Nữ sinh Afghanistan chật vật học trực tuyến sau lệnh cấm của Taliban
Tại một căn nhà nhỏ ở thủ đô Kabul, Sofia đăng nhập vào nền tảng trực tuyến để tham gia khóa học tiếng Anh, do một viện giáo dục phát triển tổ chức nhằm hỗ trợ nữ giới Afghanistan.
Tuy nhiên, khi giáo viên yêu cầu Sofia đọc một đoạn văn, màn hình máy tính của cô đã bị treo.
Sofia, sinh viên Afghanistan, ghi chép trong một lớp học trực tuyến, tại nhà ở Kabul. Ảnh: Reuters
“Cô có nghe thấy em nói không?”, Sofia liên tục hỏi khi cố gắng kiểm tra kết nối Internet. Một lúc sau, máy tính của cô đã hoạt động trở lại.
“Lại chập chờn như mọi lần”, một nữ sinh khác thở dài, thất vọng không kém khi lớp học bắt đầu lại.
Sofia, 22 tuổi, là một trong số rất nhiều cô gái ở Afghanistan phải sử dụng Internet để học tập và làm việc, vượt qua những hạn chế hà khắc của chính quyền Taliban.
Viện dẫn các vấn đề liên quan đến trang phục Hồi giáo, Taliban đã đóng cửa tất cả các trường trung học dành cho nữ sinh, cấm họ vào các trường đại học và ngăn hầu hết phụ nữ làm việc tại các tổ chức phi chính phủ. Trước đó, các trường đại học trên Afghanistan đã phải thực hiện loạt quy tắc như phân chia lớp học giữa nam và nữ, hay nữ giới chỉ được học lớp có giảng viên nữ hoặc những thầy giáo lớn tuổi.
Song một trong những thay đổi nổi bật nhất kể từ khi Taliban nắm quyền lần đầu tiên từ năm 1996 đến năm 2001 là sự bùng nổ của Internet. Chính quyền Taliban đã cho phép các cô gái học riêng tại nhà và không có động thái cấm Internet – thứ mà các quan chức sử dụng để đưa ra những thông báo quan trọng trên mạng xã hội.
Nhưng nhiều người dân, nhất là phụ nữ, vẫn phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ cắt điện, đến tốc độ Internet chậm đến mức tê liệt, cùng với chi phí máy tính và wifi ở một quốc gia nơi có 97% người dân sống trong nghèo đói.
Video đang HOT
“Các cô gái ở Afghanistan gặp phải vấn đề tồi tệ về Internet”, Sofia nói.
Sana, giáo viên người Afghanistan, đọc sách trước khi bắt đầu lớp học trực tuyến, ở Kabul. Ảnh: Reuters
Học viện Rumi – trường học trực tuyến của Sofia – đã chứng kiến số lượng đăng ký tăng vọt tăng từ 50 lên hơn 500 học sinh sau khi Taliban tiếp quản vào năm 2021. Học viên đăng ký thường là nữ giới.
Đại diện của học viện cho biết đã có thêm hàng trăm đơn đăng ký, nhưng họ không thể tuyển sinh vì thiếu kinh phí trả cho giáo viên, mua thiết bị và gói Internet.
Sakina Nazari đã thử tham gia một lớp học ngôn ngữ trực tuyến tại nhà riêng ở phía tây Kabul trong một tuần sau khi cô buộc phải rời trường đại học hồi tháng 12/2022. Tuy nhiên, Nazari đã vô cùng thất vọng và phải từ bỏ sau khi đối mặt với hàng loạt thách thức.
“Tôi không thể tiếp tục học bằng cách thức này. Truy cập Internet ở Afghanistan quá khó khăn và đôi khi chúng tôi chỉ có nửa tiếng được sử dụng điện trong một ngày”, Nazari chia sẻ.
Ookla – cơ quan tổng hợp tốc độ Internet toàn cầu, có trụ sở tại Seattle – đã xếp hạng tốc độ Internet di động của Afghanistan ở mức chậm nhất trong số 137 quốc gia và Internet cố định của nước này chậm thứ hai trong số 180 quốc gia.
Sofia học tiếng Anh trong lớp học trực tuyến. Ảnh: Reuters
Trong bối cảnh đó, một số người Afghanistan đã kêu gọi Giám đốc điều hành SpaceX Elon Musk ra mắt dịch vụ Internet vệ tinh Starlink ở Afghanistan, như họ đã thực hiện ở Ukraine và Iran. Họ còn đăng yêu cầu trợ giúp trên trang Twitter do ông sở hữu.
“Chúng tôi đã kêu gọi ông Elon Musk giúp đỡ. Nếu họ có thể giới thiệu Starlink ở Afghanistan, điều đó sẽ có tác động rất lớn đối với phụ nữ ở đất nước chúng tôi”, Sofia nói.
Người phát ngôn của SpaceX đã không trả lời các yêu cầu bình luận về vấn đề trên.
Trong khi đó, các trường học trực tuyến đang cố gắng điều chỉnh giờ học để phù hợp với hoàn cảnh của học sinh Afghanistan.
Nhóm nữ sinh bị nhân viên an ninh chặn bên ngoài một trường đại học ở Kabul, Afghanistan ngày 21/12/2022. Ảnh: AFP.
Ông Daniel Kalmanson, phát ngôn viên của Đại học Nhân dân, nơi đã nhận được hơn 15.000 đơn đăng ký học trực tuyến từ các nữ sinh Afghanistan kể từ khi Taliban tiếp quản, cho biết sinh viên có thể tham dự các khóa học bất cứ lúc nào phù hợp với thời gian của các em. Bên cạnh đó, các giảng viên, giáo sư đã cho phép gia hạn bài tập và kỳ thi khi học sinh phải đối mặt với vấn đề kết nối mạng.
Tổ chức phi lợi nhuận Learn Afghanistan – nhóm điều hành một số trường học cộng đồng, trong đó một số giáo viên điều hành các lớp học trực tuyến – cũng cung cấp chương trình giảng dạy miễn phí bằng các ngôn ngữ chính của Afghanistan.
Giám đốc điều hành Pashtana Durrani cho biết nhóm đảm bảo rằng các bài học đều có sẵn qua đài phát thanh, được sử dụng rộng rãi ở các vùng nông thôn. Bà Durrani cũng đang làm việc với các công ty quốc tế để tìm giải pháp cho tình trạng tốc độ truy cập Internet chậm, nhưng không thể giải thích chi tiết.
“Afghanistan cần trở thành một quốc gia có thể truy cập Internet. Các thiết bị kỹ thuật số cần được đưa đến đất nước chúng tôi”, bà Durrani nói.
Còn đối với những sinh viên như Sofia, cô cho biết phụ nữ Afghanistan đã quen với các vấn đề tương tự trong nhiều năm chiến tranh và họ sẽ kiên trì dù có chuyện gì xảy ra.
“Chúng tôi vẫn ước mơ và chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ”, Sofia nói.
Lãnh đạo Taliban yêu cầu sa thải 'con ông cháu cha' trong chính phủ Afghanistan
Lãnh đạo Taliban đã yêu cầu các quan chức Afghanistan sa thải con cái, họ hàng mà họ đã tuyển vào làm công việc trong chính phủ.
Một buổi lễ tốt nghiệp trong tháng 2 dành cho các nhân viên chính phủ mới được tuyển dụng tại Aghanistan. Ảnh: Getty Image
Thủ lĩnh tối cao Taliban, Hibatullah Akhundzada đã ra sắc lệnh yêu cầu các quan chức thay thế vị trí trong chính phủ Afghanistan của con trai hoặc thành viên trong gia đình họ, đồng thời tránh tuyển dụng người thân trong tương lai.
Đài BBC (Anh) cho biết sắc lệnh được đưa ra sau nghi vấn một số quan chức cấp cao Taliban đã bổ nhiệm con trai họ cho các vị trí trong chính phủ. Bên cạnh đó, xuất hiện cáo buộc nhiều nhân viên thiếu kinh nghiệm được tuyển dụng vào vị trí trong chính quyền dựa trên mối quan hệ cá nhân của họ.
Bức ảnh về sắc lệnh này đã được đăng trên trang mạng xã hội Twitter của Văn phòng Nội vụ nhà nước ngày 18/3.
Phụ nữ Afghanistan mặc trang phục burqa trên một tuyến đường ở Kabul, ngày 7/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Afghanistan được đánh giá có nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó có đồng, đất hiếm, khí đốt... trị giá trên 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa được khai thác do nhiều thập niên bất ổn ở nước này.
Vào tháng 8/2021, chuyến bay cuối cùng chở binh sĩ Mỹ rời sân bay Kabul, đánh dấu hồi kết cho 20 năm quân đội Mỹ hiện diện tại Afghanistan. Các đồng minh của Mỹ cũng dần rút quân khỏi Afghanistan và đến giữa tháng 8/2021, Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul.
Kể từ đó đến nay, nền kinh tế Afghanistan chịu tác động bởi nhiều vấn đề. Nhiều thành viên chính phủ nằm trong danh sách trừng phạt của một số quốc gia, tài sản của ngân hàng trung ương ở nước ngoài bị đóng băng. Bên cạnh đó, các nguồn tài trợ nước ngoài cũng ngưng trệ.
Các quy định của chính phủ Taliban đối với nữ giới đã khiến cộng đồng quốc tế bất bình. Hiện nay, học sinh nữ cấp hai và nữ sinh viên đại học tại phần lớn khu vực của Afghanistan không được đến trường. Họ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về trang phục như trùm đầu và che kín mặt khi ra đường.
Liên hợp quốc gia hạn Phái bộ tại Afghanistan Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 16/3 đã thông qua 2 nghị quyết gia hạn Phái bộ của LHQ tại Afghanistan (UNAMA) 1 năm và đề nghị Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres báo cáo về cách thức để cộng đồng quốc tế có thể tiếp tục sứ mệnh tại quốc gia...