Nữ sinh bị bắt cởi đồ, đánh ghen muốn nghỉ học
“ Bạn T. chắc cũng rất sợ. Bạn ấy kể với cháu, bạn ấy sẽ nghỉ học hoặc phải xin chuyển trường, vì chuyện vừa xảy ra khiến bạn ấy rất sợ” – một người bạn của nữ sinh bị đánh ghen kể.
Đã hơn 3 tuần trôi qua kể từ khi nữ sinh lớp 10 bị các “đàn chị” đánh “dằn mặt”, học sinh trong trường vẫn chưa hết bàng hoàng.
Sự việc xảy ra vào buổi trưa ngày 10.9 vừa qua. Nữ sinh trong clip bị 4 nữ sinh khác đến tận phòng trọ “đánh ghen” là em T, học sinh lớp 10 trường PTTH Vị Xuyên (huyện Vị Xuyên, Hà Giang).
4 “đàn chị” đến “đánh ghen” em T. đều đang học lớp 12, trên T. 2 lớp. Cả 5 nữ sinh trên đều ở các xã sâu xa của huyện Vị Xuyên, phải thuê nhà trọ ở thị trấn để theo học cấp 3.
Nữ sinh T., quê ở xã Thượng Sơn, cách trường hơn 30km.
Các nữ sinh đến “đánh ghen hội đồng” trú ở xã Ngọc Minh Thẻn Thị L. người trên huyện Quản Bạ, học tại Trung tâm GDTX huyện Vị Xuyên.
Nữ sinh từng bị tra tấn và quay lại clip
Khu trọ lụp xụp nơi xảy ra sự việc T. bị các “đàn chị” đến tận phòng trọ “đánh ghen”.
Vị Xuyên có 4 trường cấp 3, và hầu như đều tập trung ở khu vực trung tâm. Các em học sinh ở các xã vùng sâu vùng xa muốn theo học, hầu hết phải thuê nhà trọ. Đó là lý do khiến trung tâm thị trấn Vị Xuyên có rất nhiều dãy nhà trọ cho học sinh thuê.
Video đang HOT
Hầu hết, các dãy trọ này được xây dựng rất tạm bợ, lụp xụp. Lúc xảy ra vụ việc, T. mới nhập học được hơn một tháng. Khi bị “đánh hội đồng”, T. ở khu trọ của gia đình ông bà Hải – Thêm (tổ 11, thị trấn Vị Xuyên) cùng với hai người bạn cùng khóa.
Cùng ngày bị các “đàn chị” đến “dằn mặt, ngay trong chiều 10.9, T. đã sợ hãi chuyển sang khu trọ khác, của một chủ trọ có tên là Bẩy, cách khu trọ cũ vài trăm mét.
Anh Đỗ Văn H., người được chủ khu trọ Hải – Thêm giao nhiệm vụ trông coi khu nhà trọ xác nhận thời điểm xảy ra sự việc, anh H. đang mải sửa xe cho khách (cửa hiệu sửa xe máy của anh ở bên ngoài, dãy nhà trọ ở phía đằng sau). Nhưng ngay sau đó, anh được các cháu trong khu trọ kể lại.
Khu trọ mới (nơi T. về ở sau khi bị đánh) cũng lụp xụp không kém.
Khu nhà trọ gồm 7-8 phòng xây dựng bằng tường 10, mỗi phòng có diện tích chật hẹp chưa đầy chục m2. Phòng của T. ở ngay phía cổng ra vào. Anh H. kể: lúc T. bị đánh, các bạn đều không có trong phòng vì bị 4 đàn chị kia đuổi hết ra ngoài, sau đó đóng cửa bên trong “xử lý”.
Anh H. cũng không nghĩ sự việc đi quá xa như vậy. Chỉ khi clip “đánh ghen” được đưa lên mạng internet, các em học sinh thuê trọ về xì xầm và đám thanh niên thị trấn ồn ào bàn tán, anh H. mới hay. “Điều kiện học hành ở khu vực miền núi rất khó khăn. Các cháu từ các xã vùng sâu vùng xa ra ngoài thị trấn đều phải trọ học, xa gia đình, hiểu biết rất hạn chế, lại không có bố mẹ giám sát nên không ai quản lý được các cháu.
Về phía chủ cho thuê trọ, chúng tôi cũng chỉ quản lý các cháu bằng những thông tin yêu cầu các cháu khai lý lịch, quê quán, tên bố mẹ, học lớp nào… Những thông tin này được lưu lại trong một cuốn sổ theo dõi chung, và làm công tác đăng ký tạm trú cho các cháu…” – anh H. nói.
Đường vào bản Hạ Sơn, xã Thượng Sơn – gia đình của cháu Lý Thị T.
Em H., (cùng khối với T. và là hàng xóm khu trọ của em T.) kể: “Bạn T. mới chuyển về đây ở được hơn chục ngày. Bạn ấy ở một mình… Cả trường biết chuyện bạn ấy bị đánh, vì mấy ngày sau thì có cái clip ấy trên mạng. Bạn T. cũng kể cho chúng cháu nghe, nhưng cháu là con trai nên không được bạn ấy kể kỹ…”. “Cháu đã xem cái clip đấy chưa?”, “Cháu chưa, vì cháu không có điện thoại. Mà phải là điện thoại màn hình màu mới xem được, vì máy đó mới có Bluetooth”.
Qua lời kể của H., sáng sớm ngày 29.9, anh trai của T. đã lên xóm trọ đưa em về nhà. Câu chuyện về vụ “đánh ghen” khiến nhiều em học sinh, nhất là các em gái rất lo lắng.
“Bạn T. chắc cũng rất sợ. Bạn ấy kể với cháu, bạn ấy sẽ nghỉ học hoặc phải xin chuyển trường, vì chuyện vừa xảy ra khiến bạn ấy rất sợ” – cháu Th kể. Sau khi có được địa chỉ nhà T., nạn nhân trong đoạn clip đánh ghen, chúng tôi quyết định tìm đường về tận nhà của cháu ở thôn Hạ Sơn, xã Thượng Sơn cách thị trấn gần 40km đường đèo dốc quanh co.
Và, gần như một đêm trắng giữa bản làng heo hút ấy, chúng tôi đã gặp cả gia đình bị hại và gia đình các cháu “chủ mưu” vụ đánh ghen này. Đáng buồn, tất cả các cháu đều là con em đồng bào dân tộc vùng sâu xa, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn…
Theo Vietbao
Cháu bà lão 70 tuổi nhặt rác được miễn phí ăn học
Lê Đức Minh sẽ được miễn tiền ăn trưa ở trường, cùng nhiều khoản đóng góp khác. Do 10 tuổi mới đi học lớp 1 nên Minh bị cứng tay, giáo viên phải khó khăn hướng dẫn em tập viết.
Sau khi VnExpress.net đăng bài viết về bà lão 70 tuổi nhặt rác nuôi con trai tâm thần và cháu trai được đăng tải, nhiều độc giả hảo tâm đã tới tận nơi thăm hỏi và hỗ trợ gia đình bà Tính. Một số nhóm tình nguyện còn lên kế hoạch tới tặng quà Trung thu gia đình.
Riêng bé Minh được cô Trần Tú Anh - Hiệu trưởng Tiểu học Thịnh Hào (phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội) quyết định miễn hoàn toàn các khoản đóng góp theo quy định, trong đó có cả tiền ăn bán trú để tạo điều kiện cho cháu ngủ trưa ở trường. Ban đầu cô sợ Minh không thể hòa nhập được với các em nhỏ nhưng sau đó thấy cậu bé ngoan, thích học và thích đến trường, cô mới bớt lo lắng.
Do đi học quá tuổi nên tay Minh đã cứng, tập viết khó. Ảnh: Bình Minh.
Còn cô Quán Khánh Ninh, chủ nhiệm lớp 1B Tiểu học Thịnh Hào cho hay, khi biết hoàn cảnh của cậu bé, cô đã nhận cháu vào lớp. Minh cao hơn các em cùng lớp một chút nhưng so với các bạn cùng trang lứa (lớp 4), cậu bé còi hơn nhiều.
"Do Minh đi học quá độ tuổi nên giờ tay cứng, giáo viên phải rất khó khăn để hướng dẫn cháu tập viết. Vì là anh lớn nên Minh được giao nhiệm vụ trông lớp. Cháu học tốt môn Mỹ thuật và môn Tập đọc, còn môn Toán, Tập viết chưa biết cách trình bày", cô Ninh chia sẻ.
Cô chủ nhiệm lớp 1B còn nhớ như in lần đầu tiên trông thấy bà Tính dẫn Minh đến lớp: "Hai bà cháu đều ăn mặc lôi thôi. Bà cầm theo chiếc nón rách còn Minh mặc quần đùi, đi dép lê, móng chân, móng tay dài và đen. Trong khi các bạn được bố mẹ chăm chút đứng ngắm nghìn và chụp ảnh thì Minh chỉ lủi thủi một mình.
Theo cô Ninh, có thể cậu bé "biết thân biết phận" nên rất ngoan. Cũng có con tầm tuổi Minh nên cô Ninh thổ lộ, không khỏi đau lòng khi trông thấy cậu bé bất hạnh. Từ đầu năm, cô đã vài lần cắt móng tay, móng chân cho Minh.
Trong số hơn 40 bạn cùng lớp, Minh có hoàn cảnh đặc biệt nhất. Ảnh: Bình Minh.
Nhắc tới hoàn cảnh gia đình bà Tính, bà Chu Thị Bích Nga, Tổ trưởng khu phố cho biết, vẫn thường xuyên "để mắt" tới. "Hàng sáng, không thấy bà Tính ra ngồi quạt than bếp lò là tôi phải vào tận nhà xem sao. Có hôm sang tôi thấy bà ấy đã đi xin được ít cháy về ba mẹ con, bà cháu chia nhau", bà Nga nói.
Vị này cũng tâm sự, bản thân bà Tính không biết chữ lại không thông thạo con số nên tiền cũng nhầm lẫn và "chỉ biết to nhất đồng 100.000 đồng". "Ở khu dân cư này, bà Tính sống hòa thuận với các gia đình. Bà ấy hiền lành, chậm chạp và dại. Đi nhặt giấy vụn thì chỉ biết nhặt giấy còn những lon bia, vỏ chai cũng không biết nhặt để bán", bà Tổ trưởng dân phố chia sẻ thêm.
Theo bà Nga, nhiều lần phường và tổ dân phố cũng muốn tạo điều kiện cho bà làm công việc dọn vệ sinh hoặc giúp việc nhưng bà Tính không làm được.
Trong khi đó, chị Nguyễn Hồng Minh, cán bộ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phường Ô Chợ Dừa cho biết, gia đình bà Tính thuộc diện hộ nghèo của phường và được hưởng toàn bộ chính sách theo quy định của Nhà nước. Ngày lễ, Tết hay Trung thu, bé Minh và người con thần kinh của bà Tính luôn nhận được tiền hỗ trợ cùng quà của phường.
"Hiện, cháu Minh được đi học miễn phí còn con trai bà Tính được hưởng trợ cấp xã hội theo quy định nhà nước. Trong những dịp đặc biệt, các hộ khó khăn trong phường cũng đều nhận được hỗ trợ", chị Minh nói thêm.
Theo VNE
Bà lão 70 tuổi nhặt rác nuôi con, cháu Nhặt phế liệu cả ngày được 15.000 đồng, bà Tính (phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội) dành nửa số tiền mua gạo. Ngóng bà ở ngõ, đứa cháu ngoại 10 tuổi học lớp 1 đói lả đứng dựa vào tường. Cả ngày, cậu mới ăn một gói mỳ tôm. Con ngách tối om rộng hơn một người đi ở khu Trại Nhãn (phường...