Nữ sinh 2k từ Bình Dương lên Thủ Đức bán mắm chưng kiếm tiền học phí
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip kể về câu chuyện một cô gái bán mắm chưng trên đường Hiệp Bình (TP. Thủ Đức). Hình ảnh những bát mắm chưng nhỏ, vàng ươm thu hút khá đông dân mạng quan tâm.
Cụ thể, theo chủ bài đăng chia sẻ, chủ nhân gánh mắm chưng hấp dẫn này là một bé gái tên N., hiện đang học cấp 3, nhà ở Bình Dương. Vì gia cảnh nghèo khó nên buổi sáng cô bé dành thời gian đi học, còn chiều tối, tranh thủ mang mắm chưng lên thành phố bán cho người đi đường.
Mâm mắm chưng và câu chuyện đầy xót xa đang được mọi người quan tâm. (Ảnh: Chụp màn hình)
Với số tiền tích cóp được từ việc bán đồ ăn này, cô bé giữ một phần để đóng tiền học, còn lại thì đưa cho bố mẹ mua thức ăn hàng ngày. Chủ bài đăng chia sẻ nhờ có gánh mắm chưng mà sau nhiều tháng nợ học phí, cô bé mới có thể tiếp tục đến trường.
Hiện nay, mỗi phần mắm chưng làm từ mắm cá linh, thêm 2 miếng trứng muối hấp dẫn được bán với giá 20 nghìn đồng. Tuy nhiên, không phải ngày nào cũng đắt khách. Bởi vậy, để bán hết hàng, N. thường nán lại thành phố đến tối, mãi 8 giờ mới trở ngược về nhà rồi lo ăn uống, bài vở.
Thời gian bận rộn như vậy nhưng cô bé không hề chểnh mảng việc học, luôn chăm chỉ làm hết mọi thứ mà giáo viên dặn dò. Thông qua đoạn clip, chủ bài đăng cũng nhắn nhủ: ” Mong là nhiều người sớm biết tới em. Coi như một bàn tay nắm lấy một bàn tay, ghé ngang mua dùm em một chén mắm “.
Hình ảnh chén mắm chưng vàng ươm, thơm ngon của cô bé học sinh cấp 3. (Ảnh: Chụp màn hình)
Gánh mắm chưng thơm ngon của cô bé Bình Dương.
Hình ảnh về cô bé bán mắm cùng lời mời chào dễ thương của chủ nhận đoạn clip nhận được hơn 200 nghìn lượt thích từ mạng xã hội. Một số người bình luận, khen ngợi món ăn bắt mắt và chia sẻ về câu chuyện của cô bé bán mắm kiếm tiền đi học.
Khôi Ng. tâm sự: ” Nhìn chén mắm lại thèm. Hồi trước, khi mẹ mình còn khỏe, thường làm cho cả nhà ăn nhưng lâu rồi không được nếm lại. Không ngờ bạn này còn nhỏ vậy mà đã biết nghĩ cho gia đình rồi, rất đáng khen. Đợt sau mình sẽ ghé Thủ Đức, mua giúp để ủng hộ “.
Một tài khoản khác tên Eric chia sẻ: ” Mình biết bé này, em còn đi học, nhà tuốt Bình Dương lận. Ngày xưa mẹ em đi bán, em hay theo đi phụ mỗi lần rảnh. Hình như đợt này mẹ em gái bị bệnh, nằm ở nhà nên toàn thấy cô bé đi bán suốt. Vừa học vừa chạy lên thành phố vậy coi bộ mệt nhiều á. Mong mọi người giúp đỡ “.
Ánh mắt đượm buồn, chờ đợi người tới mua hàng của em N. (Ảnh: Chụp màn hình)
Gánh mắm chưng hấp dẫn của cô bé Bình Dương vẫn đang là đề tài được quan tâm trên mạng xã hội. Khá đông dân mạng bày tỏ sự yêu mến, khen ngợi tới cô bé vì chịu thương, chịu khó, biết nghĩ cho gia đình. Còn bạn, suy nghĩ như thế nào về câu chuyện này? Cùng chia sẻ nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Tranh cãi chuyện học phí đại học tăng, có ngành hơn 200 triệu đồng/năm
Hiện tại, nhiều trường đại học đã bắt đầu tăng học phí vì áp dụng cơ chế tự chủ tài chính. Chính vì vậy, không ít trường có học phí lên tới vài chục thậm chí hàng trăm triệu đồng trong một năm học gây ra tranh cãi lớn.
Nhiều trường đại học bắt đầu tăng học phí. (Ảnh: Dân Trí)
Một trong những trường danh tiếng là Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống nhiều trường thành viên cũng đang thực hiện việc tăng học phí vì tự chủ tài chính. Theo thông tin từ Thanh Niên, Trưởng phòng đào tạo trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, tiến sĩ Bùi Hoài Thắng cho biết, trong năm 2021 học phí dự kiến của hệ chính quy đại trà là 25 triệu đồng/năm, năm thứ 2 là 27,5 triệu đồng/năm và năm 3 ở mức 30 triệu đồng/năm.
Chương trình tiên tiến chất lượng cao có mức học phí cao hơn lần lượt là 66 triệu đồng/năm 2021, năm 2 tăng lên 72 triệu đồng/năm và năm 3 là 80 triệu đồng/năm, riêng 2 năm cuối mức học phí sẽ giữ nguyên.
Nguyên nhân tăng học phí được đưa ra là do chính sách tự chủ tài chính. (Ảnh: Thanh Niên)
Trước sự việc nhiều trường tăng học phí, ông Bùi Hoài Thắng chia sẻ thêm: "Khi chuyển qua tự chủ, trường phải tự đảm bảo ngân sách cấp chi thường xuyên. Do vậy, tăng học phí là người học chia sẻ thêm với nhà trường trong việc thực hiện cơ chế tự chủ và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, trường sẽ có chính sách hỗ trợ người học bằng nhiều cách để đảm bảo sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không phải nghỉ học do hạn hẹp tài chính."
Trong khi các trường đại học công lập sẽ dựa theo quy định của Chính phủ để thu học phí thì các trường đại học tư thục sẽ được tự quyết. Điển hình như học phí của Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh tăng khoảng 5% so với năm trước được cho để bù trừ lạm phát, có chi phí đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, thu hút giáo viên giỏi... Cụ thể về mức học phí của trường cao nhất là ngành răng hàm mặt với mức phí 160 - 180 triệu đồng/năm.
Một tiết giảng của sinh viên trường y. (Ảnh: Lao Động)
Trường đại học Duy Tân lại có mức học phí khá cao khi hầu hết các ngành dao động từ 50 triệu đồng đến 55 triệu đồng mỗi năm. Riêng chương trình tiếng Việt ngành răng hàm mặt và y khoa là 182 triệu đồng/năm. Ngành khối khoa học sức khỏe chương trình tiếng Anh lên tới 220 triệu đồng/năm.
Trước sự việc học phí của các trường tăng quá cao, nhất là có những ngành hơn 200 triệu đồng/năm, cư dân mạng đưa ra nhiều ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng, việc các trường tăng học phí cũng là điều dễ hiểu, có như vậy mới đủ kinh phí để đảm bảo chất lượng dạy học. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo ngại cho sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn làm sao họ có thể đáp ứng được mức học phí cao như vậy.
Bên cạnh đó, cũng có người lại nhận định số tiền 200 triệu đồng học phí mỗi năm này để đầu tư có khi còn lời hơn. Nhưng đây chỉ là ý kiến chủ quan và bị nhiều người phản đối bởi học vấn là con đường dài, cần phải đầu tư bởi nếu không có nển tảng kiến thức cơ bản thì làm gì cũng khó thành công.
Nhiều cư dân mạng tranh cãi việc tăng học phí. (Ảnh: Thanh Niên)
Một số bình luận từ cộng đồng mạng:
"Thật sự nếu tăng học phí cao thế này thì những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn sao kham nổi"
"Ngày xưa đi học có 5 triệu đồng mỗi kỳ mà bố mẹ còn cày mặt ra để đi làm, khổ thật sự. Giờ thì..."
"200 triệu đồng mỗi năm, học 5 năm hết cả tỷ tiền học rồi có đảm bảo ra có việc làm luôn không. Tiền này đưa ra mà trải đời, đi đầu tư có khi còn hơn"
"Trường cũng phải tăng học phí để có kinh phí mà tái đầu tư này nọ chứ, cơ chế tự chủ buộc phải vậy"
"Tuỳ tình hình tài chính mà chọn trường phù hợp"
Hiện tại vấn đề tăng học phí của một số trường đại học vẫn đang trở thành chủ đề gây tranh cãi gay gắt. Còn bạn, bạn nghĩ gì về điều này hãy chia sẻ ngay nhé.
Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN.
Phạm Tiến Cường - Chàng trai chạm tới thành công trước 30 bằng hai bàn tay trắng Trong cuộc sống, việc bắt đầu một điều gì đó rồi gặp thất bại là chuyện tất yếu xảy ra, nhưng điều quan trọng là chúng ta có đứng dậy được ngay ở nơi chúng ta ngã xuống không, hay là ta sẽ nản chí và lựa chọn ngay con đường mới cho mình. Và có một chàng trai, đã sáng suốt lựa...