Nữ sinh biến thành “sâu rượu” để quên sầu
Kể từ ngày chia tay với người yêu, đêm nào Hà cũng đi bar lắc và uống rượu mạnh đến khi say xỉn mới thôi. Một thời gian dài chìm đắm trong hơi men, thiếu rượu là Hà không thể ngủ nổi, chân tay bủn rủn. Mượn rượu để quên sầu, vô tình Hà tự biến mình thành “ma men”.
LTS: Trước những khó khăn, bế tắc của cuộc sống không phải ai cũng dám đương đầu, đối mặt. Không ít bạn trẻ tìm đến rượu, sex, và các thú chơi đem lại cảm giác mạnh như đua xe, tự hành xác để “quên sầu”. Ranh giới từ thử đến lạm dụng rồi nghiện là rất mong manh. Nếu không có bản lĩnh, không có kỹ năng sống các bạn trẻ rất dễ sa chân vào “vũng lầy” không lối thoát.
Chuyên đề “Những hành vi mạo hiểm của giới trẻ ” mong muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hành vi làm băng hoại đạo đức của giới trẻ. Chúng tôi mong muốn qua chuyên đề này, giới trẻ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn, biết phân biệt cái tốt cái xấu để từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.
Từ giải sầu đến nghiện
Khác với đấng mày râu, nhiều khi uống rượu vì vui, vì thiết “bạn hiền”. Phần lớn nữ sinh tìm đến rượu là để giải sầu, khi thất tình hay khi gặp phải những khó khăn làm họ cảm thấy bế tắc. Họ lao vào uống, ngay cả khi biết tác hại của rượu và hình ảnh của mình khi say.
Thu Hà (CĐ Nghệ thuật Hà Nội) tìm đến rượu để quên đi nỗi đau khi tình yêu tan vỡ. Hà yêu một anh chàng hơn mình 2 tuổi, đã có công việc ổn định. Xác định đi đến hôn nhân sau khi Hà ra trường nên Hà không ngại ngần ngại khi người yêu đề cập chuyện sống thử.
Nữ sinh lao vào uống rượu để giải sầu ngay cả khi biết tác hại của rượu và hình ảnh của mình khi say (Nguồn ảnh: Ymoi.com)
Sống với nhau chưa đầy bốn tháng thì anh chàng “dở chứng” đòi chia tay vì cho rằng hai người không hợp. Hà khóc lóc van xin nhưng anh chàng vẫn quyết tâm ra ở riêng. Đúng lúc đau buồn nhất, Hà phát hiện mình có thai. Những tưởng cái thai sẽ níu kéo được hạnh phúc, ai dè chàng ta ném cho Hà 2 triệu và bảo Hà tự đi giải quyết.
Đau đớn khi phải bỏ đi cái thai mới được 3 tuần tuổi, lại uất ức thái độ của người yêu nên Hà lao vào những cuộc chơi thâu đêm ở vũ trường. Lắc, nhảy, rượu mạnh giúp Hà tạm quên đi nỗi đau. Có chút nhan sắc, khi hết tiền, Hà sẵn sàng cặp với các đại gia để có vé vào cửa.
Khảo sát của một cơ quan chức năng TP.HCM về nghiện rượu, thuốc lá và các yếu tố tâm lý xã hội trên gần 2.500 người từ 16 – 64 tuổi vào năm 2006 cho thấy: 31,8% nữ và 32,3% nam cho rằng rượu, bia có ích khi người ta thấy chán nản; 29,5% nữ và 36% nam cho rằng rượu, bia có ích khi người ta muốn thư giãn. Giải thích cho việc uống rượu, bia có 52,25% cho rằng để giải trí, giết thời gian; 81,8% uống để giao tiếp; 33,6% uống để củng cố sức khỏe và 24,5% uống để giải sầu, quên chuyện buồn hoặc khó khăn.
Một thời gian dài chìm đắm trong hơi men, thiếu rượu là Hà không thể ngủ nổi, chân tay bủn rủn. Những hôm phải học thêm buổi tối, Hà phải thủ sẵn chai rượu trong cặp để mỗi khi lên cơn thèm là vào nhà vệ sinh uống. Bạn bè khuyên can thì Hà cáu gắt “việc của tao không cần chúng mày lo”.
Lớn lên trong một gia đình “cơm không lành canh không ngọt” nên Thanh Vân (ĐH Công nghiệp Hà Nội) thiếu thốn tình cảm và sự quản lý của gia đình. Không được bố mẹ quan tâm, Vân tự tìm vui ở các diễn đàn giải trí. Trò chuyện rồi thân quen, Vân thường xuyên tham gia những buổi đi offline cùng nhóm bạn này.
Mỗi lần đi offline, dù phần đông là nữ giới nhưng lần nào nhóm cũng tổ chức nhậu nhẹt, thi xem tửu lượng của ai khá hơn. Ít khi uống rượu, mới một hai chén Vân đã gục nên bị xỏ xiên là “gà công nghiệp”. Không chịu “thua chị kém em” Vân mua rượu về nhà, đêm đêm đợi bố mẹ ngủ say rồi khóa trái cửa tập uống.
Đến khi tửu lượng kha khá thì Vân không còn nhăn mặt mỗi khi uống nữa. Mà ngược lại, mùi nồng nồng, vị cay cay của rượu lại khiến Vân mê mẩn. Học hành hàng càng sa sút, đầu óc của Vân chỉ còn quan tâm đến những buổi offline tỷ thí tửu lượng với hội bạn trên mạng.
Ranh giới mong manh
Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Điều trị tâm thần nam & Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai cho biết mỗi ngày phòng điều trị nghiện chất nhận khoảng 10 ca bệnh nhân nghiện rượu. Độ tuổi nghiện rượu ngày càng trẻ hóa và có cả những đối tượng tuổi teen.
“Người sử dụng rượu được chia ra làm 4 loại: uống cho vui, uống từng đợt, lạm dụng và nghiện. Với trường hợp uống cho vui và uống từng đợt thì không gây rối loạn. Còn lạm dụng và nghiện thì gây rối loạn, bệnh nhân không kiểm soát được bản thân, uống rượu để giải quyết”, bác sĩ Dũng phân tích.
Video đang HOT
Ranh giới từ mượn rượu giải sầu đến nghiện là rất mong manh (Nguồn ảnh: Kenh14)
Bác sĩ Dũng cũng cho biết những người thường xuyên sử dụng rượu trong một khoảng thời gian dài, từ 6 tháng trở lên mới gọi là nghiện. Tuy nhiên ranh giới giữa uống cho vui, uống từng đợt cho đến lạm dụng và nghiện là rất mong manh.
“Rượu rẻ, được bán tràn lan nên ai cũng có thể mua, ai cũng có thể uống. Đặc biệt là các bạn trẻ hiện nay thường có xu hướng tìm rượu giải sầu khi thất tình hay khi gặp áp lực trong cuộc sống. Nếu không có bản lĩnh, không kiểm soát được mình thì rất dễ trở thành con ma men và phụ thuộc vào nó”, bác sĩ Dũng nói.
“Do nhiều người vẫn chưa nhận thức được rượu là một loại ma túy đặc biệt và khi đến bác sĩ thì đã nghiện nặng nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Việc điều trị nghiện rượu có thành công hay không phụ thuộc vào ý chí và sự quyết tâm của người bệnh nhiều hơn là vào cách thức và thời gian điều trị”, bác sĩ Dũng lưu ý thêm.
10 nguy hại khôn lường khi nghiện rượu
* Rối loạn gan
Uống quá nhiều rượu trong một thời gian dài có thể gây viêm gan. Điều này có thể dẫn đến xơ gan, đảo ngược các mô gan.
* Rối loạn tiêu hóa
Lạm dụng rượu có thể gây viêm nhiễm và xói mòn màng bụng dẫn đến viêm dạ dày. Ngoài ra, uống rượu nhiều dẫn tới sự hạn chế hấp thu vitamin B và chất dinh dưỡng khác nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
Uống quá nhiều rượu cũng có thể gây viêm nhiễm và hư hỏng cho tuyến tụy. Điều này gây cản trở sự sản sinh các loại nước, các enzym tiêu hóa, các kích thích tố có thể giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể
* Tiểu đường
Rượu ức chế sự sản sinh glucose từ gan và có thể làm tăng nguy cơ đường trong máu thấp. Điều này rất nguy hiểm cho bạn nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.
* Những vấn đề về tim mạch
Uống rượu quá mức có thể dẫn đến bệnh cao huyết áp và tổn thương cơ tim, từ đó làm tăng nguy cơ suy tim hay đột quỵ.
* Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
Lạm dụng rượu có thể gây ra rối loạn chức năng cương dương và liệt dương ở nam giới. Ở phụ nữ, nó có thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
* Gây dị tật thai nhi
Uống quá nhiều rượu trong khi mang thai có thể gây ra hội chứng thai nhi nghiện rượu, dẫn đến những dị tật cho bào thai. Điều này khiến thai nhi khi sinh ra đã bị khuyết tật bất thường hoặc chậm phát triển trí não sau này.
* Các vấn đề liên quan đến thần kinh
Rượu ảnh hưởng nhiều tới hệ thần kinh và có thể dẫn đến đau thần và mất trí nhớ (suy giảm chức năng của não bộ).
* Trầm cảm
Những nghiên cứu đã cho thấy, có khoảng 1/3 số người nghiện rượu sẽ mắc bệnh trầm cảm lớn. Bởi vì rượu làm thay đổi cấu trúc hóa học của não và làm tăng nguy cơ bị trầm cảm.
Ngoài ra, uống rượu thường xuyên có thể làm bạn mệt mỏi và để lại một số hậu quả khó chịu như cảm giác bị bệnh sau khi thức dậy, lo âu, bồn chồn và cảm giác có lỗi. Uống rượu thường xuyên cũng làm cho đời sống trở nên buồn tẻ, gia đình bất hòa, công việc yếu kém, trí nhớ sút giảm và sẽ gặp “rắc rối” về tình dục….
* Tăng nguy cơ ung thư thanh quản, thực quản, gan và ruột già
Khi rượu được đưa vào trong cơ thể, quá trình chuyển hóa của rượu sinh ra acetaldehyd (Aa)- là một carcinogen trong các mô động vật, là chất gây biến dị vi khuẩn và các tế bào. Sau thời gian nghiện rượu mãn tính, nồng độ Aa trong máu cao tăng nguy cơ gây ung thư gan, ung thư thanh quản, thực quản và ruột già….
Theo Vietnamnet
Bi kịch teen tìm cảm giác mạnh từ "bão đêm"
"Tiếng phanh gấp ken két. Rầm rầm rầm, từng chiếc xe gắn máy trượt trên đường tóe lửa lao vào gầm xe tải. Mùi khói, mùi xăng xe và những thây người bê bết máu", những hình ảnh kinh hoàng ấy thỉnh thoảng lại trở về trong giấc ngủ chập chờn của Tuấn.
LTS: Trước những khó khăn, bế tắc của cuộc sống không phải ai cũng dám đương đầu, đối mặt. Không ít bạn trẻ tìm đến rượu, sex, và các thú chơi đem lại cảm giác mạnh như đua xe, tự hành xác để "quên sầu". Ranh giới từ thử đến lạm dụng rồi nghiện là rất mong manh. Nếu không có bản lĩnh, không có kỹ năng sống các bạn trẻ rất dễ sa chân vào "vũng lầy" không lối thoát.
Chuyên đề " Những hành vi mạo hiểm của giới trẻ" mong muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hành vi làm băng hoại đạo đức của giới trẻ. Chúng tôi mong muốn qua chuyên đề này, giới trẻ sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn, biết phân biệt cái tốt cái xấu để từng bước hoàn thiện nhân cách của mình.
Tìm cảm giác mạnh trên những bánh xe
Bố là giám đốc một công ty xuất nhập khẩu lớn ở Hải Phòng, mẹ là chủ một spa làm đẹp, cuộc sống sinh viên của Tuấn, một tay chơi khét tiếng của ĐH Xây dựng, ở Hà Nội thật đáng cho nhiều người mơ ước. Để con tập trung vào việc học, "ông bà già" thuê hẳn cho Tuấn một căn chung cư cao cấp với đầy đủ tiện nghi.
Đã có tiếng "công tử Bạc Liêu" ăn chơi khét tiếng ở Hải Phòng, lên Hà Nội học Tuấn không chịu "thua bạn kém em". Đi bar, vũ trường, thuốc lắc, gái gú Tuấn đề đã thử cả.
Teen đi "bão đêm" để tìm cảm giác mạnh (Ảnh datviet)
Chán ngán với những trò nhảy múa ở vũ trường, nhóm bạn của Tuấn rủ nhau tìm cảm giác mạnh trên những đường đua. Lúc đầu, chỉ là những cuộc tụ tập biểu diễn nẹp pô, đánh võng, bốc đầu, lạng lách để thách đố lẫn nhau. Dần dần những cuộc "biểu diễn" với vận tốc 100km/h lại là thứ đem lại niềm phấn khích vô hạn cho nhóm Tuấn.
Trong suy nghĩ của Tuấn lúc đó, chỉ có đua xe mới thể hiện được "chí khí đàn ông", thể hiện được đẳng cấp của mình để lấy "le" với bạn gái, "cái cảm giác được xé gió, được bay bổng đó thật là không tả được".
Ngán ngẩm với cảnh bố mẹ suốt ngày to tiếng với nhau nên Kiều Nhi (16 tuổi) thường xuyên đi "bão đêm" cùng người yêu để "giải sầu". Đi quen rồi nghiền, Nhi dần tham gia cả những cuộc đua ăn tiền, ngồi sau cổ vũ cho "nài".
Nhi cũng không ngại vào nhà nghỉ với tay đua thắng cuộc khi người yêu đưa mình lên làm "món hàng" để cá độ. Nhi thích cái cảm giác thót tim khi bị cảnh sát rượt đuổi, Nhi cười khanh khách mỗi khi nhìn thấy người đi đường tái mặt nép sát vào lề.
"Có gì đâu mà sợ, có ít men trong người là "chiến" hết. Ông bà già à, chỉ mải lo tối ngày cãi nhau thôi. Có khi để công an bắt hay chết rồi ông bà mới ngó ngàng tới mình ấy chứ", Nhi khua tay mỗi khi có người thắc mắc con gái sao lại thích mạo hiểm đến thế.
Ám ảnh cả cuộc đời
Để lấy "số" trong giới đua xe, nhóm của Tuấn quyết định tăng độ khó cho đường đua bằng cách tháo hết phanh, đâm đèn xe tải (nhắm vào đèn xe tải, khi còn cách 10m thì lách ra).
Thống nhất xong đường đua, cả bọn bốc đầu xe lao đi như tên bắn nhằm hướng đường cao tốc thẳng tiến. Vừa đến đường cao tốc chừng hai phút thì Tuấn phát hiện chiếc xe tải đi ngược chiều. Theo phản xạ Tuấn giảm ga lách sang lề đường, trong tích tắc ba người còn lại vút lên quyết đâm đèn xe tải.
Lái xe tải nhìn thấy một đoàn xe máy lao vào mình như con thiêu thân thì nhấn phanh gấp, chiếc xe xoay một góc gần 90 độ rồi chắn ngang đường. Bất ngờ với chướng ngại vật, ba tay đua còn lại không kịp phản ứng lần lượt lao vào gầm xe.
Tai nạn có thể không cướp đi tính mạng nhưng nỗi ám ảnh thì còn lại mãi (Ảnh cand)
Rầm, rầm, rầm, ba tiếng động đinh tai liên tiếp khiến Tuấn choáng váng. Đến khi dừng được xe, Tuấn chỉ còn thấy một đống sắt vụn nghi ngút khói, mùi tanh của máu trộn với mùi ngai ngái của xăng, ba người bạn cùng đoàn đua nằm bất tỉnh trên vũng máu. Hai người chết tại chỗ, một người bị chấn thương sọ não sẽ phải sống thực vật suốt đời. Chỉ có Tuấn là may mắn thoát chết.
Đã ba năm trôi qua kể từ vụ tai nạn kinh hoàng ấy, Tuấn chưa bao giờ có được một giấc ngủ trọn vẹn. Những thây người nhuốm máu, tiếng động cơ inh ỏi thỉnh thoảng lại tìm về với Tuấn trong những giấc mơ. Thứ bảy hằng tuần đến gặp bác sĩ tâm lý, thỉnh thoảng phải nhờ thuốc an thần để đưa mình vào giấc ngủ, không biết đến bao giờ cuộc sống của Tuấn mới trở lại bình thường.
Trở thành "bóng hồng" khét tiếng của đoàn đua, Nhi không chỉ ngồi sau lưng các chàng khua khoắng, la hét cổ vũ, mà thỉnh thoảng cũng táo bạo cầm lái để chàng đằng sau ôm eo mình tiếp sức.
Một lần Nhi cầm lái, sau khi chạy 2 vòng quanh hồ Hoàn Kiếm với tốc độ chóng mặt thì Nhi bị lực lượng cảnh sát cơ động vây bắt. Nhi càng vít ga mạnh hơn, quyết không chịu đầu hàng. Vì tay lái còn non, đến một khúc cua ngặt Nhi không kịp xử lý tình huống nên đã leo lên vỉa hè, tông thẳng vào cột điện. Cả Nhi và người bạn trai ngồi sau được đưa vào phòng cấp cứu với khuôn mặt biến dạng.
Vụ tai nạn không cướp đi của Nhi mạng sống nhưng đã biến khuôn mặt của Nhi thành dị dạng. Ba tháng nằm trong bệnh viện cuốn băng kín mít, Nhi cứ ngồi thẫn thờ như người mất hồn. Về nhà với khuôn mặt đầy vết tích, Nhi không dám đến trường, cứ khóa trái cửa nhốt mình trong phòng không chịu gặp ai.
Thỉnh thoảng nghe thấy tiếng xe máy rú ga ngoài đường, Nhi lại như phát điên, ôm đầu, bứt tóc, tự cào cấu vào mặt mình rồi la hét đến khi mệt lử mới thôi.
"Bão" vẫn cứ nổi lên hàng đêm. Biết bao người vẫn cứ lao vào cuộc đua như những con thiêu thân. Cảm giác mạnh, "bản lĩnh đàn ông" ở đâu chẳng thấy, chỉ thấy những lời rao bán mạng sống của mình cho tử thần. Tai nạn có thể không cướp đi mạng sống nhưng nỗi ám ảnh sẽ còn lại mãi.
Theo thống kê của Bộ giao thông Vận tải, Ủy ban An toàn Quốc gia, trong năm 2010, cả nước xảy ra gần 15.000 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết trên 11.000 người, bị thương hơn 10.500 người. Trong đó đường bộ xảy ra nhiều TNGT nhất. Nếu tính trung bình thì số người thiệt mạng mỗi ngày do TNGT là hơn 31 người.
Đáng lo ngại là những vụ tai nạn giao thông (TNGT) gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do tụ tập đua xe vẫn xảy ra tại Hà Nội và TP.HCM. Riêng trong năm 2010, Công an TP.HCM đã phát hiện, giải tán gần 270 tốp, nhóm tụ tập đua xe, trong đó CSGT lập biên bản xử lý 12.556 phương tiện vi phạm, tạm giữ 2.626 xe gắn máy của các quái xế.
Theo VietNamNet
Buồn đời, teen tìm cách "giải sầu" bằng... máu Khi áp lực cuộc sống ngày càng lớn, càng ngày càng có nhiều teen chọn cách "hành hạ" bản thân để giải tỏa sự cô đơn, thất vọng, đau khổ. Thêm vào đó, một bộ phận nhỏ khác lại "đam mê" chuyện rạch tay, đốt tóc, đập đầu vào kính,...xem đó như một cách để thể hiện "đẳng cấp", "độ chơi". Ngày qua...