Nữ sinh “bán thân” vì dính bẫy đa cấp
Mại dâm, bán thân xác dù vì bất cứ lý do gì những người dấn thân vào thế giới ấy cũng bị người đời coi khinh. Nhưng lý do mà nữ sinh tên L. (Hà Nội) kể về việc em dấn thân vào nghiệp “buôn phấn bán hương” để trả lãi suất cầm đồ vì “dính” bẫy đa cấp đau đớn, chua xót như bi kịch chính cuộc đời em.
Trong quá trình thực hiện một loạt bài về gái bán dâm trên thế giới ảo như Zalo, Ola…, chúng tôi đã có cơ hội để thâm nhập vào thế giới tình – tiền đầy dục vọng của một bộ phận giới trẻ ở đây. “Cần. Cần tiền. Cần sự giúp đỡ…”, ít ai biết rằng những status (trạng thái) này là sự mào đầu cho cuộc vui xác thịt. Ở đó có sự trao đổi bằng tiền – tình nhưng những người trong cuộc lại không nhận mình là gái bán dâm, người mua dâm mà chỉ đơn thuần là sự cho – nhận. Đây là kiểu biến tướng mới của hoạt động mại dâm sau khi gái gọi qua mạng, gái đứng đường, thậm chí mại dâm trả góp đã trở nên lỗi thời.
Trong những lần “tìm hàng – share (chia sẻ) hàng” để phục vụ bài viết chúng tôi đã gặp vô số trường hợp như thế. Khác với mại dâm đứng đường, thành viên tham gia “chợ tình di động” này đa phần là nữ sinh và các cô gái trẻ tuổi sử dụng thành thạo các phần mềm chat online. Chỉ cần có smartphone là các cô gái bán dâm dễ dàng tải các phần mềm chat như Ola, Zalo… và sẵn sàng cho những cuộc phiêu lưu tình ái. Lúc này, nhiều khách hay không không chỉ dựa vào nhan sắc mà cơ bản là phải biết “đong” khách.
Chỉ vì dính vào đa cấp Liên minh tiêu dùng, L. đã phải sa chân vào thế giới nhơ nhuốc.
Để “đong” được khách, các nàng chỉ cần thả “thính” bằng những status kiểu như: “Em đang cần”, “Em cần sự giúp đỡ”, “Giá mà ai đó giúp mình nhỉ”, “Thèm được đi chơi quá…”,… “Hi em. Em cần gì thế, anh giúp em được không?”, tôi mở đầu với nickname cogaidantoc (cô gái dân tộc) đang hiển thị status “Cần giúp đỡ…”. “Anh giới thiệu về mình đi?”, cô gái này hỏi lại ngay lập tức. Sau vài câu giới thiệu ỡm ờ mà ai cũng biết là nói dối nhau, cogaidantoc bắt đầu “trải lòng” về mình. Chúng tôi quen với nữ sinh Nguyễn Thị L. cũng trong một trường hợp như thế.
Nói thật, cô gái trẻ nào đi bán thân chả nhận mình là nữ sinh để cao giá và tăng sự thương hại của khách làng chơi. Chúng tôi đã từng nghĩ L. cũng là một người như vậy. Thế nhưng, cái cách “đong” khách bán chuyên nghiệp của cô và cách em đưa thẻ sinh viên ra đã khiến chúng tôi nghĩ lại. Không khó để khai thác thông tin từ một gái bán dâm bán chuyên “non tuổi nghề” như L. Từ lời kể của em và sự xác minh khách quan của chúng tôi, một sự thật trần trụi đến căm phẫn đã dần lộ ra.
Tôi hẹn L. gặp gỡ tại một nhà nghỉ trên phố Nguyễn Khánh Toàn, lắng nghe những câu chuyện đau lòng em chia sẻ. “Em từ quê xuống học ngành Quản trị kinh doanh từ hồi tháng 9/2014. Vì bố mẹ đều là công nhân, em lại theo học ngành chuyên về kinh tế nên em muốn tìm một công việc làm thêm phù hợp với ước muốn kiếm tiền và kinh doanh. Lúc đó, có một người bạn hồi cấp ba rủ em tới địa chỉ 252 Hoàng Quốc Việt bằng giọng rất mập mờ: “Bạn cứ lên đây. Bạn sẽ có cơ hội làm giàu và được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm về kinh doanh. Chúng ta học với nhau từ cấp một, mình sao có thể nói dối bạn được”, L. kể về lần đầu bị dụ dỗ tham gia hệ thống kinh doanh đa cấp của công ty Liên minh tiêu dùng.
Nói chuyện với chúng tôi, cô nữ sinh người Lào Cai vẫn giữ giọng đặc sệt của địa phương miền núi, những từ có dấu “ngã” em thường nói thành dấu “sắc” rất đặc trưng. Sau lần được người bạn học rủ rê, mời chào, sự tò mò trong người cô bé mới lớn cộng với hy vọng kiếm tiền trang trải cuộc sống, L. hí hửng theo bạn. “Nghe bạn ấy nói vậy, em hào hứng đến địa chỉ 252 Hoàng Quốc Việt. Lúc đó, em được bạn này dẫn lên tầng 3 của tòa nhà cao 9 tầng này và thấy hàng trăm con người đang tụ tập ở đây. Họ nói về những cơ hội kinh doanh với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng. Họ đạo mạo, lịch sự, tự tin. Em bị quay cuồng trong cái vòng quay ấy. Rồi họ hỏi: “Em có muốn làm giàu không? Có muốn nắm bắt cơ hội không?”. Rằng nếu muốn tham gia thì em phải mua một lô hàng là những sản phẩm mà em chẳng có nhu cầu dùng bao giờ. Đó là các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc bổ. Giá của lô hàng này là 8,5 triệu đồng. Em gật đầu nhưng sực nhớ ra rằng mình chẳng có đồng tiền nào”, cô bé sinh năm 1996 nhớ lại.
“Đã vào làm ở công ty thì đối xử nhau như người trong gia đình, ai khó khăn sẽ được giúp đỡ, cốt sao để tất cả cùng thành công”, một tuyến trên của L. dẫn dụ khi cô bé bảo không có tiền. Và rồi, sau hôm đó những hào nhoáng thành công, tiền, thù lao cứ quay cuồng trong đầu nữ sinh viên trẻ này. Vài
Video đang HOT
hôm sau, người bạn ấy lại dẫn em lên công ty Cổ phần Liên minh tiêu dùng Việt Nam – Vietnet và lần này họ hướng dẫn cụ thể cách vay tiền. Cụ thể, họ bảo em cầm thẻ sinh viên, chứng minh thư và bằng tốt nghiệp THPT rồi có người sẽ dẫn ra tiệm cầm đồ trên phố Phan Văn Trường để cầm cố. “Em chưa đi cầm đồ bao giờ, nhưng không nghĩ lại dễ dàng đến vậy. Có người của công ty bảo lãnh, họ cầm cố cho em 9 triệu đồng với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu/ngày. Em như bị ma làm đi theo họ như một cái máy. Vay xong, họ lập tức đưa em về để ký hợp đồng”, L. kể lại với giọng hằn học.
Từ khi vào làm cộng tác viên của công ty Liên minh tiêu dùng, cô nữ sinh miền núi này hết hội thảo rồi học việc nhưng cũng không thể rủ rê được bạn nào vào công ty. Trong khi đó, số tiền lãi hàng ngày cô phải đóng lên tới 45.000 đồng.
Mỗi tháng bố mẹ gửi cho em bao nhiêu tiền?, tôi hỏi. “Bố mẹ em là công nhân, sau em còn có hai đứa em nữa, mỗi tháng bố mẹ gửi cho em 1,5 triệu đồng cho tất cả các sinh hoạt. Từ khi dính vào công ty Liên minh tiêu dùng với khoản lãi khổng lồ ấy, mỗi tháng đóng tiền lãi thôi cũng gần hết số tiền mẹ gửi xuống”, L. thẳng thắn kể lại. Để chứng minh cho điều mình nói, L. đưa cho chúng tôi xem hợp đồng mua sản phẩm của công ty và cả thẻ cộng tác viên của công ty Liên minh tiêu dùng.
Không người thân thích, không một khoản thu nhập nào khác, cô nữ sinh mới bước qua tuổi 18 đã phải dồn toàn bộ số tiền bố mẹ gửi hàng tháng để nộp vào tiền lãi. Những bữa cơm cứ được thay bằng bánh mì, bằng mì tôm nhưng cuối cùng những thứ đó cũng trở thành xa xỉ, L. bắt đầu rơi vào bi kịch.
Em sa chân bắt đầu từ đó. L. kể, đã nhiều lần muốn kể toàn bộ câu chuyện với bố mẹ, nhưng nghĩ đến gia cảnh khó khăn, hai đứa em nheo nhóc nên cô bé lại im lặng. “Hồi Tết về, thấy em xanh xao hơn mẹ cứ gặng hỏi nhưng em không dám nói. Cứ đấu tranh tư tưởng mãi anh ạ. Cuối cùng, em lại chọn cách im lặng…”, L. sụt sùi.
Trong cái bi kịch ấy thì một lần lên mạng, L. mới biết nhiều cô gái chọn phương pháp bán “vốn tự có” qua mạng để kiếm tiền. Thiếu tiền, chủ nợ thúc ép, L. bắt đầu học cách bán dâm qua mạng. Em tải các phần mềm chat trực tuyến như Ola, Zalo vào điện thoại để bắt đầu cho những cuộc phiêu lưu xác thịt.
Khi được hỏi, L chia sẻ: “Lúc ấy, em đấu tranh tư tưởng dữ lắm. Nhưng có lẽ đây là cách duy nhất để em có thể thoát nợ. Em đã nhắm mắt… Em cũng trả nợ. Chắc “đi” như thế này một thời gian ngắn nữa là thoát nợ”.
Tôi góp thêm cho em một ít tiền để trả khoản nợ “cắt cổ” kia trước khi chia tay nhau. Em lặng lẽ cất số tiền ấy vào một ngăn riêng trong ví, nơi mà em bảo chỉ để dành cho trả nợ cầm đồ rồi lặng lẽ bước đi.
“Cầm đồ, lãi suất cắt cổ, Liên minh tiêu dùng, đa cấp…”, những cụm từ cứ xoáy sâu vào tôi và thấy rờn rợn mỗi khi nhắc đến. Hình ảnh nhỏ bé, khắc khổ đến căm phẫn của cô nữ sinh phải bán thân để trả lãi vì trót dính vào Liên minh tiêu dùng sẽ ám ảnh nhiều người.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Cảnh giác với chiêu lừa đảo thôi miên lấy hết tài sản
Sinh viên sống xa nhà luôn đối mặt với nhiều cạm bẫy. Bằng nhiều hình thức và chiêu trò khác nhau một số đối tượng đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của sinh viên hòng chiếm đoạt tài sản.
Mất đồ vì bị "thôi miên"
Thời gian qua, không ít những trường hợp sinh viên là nạn nhân của trò "thôi miên" ngay chính phòng trọ của mình. Nguyễn Diệu Thảo (sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội) vừa chân ướt chân ráo lên thành phố học đã bị mắc bẫy ngay kẻ gian. Thảo kể lại, khi đang ngồi học trong phòng thì có người đến gõ cửa và xưng là nhân viên tiếp thị của hãng mỹ phẩm A.W. Thảo cũng từng mua sản phẩm của hãng một lần nên không nghi ngờ nhiều khi nghe giới thiệu sản phẩm.
Tiếp tục với "chiếc bánh vẽ" cô nhân viên quảng cáo nếu đầu tư một sản phẩm có giá trị cho công ty thì Thảo sẽ có cơ hội bốc thăm trúng thưởng sản phẩm gấp đôi giá trị của mình đầu tư lúc khởi điểm. Trong phòng Thảo lúc đó có chiếc máy tính để bàn là giá trị nhất nhưng không hiểu vì lý do gì Thảo chạy sang phòng bên cạnh mượn chiếc laptop và đưa cho nhân viên mỹ phẩm, không chút do dự.
Chỉ đến khi người lạ kia đi chừng 10 phút, Thảo mới ngẩn người vì biết rằng mình bị lừa. Thảo cho biết: " Em không nhớ nổi mình đưa máy cho người ta như thế nào, khi có chị hàng xóm gọi lấy laptop em mới choàng tỉnh và biết mình bị sập bẫy. Thời gian sau đó, em phải đi làm thêm cật lực để có tiền mua máy trả nợ".
Lê Thị Hương kể lại chuyện bị thôi miên mất đồ trong phòng trọ
Cũng giống như Thảo, Lê Thị Hương ( Sinh viên năm cuối trường Đại học Văn hóa Hà Nội ) cũng từng bị kẻ gian thôi miên lấy chiếc máy ảnh và xe đạp ngay tại phòng trọ. Vờ là người khách đến hỏi phòng trọ và xin Hương cốc nước trong phút chốc cô đã "tự nguyện" đưa máy và xe cho kẻ lạ. Khi bạn cùng phòng về hỏi xe thì Hương mới giật mình vì những chuyện như mơ vừa xảy ra.
Nguyễn Trà My (Sinh viên Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên) khi đang đứng đợi bạn ở ngã tư phố Nối, Hưng Yên thì gặp một người phụ nữ nhờ My mở phím khóa ở điện thoại di động. Nghĩ là khách đi xe buýt bình thường nên My không ngần ngại và nhận lời giúp đỡ. Sau một hồi nói chuyện, cô sinh viên lặng lẽ đưa chiếc cặp đựng máy tính cho người phụ nữ ấy mà không biết rằng mình đang bị người kia dùng chiêu trò. Khi xe buýt tới gần, mọi người đổ xôlên xe, My mới giật mình "tỉnh" thìđồ đã biến mất.
Thảo, Hương, My cũng chỉ là 3 trong số rất nhiều vụ việc bị thôi miên lừa tài sản. Thời gian qua, có nhiều vụ nạn nhân là sinh viên trình báo cơ quan công an rằng họ bị người lạ thôi miên đến mất tài sản, tiền bạc mà không lý giải nổi. Chỉ sau ít phút kẻ gian đi mất nạn nhân mới thực sự bàng hoàng vì mọi chuyện vừa xảy ra với mình.
Bán hàng đa cấp: sinh viên thành "chúa chổm"
Đặc trưng của bán hàng đa cấp là phải lôi kéo thật nhiều người vào đường dây của mình để thành lập nhóm nên hầu hết các bạn đã dùng những gì mình học được để dụ dỗ hoặc lừa người khác cùng tham gia bán hàng đa cấp. Vì "đâm lao thì phải theo lao" nên rất nhiều sinh viên bán hàng đa cấp đã mất đi bạn bè hoặc bị mọi người cảnh giác vì sợ bị lừa. Đặc biệt hơn, để thu hút sinh viên tham gia, các thành viên tuyển dụng khi lên thuyết trình thường tạo ra những mức lương và triết khấu hoa hồng "khủng" từ vài triệu thậm chí lên đến hơn chục triệu đồng. Khoản thu nhập trong mơ của các sinh viên xa nhà, thuê trọ học.
Bán hàng đa cấp bằng nhiều hình thức lâu nay đã biến tướng trở thành lừa đảo. Nhiều sinh viên trót "đâm lao nên phải theo lao" và cuối cùng tiền mất tật mang.
Vụ việc nam sinh viên N.H.H ( Đai học Thủy lợi) bị nhân viênCông ty bán hàng đa cấp đánh hội đồng thời gian qua vẫn chưa hết bức xúc trong dư luận. Theo tìm hiểu, trước đó, H. đã ký hợp đồng bán hàng đa cấp với công ty TNMY và phải đóng một khoản tiền để mua sản phẩm máy lọc nước ozone. Tuy nhiên từ ngày kí hợp đồng H. vẫn chưa nhận được hàng. Sáng 15/9/2013 H. cùng nhóm bạn đến công ty uy cầu hủy hợp đồng. Phía công ty đã gây khó dễ, không giải quyết thậm chí còn hành hung gây gổ với H. và nhóm bạn. CA phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân) ngay sau đó đã có mặt để tiến hành xác minh, làm rõ vụ việc.
Những chiếc bánh vẽ từ cách kinh doanh đa cấp khiến nhiều sinh viên lao đao
Bên cạnh đó, liên quan đến việc tham gia vào mạng lưới đa cấp, nhiều sinh viên dở khóc dở cười và trở thành con nợ của bạn bè, của người thân. Hoàng Trang (Sinh viên Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Công nghiệp) cũng từng điêu đứng một khoảng thời gian để lo trả nợ vì lỡ làm thành viên của một công ty đa cấp.
Để mua được sản phẩm của công ty Trang đã chạy vạy lo tiền của bạn cùng lớp, cùng xóm trọ. Sau khi mua sản phẩm và sử dụng đã không như lời quảng cáo Trang muốn trả lại và ngỏ ý rút lại số tiền thì phía công ty không chấp nhận. Biết mình bị lừa và không thể lấy lại số vốn đã bỏ ra, Trang phải vất vả dạy gia sư một thời gian dài mới trả được nợ. Trang cho biết: "Vì lo tiền trả bạn mà việc học hành của em cũng sa sút trông thấy. Học kỳ đó em thi lại gần như toàn bộ môn liên quan đến lý thuyết".
TheoThạc sỹ Thôi miên Nguyễn Mạnh Quân - Trung tâm Thể Tâm Trí: "Những trường hợp nạn nhân bị thôi miên chiếm đoạt tài sản rất có thể đối tượng xấu đã sử dụng một loại ma tuý đặc biệt (Loại này rất hiếm). Loại thuốc này phần lớn là ở dạng bột để pha vào nước, tất nhiên là cũng có ở dạng nước và toả khí gần như cồn Ê- te, nhưng khó kiếm hơn dạng bột. Đặc tính của loạt này đều không có mùi vị. Loại ma tuý này không mới, nó xuất hiện tại châu Âu đã khoảng 10 năm nay. Bộ não của người bị hại sẽ bị xoá hết mọi thông tin (quên) đã có trước khi uống hoặc ngửi phải 15 phútvà ngay khi tỉnh cũng cần phải tới 10 phút sau bộ não mới có thể ứng xử bình thường được. Trong trường hợp này thì người bị hại không hề nhớ được mặt kẻ đã hại mình, chỉ nhớ được tài sản khi "lỡ" trao cho kẻ gian.
Theo Tuệ Linh/khampha
Tít do PLO đặt
Theo_PLO
Bắt giám đốc lừa đảo bằng website bán hàng đa cấp Phan Văn Hoàn là giám đốc Công ty cổ phần Tây Thanh, trụ sở tại P.An Bình, thị xã Dĩ An (Bình Dương) và có hai chi nhánh tại Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngày 13-8, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Bình Dương bắt khẩn cấp, tạm giam...