Nữ sinh bị chụp lén ở tàu điện ngầm, thứ hiển thị trên chiếc máy tính bảng cô cầm trong tay gây tranh cãi kịch liệt
Chuyện gì đã xảy ra?
Trong xã hội hiện đại, tính tự giác là yếu tố quyết định thành công của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, cha mẹ luôn mong muốn con cái rèn luyện ý thức tự chủ, chủ động hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập mà không cần sự nhắc nhở.
Việc học không chỉ là việc đọc sách làm bài tập mà còn là quá trình sửa sai và cố gắng từng ngày. Thật đáng buồn khi có không ít học sinh đang đánh mất đi giá trị thực của việc học bằng những hành động thiếu trung thực, tự tạo ra một vỏ bọc đạo đức giả.
Gần đây, mạng xã hội lan truyền một đoạn video ghi lại một khoảnh khắc đặc biệt: hai đứa trẻ ngồi cạnh nhau, hai người đều trông có vẻ bận rộn với chiếc máy tính bảng trên tay nhưng lại đang làm những việc hoàn toàn trái ngược nhau.
Cùng một không gian, cùng một thiết bị công nghệ, trong khi nữ sinh đang say mê học bài trên máy tính bảng, thì nam sinh lại cắm mặt vào nó để chơi game.
Khoảnh khắc được chụp trên tàu điện ngầm thu hút sự chú ý.
Ban đầu, nữ sinh nhận được nhiều lời khen ngợi và được xem như một hình mẫu lý tưởng cho giới trẻ. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ hơn, mọi người bắt đầu nhận thấy những điều bất thường. Sự ngưỡng mộ ban đầu dành cho cô bé nhanh chóng bị lung lay khi người ta phát hiện ra những điều không hợp lý trong hành vi của cô.
Trước hết, sao có thể trùng hợp đến thế khi hai đứa trẻ này lại bị quay phim khi làm cùng một việc như vậy? Thứ hai, liệu có phải đây là một hành động có chủ đích? Và mục đích của người đăng tải đoạn video lên mạng xã hội là gì? Họ đã có sự đồng ý của phụ huynh các bé chưa?
Video đang HOT
Thật không công bằng khi đánh đồng tất cả mọi người trên tàu điện ngầm. Những người thực sự yêu thích việc học sẽ tận dụng mọi thời gian, kể cả khi đi tàu, để trau dồi kiến thức. Họ không cần phải phô trương việc học của mình. Còn đa số mọi người, sau một ngày làm việc vất vả, họ chỉ mong muốn được thư giãn và giải trí.
Vì vậy, một số người đã lên tiếng bênh vực và cho rằng việc đem cậu bé ra để so sánh, chế nhạo là không công bằng bởi hành động của cậu hoàn toàn không sai. Và liệu ai đó đã nhận được sự đồng ý chưa khi tự ý đăng tải hình ảnh cá nhân của người khác lên mạng?
Và đã có hơn 14.000 người bày tỏ sự nghi ngờ về tính xác thực của hình ảnh nữ sinh học bài trên tàu. Nhiều người cho rằng việc học tập trong môi trường ồn ào và chuyển động di như vậy là không hiệu quả. Tuy nhiên, cũng có không ít người cho rằng mọi người chỉ đang đa nghi quá đà. Chẳng có bằng chứng nào cho thấy hình ảnh trên là dàn dựng, và một khi đã không có bằng chứng thì không thể phán xét và nghĩ xấu cho nữ sinh như vậy.
Ý nghĩa thật sự của sự học là gì?
Khái niệm về học tập hiệu quả đôi khi bị hiểu sai lệch. Trên thực tế, có nhiều người, trong nỗ lực đạt được mục tiêu, đã chọn những phương pháp học tập không phù hợp và cuối cùng lại không đạt được kết quả như mong muốn.
Có một câu chuyện đáng chú ý từng xảy ra sau khi kỳ thi tuyển sinh đại học kết thúc cách đây không lâu ở Trung Quốc. Một nữ sinh ở Cát Lâm đã giận dữ đăng kết quả của mình lên mạng và nói rằng thành tích học tập của cô ở trường trước giờ luôn rất tốt nhưng cô không hiểu tại sao khi thi đại học mình lại chỉ đạt được hơn 300 điểm.
Tuy nhiên, thông qua tài khoản cá nhân của cô ấy, người ta dần dần phát hiện ra rằng cô gái này vốn không hề chăm chỉ học tập như những gì cô thể hiện. Thay vào đó, cô đã sử dụng những thủ đoạn gian lận như sao chép bài làm để đạt được thành tích cao trong các kỳ thi tại trường.
Đó là lý do khiến kết quả kỳ thi đại học của cô lại gây ra nhiều bất ngờ đến vậy. Việc một học sinh luôn trong top đầu bỗng dưng đạt điểm thấp khiến gia đình cô vô cùng hoang mang. Trước áp lực từ gia đình, cô buộc phải nhờ đến cơ quan quản lý kỳ thi để làm rõ vấn đề.
Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy việc nỗ lực một cách mù quáng có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.
Thực tế, không phải là không có người học tập một cách nghiêm túc như vậy trên tàu điện ngầm. Nhưng những người làm điều đó thường là học sinh, sinh viên đang trong giai đoạn ôn thi quan trọng, họ có những mục đích đặc biệt và hoàn toàn khác biệt với người bình thường.
Suy cho cùng, việc học là cho chính mình. Nếu chúng ta tỏ ra ham học chỉ để được mọi người khen ngợi thì kết quả của sự học mà ta nhận được là vô nghĩa. Học tập cần sự nghiêm túc và tập trung, chứ không phải là một cuộc thi để khoe mẽ.
Sự rung lắc của tàu điện ngầm sẽ khiến mắt bạn phải điều tiết liên tục, dễ gây mỏi mắt và ảnh hưởng đến thị lực. Tốt hơn hết là, trừ khi có việc quá cấp thiết, chúng ta nên tạm dừng sử dụng các thiết bị điện tử khi đang tham gia các phương tiện giao thông để bảo vệ đôi mắt của mình, trong thời gian đó hãy cho phép mình được nghỉ ngơi.
Ý nghĩa thật sự của việc học không chỉ nằm ở việc thu nạp kiến thức hay thông tin, mà còn ở việc sử dụng những kiến thức đó để phát triển cá nhân, giải quyết vấn đề và đóng góp cho xã hội. Việc học giúp con người mở mang tầm nhìn, phát triển tư duy phản biện và sáng tạo, cũng như trau dồi kỹ năng sống cần thiết. Đồng thời, thông qua việc học, chúng ta học được cách học hỏi suốt đời, không ngừng nâng cao hiểu biết và kỹ năng của mình để thích nghi với thế giới liên tục thay đổi.
Chiếc bàn học của nữ sinh cấp 3 làm nổi lên tranh cãi
Chiếc bàn học này được nữ sinh gọi là nơi đem đến "cảm giác an toàn" song nó lại khiến phụ huynh cảm thấy vô cùng khó hiểu.
So với nam sinh, các nữ sinh thường tinh tế hơn, điệu đà hơn và biết chăm chút cho mọi thứ hơn. Sự chú trọng đến chi tiết này của họ có đôi khi thể hiện ở cả những thứ chẳng mấy ai để tâm như... bàn học ở lớp.
Mới đây, chiếc bàn học của một nữ sinh Trung Quốc đã bất ngờ viral và trở thành tâm điểm bàn tán trên MXH. Nữ sinh gọi chiếc bàn này là "bàn học mang lại cảm giác an toàn". Hai từ "bàn học" và "cảm giác an toàn" đặt cạnh nhau khiến không ít phụ huynh cảm thấy khó hiểu: Bàn học là nơi để ngồi học chứ có phải giường trong ký túc xá đâu mà cần an toàn với không an toàn. Và khi được diện kiến cận cảnh chiếc bàn, phụ huynh càng ngơ ngác hơn. Thậm chí không ít người phải thốt lên: "Thế này mà gọi là bàn học à?".
Chiếc bàn được nữ sinh gọi là "bàn học mang lại cảm giác an toàn".
Các góc dù nhỏ nhất đều được nữ sinh này tận dụng để sắp xếp các món đồ to nhỏ khác nhau.
Theo đó, nữ sinh cấp 3 này đã bố trí lại hoàn toàn chiếc bàn học ở lớp. Bình thường bàn học chỉ có sách vở bút thước, nói chung là đồ dùng học tập, cùng lắm là thêm chút đồ ăn vặt trong ngăn bàn. Thế nhưng, bàn học của nữ sinh này thì không, bạn gọi nó là ngôi nhà mini khéo chẳng sai. Trong không gian có hạn của chiếc bàn học, nữ sinh này đã xếp 1001 thứ, mỗi thứ đều có vị trí cố định, muốn sử dụng cái gì cũng có thể tìm thấy ngay. Và theo nữ sinh, đó chính là lý do vì sao cô gọi bàn học của mình là "bàn học mang lại cảm giác an toàn".
Về phần trên bàn có gì ư? Ngoài sách giáo khoa, bài kiểm tra, vở bài tập thì còn có đồ trang trí, thú bông, gương nhỏ, khăn choàng, ảnh, sticker, ly nước, thậm chí có cả một vách ngăn đặc biệt để tránh ly nước vô tình bị đổ, có thể nói để đảm bảo cảm giác an toàn đến cùng.
Để mọi người tiện theo dõi, nữ sinh thậm chí còn làm sơ đồ chú thích vị trí và tác dụng từng món đồ.
Không chỉ có sách vở hay đồ dùng học tập, nữ sinh còn có cả xe để... đồ ăn vặt, gối, dao, thớt...
Sau khi loạt hình ảnh về chiếc bàn này được đăng tải, cư dân mạng đã nổ ra những tranh cãi kịch liệt. Bên cạnh những nữ sinh tỏ ra thích thú và cho biết sẽ học hỏi để áp dụng cho bàn học của mình thì cũng có không ít ý kiến "ném đá", cho rằng cách bày trí của nữ sinh là hết sức vô nghĩa, làm thế chỉ tốn thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập mà thôi.
- Bạn nữ này có thể không phải người học giỏi nhất lớp nhưng ít nhất cũng có thể thấy bạn ấy là một cô gái tinh tế và yêu đời. Chẳng có gì sai khi theo đuổi sự thoải mái cả, thoải mái thì mới an tâm học tập chứ.
- Góc học tập xinh ghê, quan trọng là gọn gàng nữa.
- Tôi mà là giáo viên thì tôi dẹp cái bàn này đi lâu rồi, trông vướng víu, có khi còn ảnh hưởng đến các bạn khác.
- Ở lớp thì lo mà học, chứ ngồi cả ngày sắp xếp mấy thứ này thì thời gian đâu học hành ôn luyện?
Còn bạn, bạn nghĩ sao về chiếc bàn học này?
Chiếc áo phơi trong KTX của nữ sinh khiến hàng triệu người bùng nổ tranh cãi Một chiếc áo mà mang đến rất nhiều bài học. Cuộc sống đại học - một hành trình đầy màu sắc và chông gai, không chỉ là nơi mở rộng kiến thức mà còn là lò rèn luyện để mỗi chúng ta trưởng thành hơn từng ngày. Tại đây, qua mỗi buổi học trên giảng đường, mỗi dự án nhóm, hay thậm chí...