nhau là “chồng”, “vợ”.
Bị tạm giam tại nhà công an huyện, tay tra vào còng, Trâm khóc sướt mướt khi ngồi đối diện với người thân mà không biết phải nói điều gì.
Ba mẹ cô bé cũng ngậm ngùi, lắc đầu cay đắng: “Chỉ vì không quan tâm đến con, vốn nghĩ đã cho nó đủ đầy rồi thì tự khôn lớn nên mới thành ra cơ sự ni”.
Tại cơ quan điều tra, Trâm khai nhận mới tốt nghiệp THPT năm nay và đã đăng ký dự thi vào một trường đại học. Thế nhưng vì đi theo “tiếng gọi tình yêu”, mà “nguồn viện trợ” gia đình đưa Trâm ôn thi không thể nào lo đủ cho chi tiêu cho một cặp tình nhân. “Chồng” thì không có việc làm, nên khi “chồng” đưa ra “sáng kiến” cướp giật thì “vợ” đã “nhiệt liệt hưởng ứng”.
Đại tá Phạm Đức Thông, Phó trưởng Công an huyện Thăng Bình tiếc nuối: “Cô bé đã có quan niệm lệch lạc mà không được uốn nắn kịp thời nên mới xảy ra vụ việc đáng tiếc. Đối với các gia đình, đây cũng là bài học về việc quản lý, giáo dục con về lối sống lành mạnh tránh những vụ án tương tự xảy ra”.
Theo PLVN
Những xác chết giữa rừng và nỗi lòng người điều tra
Người đàn ông cô độc này chết trong một cái chòi canh nương rách nát giữa rừng già, cách trung tâm xã gần hai ngày đường cuốc bộ. Khi người đi rừng phát hiện ra thì ông đã chết hơn tuần, xác phân hủy bốc mùi tanh cả góc rừng.
Những vụ án chưa khép lại
Năm nào cũng vậy, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đều diễn ra trên dưới 100 vụ trọng án, trong đó, tỷ lệ khám phá thành công các vụ trọng án trên địa bàn rừng rú mênh mông này là 92%.
Nhìn vào những con số này tưởng là đơn giản, mấy ai biết rằng, đằng sau đó là bước chân lội rừng với nỗ lực đầy trách nhiệm của các chiến sỹ trong lực lượng công an tỉnh, huyện và xã, trong đó vất vả nhất phải kể đến lực lượng cảnh sát điều tra.
Các vụ trọng án thường xảy ra ở vùng sâu vùng xa. Mỗi buôn, mỗi bản cách nhau cả ngày đường đi bộ và mỗi chòm dân cư chỉ có dăm bảy nóc nhà sống rải rác giữa rừng. Thế nên, khi anh em đến hiện trường thì các thi thể đã thối rữa, hiện trường đã cơ bản bị thay đổi, hung thủ đã cao chạy xa bay.
Trong suốt những năm làm cán bộ điều tra, anh Bịch cũng như đồng đội mình đã phải tiếp xúc với không biết bao nhiêu xác chết thối rữa trong những cánh rừng thâm u không một bóng người. Mỗi vụ án mạng xảy ra các anh lập tức phải có mặt bất kể ngày đêm, mưa nắng để thu thập thông tin, điều tra ban đầu, chỉ đạo và cùng bác sĩ pháp y mổ xẻ tử thi, ghi chép hồ sơ để báo cáo thông tin cho lãnh đạo, ban chuyên án.
Công việc của các anh phải đảm bảo cực kỳ tỉ mỉ, chính xác, chỉ sai sót, lơ là một li là sự thật không thể sáng tỏ. Công an tỉnh Đắk Lắk có mỗi bác sĩ pháp y, phải làm rất nhiều việc, nên thường xuyên phải điều động bác sĩ trong bệnh viện tỉnh.
Mỗi năm Đắk Lắk xảy ra cả chục vụ giết người trong rừng.
Tiếp xúc với xác chết trương chết thối trong rừng mãi rồi cũng quen, nhưng sợ nhất là cảnh một mình lang thang giữa rừng thiêng nước độc. Đã có không ít lần anh Bịch, anh Tùng và các điều tra viên bị sốt rét rừng quật ngã. Nhưng các anh đều đứng dậy được nhờ những nắm thuốc lá của đồng bào.
Giờ đây, những kinh nghiệm đi và sống trong rừng đã dày, những cây thuốc trong rừng các anh đều thuộc nằm lòng cả nên không ngại gì rừng thiêng nước độc.
Một kỷ niệm hãi hùng nhất trong những năm tháng lội rừng mà anh Bịch còn nhớ đó là lần lạc trong rừng suốt nửa tháng trời. Đó là vụ do hai người đi săn trong rừng Phượng Hoàng, nơi giáp ranh ba tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Phú Yên bắn nhầm vào nhau.
Khi đuổi theo một con gấu, Tuấn và Long đã lạc nhau. Bóng đêm sắp tràn ngập cánh rừng, Tuấn sợ thú rừng ăn thịt liền trèo lên cây ngủ. Long đi qua, thấy trên cây có tán lá rung rung liền nhả đạn.
Với người cảnh sát điều tra, mọi chi tiết vụ án đều quan trọng.
Một khối thịt rụng xuống. Nhưng đó là lại ông bạn săn chứ không phải con thú. Long kéo xác Tuấn vào khe đá, bẻ lá cây đậy lại rồi tìm đường ra.
Trốn ra Nghệ An được một tháng, thấy ăn năn vì hành động của mình nên anh ta đến công an trình báo. Thiếu tá Bịch cùng hai điều tra viên có đôi chân lội rừng dẻo dai được cử đi theo Long.
Con đường từ trung tâm xã vào đến khu vực giấu xác chỉ có một ngày cuốc bộ vậy mà vẫn không tìm thấy xác Tuấn đâu. Hai điều tra viên được cử về báo cáo tình hình, còn thiếu tá Bịch và Long tiếp tục luồn rừng.
Đi suốt một tuần trong rừng mà vẫn không thấy khe đá ấy đâu liền tìm đường ra. Tuy nhiên, đường ra lối nào cũng không nhớ nổi nữa. Anh và Long cứ đi lòng vòng cả ngày rồi lại thấy trở về chỗ cũ.
Điều tra viên và thủ phạm giết người phải đào củ mài, mò cá dưới suối, hái rau rừng để ăn, làm chòi lá trên cây để ngủ. Khu rừng này khi đó hổ báo vẫn đầy lóc nhóc, do vậy, tính mạng chỉ còn biết giao phó cho... rừng già.
Ăn nhờ dân giữa rừng già.
Đang lúc bất lực trong việc tìm đường ra thì Long chợt nhớ ra cái gốc cây quen quen, rồi cái tảng đá ngờ ngợ, thế là tìm ra xác của Tuấn, nhưng chỉ còn là đống xương với nhúm thịt thối lổm ngổm những bọ. Sau trận lạc đường và chứng kiến cái xác kinh hồn đó, anh ốm mất hơn tháng trời.
Trong những tháng ngày lội rừng phá án, cũng có không ít những vụ án còn bế tắc trong việc tìm ra thủ phạm, đó là nỗi đau, là trăn trở lớn nhất của anh cũng như của những người cảnh sát điều tra.
Chẳng ai trách các anh được, bởi có mấy ai dám xung phong nhận nhiệm vụ lội rừng cả tháng trời để phá án đâu, song mỗi vụ án qua thời gian dài chưa khép lại là các anh lại thấy hổ thẹn với đồng đội, thấy có lỗi với nhân dân, đặc biệt là thân nhân những nạn nhân bị chết một cách oan ức.
Vụ án ông già người Mường quê ở Thanh Hóa vào khu rừng thuộc xã Nam Đà, Krông Nô khai hoang, sinh sống bị sát hại vẫn còn ám ảnh anh suốt mấy năm nay.
Gần dân để khai thác thông tin.
Người đàn ông cô độc này chết trong một cái chòi canh nương rách nát giữa rừng già, cách trung tâm xã gần hai ngày đường cuốc bộ. Khi người đi rừng phát hiện ra thì ông đã chết hơn tuần, xác phân hủy bốc mùi tanh cả góc rừng.
Sau khi bác sĩ pháp y làm xong việc thì rút về, để lại điều tra viên Đỗ Thanh Bịch một mình trong căn chòi đó. Hàng ngày, anh xẻ rừng cuốc bộ quanh khu vực với bán kính hàng chục cây số để tìm đến các nương rẫy, gặp gỡ những người đi rừng, làm nương, thợ săn, lâm tặc để thu thập tin tức, mong tìm ra đầu mối giải quyết vụ án.
Qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi anh chắc chắn người đàn ông này chết vì bị vật cứng đập vào đầu làm bể hộp sọ. Nhưng hung thủ là ai thì đó vẫn là câu hỏi day dứt trong anh từ mấy năm nay.
Nghe một số người sống gần khu vực đó kể lại thì mảnh nương và cái chòi đó xưa kia cũng có một người đàn ông cô độc sinh sống. Song một ngày đám thợ săn đi qua không thấy ông ta đâu mà chỉ thấy một bộ xương với chút thịt khô quắt còn sót lại.
Vụ án chưa sáng tỏ, người điều tra viên còn chưa ăn ngon, ngủ kỹ.
Xung quanh bộ xương ấy là vô số dấu chân hổ to bằng miệng bát tô. Sau khi người đàn ông bị hổ xơi thịt, mấy năm trời không ai dám đi qua khu vực đó cho đến khi người đàn ông cô độc người Mường này từ mãi Thanh Hóa vào khai phá, sinh sống.
Từ khi người đàn ông này bị sát hại, người ta thêu dệt đủ chuyện hãi hùng, nhưng với cán bộ điều tra Bịch thì điều đó không hề hấn gì. Anh đã biến căn chòi hoang của ông già xấu số thành nơi trú ngụ suốt 4 tháng trời. Dùng giường ông ta nằm để ngủ, dùng chăn của ông để đắp, dùng mấy chiếc xoong nồi sứt mẻ của ông ta để nấu mì tôm, canh rau rừng.
Có đêm nằm không ngủ được vì tiếng vượn hót nghe não lòng, tiếng gầm gừ của không biết giống thú gì. Thậm chí, có đêm ngủ dậy, thả chân xuống đất dẫm thẳng vào sống lưng con rắn hổ chúa to bằng bắp tay, dài ngoằng ngoẵng đến ba bốn mét.
Những ngày mưa tầm tã, không có thực phẩm tiếp tế của công an xã anh xài nốt cả số gạo mốc trong bồ và bọc cá khô treo trên nóc chòi còn sót lại của người đàn ông xấu số.
Tuyên truyền pháp luật tới dân.
Gạo hết, cá khô cũng hết, anh đào sắn mọc dại ngoài nương hết ăn nướng lại ăn luộc. Rỗi rãi ra suối lật đá bắt cua nấu với mầm măng, mầm giang hoặc rau tàu bay, thứ rau rất sẵn trong những cánh rừng Tây Nguyên.
Đôi lúc cũng thèm thịt thú rừng lắm, thấy con mang (hoẵng) nhởn nhơ uống nước bên suối cũng giương súng lên, nhưng rồi lại không đủ can đảm để bóp cò.
4 tháng điều tra, 4 tháng sống trong cảnh không đèn đóm, đêm đen như mực, ngày lúc nào cũng lờ mờ, âm u. 4 tháng đi khắp cánh rừng, khắp địa bàn, gặp rất nhiều đối tượng nằm trong diện nghi ngờ, song kết quả vẫn là con số không. Cái chết của người đàn ông cô độc giữa rừng vẫn là nỗi ám ảnh không dứt trong anh suốt mấy năm nay.
Đối với những chiến sĩ công an điều tra, đặc biệt là các điều tra viên ở Công an tỉnh Đắk Lắk, rừng là nỗi ám ảnh khủng khiếp. Thiếu tá Bịch sau bao nhiêu năm lội rừng đằng đẵng, mới đây cơ quan đã ưu tiên cho một công việc nhàn nhất đối với người công an điều tra: điều tra án trên hồ sơ. Điều đó có nghĩa là cả ngày anh chỉ vùi đầu vào đống hồ sơ, không phải đi đâu nữa.
Tuy nhiên, lâu nay thiếu tá Bịch lại thấy buồn, vì anh nhớ rừng quá, thèm được một chuyến đi rừng thật đã. Đôi chân lâu lâu không được đi rừng cứ thấy ngứa ngáy.
Giờ đây, thay anh trong việc đi rừng là hai chục chiến sĩ trẻ, hai chục điều tra viên của PC14. Nhưng rừng giờ còn mấy đâu mà lội, lâm tặc đã phá sạch trơn sạch trốc hết rồi.
Theo VTC
Cuộc đấu súng trên đầu nguồn sông Serepok Tiếng loa chưa dứt, hắn rút khẩu AR15 cưa nòng bắn loạn xạ. Một loạt tiếng nổ vang rền từ bốn phía, Hoàng "phát xít" gục xuống như một tàu lá. Hạ thủ "đại bàng" Từ sau vụ nhận lá thư kêu gọi đầu hàng của Công an tỉnh Đắk Lắk, Hoàng "phát xít" càng cảnh giác hơn. Đàn em của hắn vẫn...