Nữ sinh 20 tuổi xả thân đỡ dùm bạn học 8 nhát dao và câu trả lời tại sao làm như vậy khiến ai cũng ngưỡng mộ cảm kích
Đối mặt với con dao lạnh lùng của kẻ giết người, Thôi Dịch Văn, 20 tuổi, sinh viên đại học Ninh Ba đã dũng cảm dùng cơ thể mình để đỡ giùm bạn học cùng lớp 8 nhát dao không do dự.
Tại sao một nữ sinh còn nhỏ tuổi như vậy lại có thể làm điều phi thường như thế. Câu trả lời được từ Dịch Văn khiến ai cũng ngưỡng mộ: “Tôi là con của một người lính. Nếu như tôi không cứu bạn ấy, thì bạn ấy có thể sẽ chết”.
Ngày 22/4, Ủy ban Chính trị và Pháp lý huyện Linh Xuyên, Quảng Tây, Trung Quốc đã trao giấy chứng nhận danh dự cho Thôi Dịch Văn vì lòng dũng cảm và chính nghĩa của mình.
Chính quyền huyện Linh Xuyên, Quảng Tây đã trao tặng chứng nhận danh dự cho Thôi Dịch Văn.
Vài ngày trước, câu chuyện anh dũng của Thôi Dịch Văn được lan truyền trong cộng đồng mạng. Ai nấy đều cảm kích trước sự dũng cảm của cô gái trẻ tuổi, nhiều người còn cảm thấy chạnh lòng khi nếu người đó là mình, chưa chắc mình có thể làm được như vậy.
Mặc dù sự việc đã trôi qua được hơn một tháng nhưng bố của Dịch Văn – Thôi Hoằng Vỹ vẫn nhớ như in cuộc điện thoại vào 22 giờ ngày 10/3. Đầu dây bên kia nói: “Con anh gặp tai nạn rồi, đến Quế Lâm ngay đi”. Bố Thôi hoảng sợ: “Con tôi có sao không?”, bên kia tiếp tục trả lời: “Con bé vẫn ổn, anh đến rồi sẽ biết”.
Sau khi kết thúc cuộc gọi, anh Thôi vẫn nghĩ rằng mình vừa nói chuyện với kẻ lừa bịp. Anh đã nhanh chóng gọi cho Dịch Văn nhưng không ai trả lời. Lúc này, anh Thôi vô cùng lo lắng và đã gọi điện thoại cho bạn cùng lớp con gái thì biết rằng có tai nạn vừa xảy ra, nhưng người bạn kia cũng không cung cấp nhiều thông tin.
Anh Thôi đã gọi điện thoại cho bạn bè ở Quế Lâm và nhờ họ đến hiện trường xem tình hình của con gái. Khi bạn của bố đến bệnh viện, Dịch Văn vẫn còn tỉnh. Cô gái kịp nói một câu: “Bố mẹ cứ yên tâm, con vẫn ổn” và sau đó bắt đầu hôn mê sâu.
Thôi Dịch Văn, nữ sinh dũng cảm của trường Đại học Ninh Ba.
Bố mẹ Dịch Văn đã trải qua một đêm thức trắng tại nhà ga khi trên đường đến Quế Lâm. Mẹ Dịch Văn, chị Hồ Mai Như hỏi chồng nhiều lần: “Con mình có ổn không anh? Sẽ không có chuyện gì xảy ra đúng không?”. Lúc này anh Thôi đã trấn an vợ nhiều lần nhưng trong lòng anh cũng lo lắng không kém.
Video đang HOT
Trên đường từ Hàng Châu đến Quế Lâm, anh Thôi nghĩ ra vô số trường hợp nhưng sau tất cả vẫn mong con mình không sao. Nhưng khi vừa đến bệnh viện thì cả hai vợ chồng đã bị sốc trước tình hình hiện tại của Dịch Văn. Bác sĩ nói rằng, Dịch Văn bị đâm 8 nhát dao lần lượt vào ngực, gan, eo, bụng và cánh tay, túi mật, đặc biệt gan đã bị tổn thương khá nặng và đang trong quá trình phẫu thuật.
Được biết, vụ việc xảy ra vào tối ngày 10/3 tại trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử Quế Lâm, Dịch Văn cùng bạn học là Lương Vũ Huỳnh (hay còn gọi là Tiểu Lương) quay về ký túc xá sau khi học nhóm cùng nhau.
Khi họ đi ngang qua một sân chơi, đột nhiên thấy một nam sinh ra tay đâm Tiểu Lương, Dịch Văn đến can ngăn thì bị đâm 2 nhát. Dịch Văn biết mục tiêu của hung thủ là Tiểu Lương nên kêu cô chạy nhanh. Nhưng sau đó, tên hung thủ đã đuổi kịp và tiếp tục ra tay, Dịch Văn không thể ngăn 2 người lại, chỉ có thể dùng thân mình để bảo vệ bạn, không may bị đâm 6 nhát.
Hiện trường xảy ra vụ việc.
Hai lần ngăn chặn kẻ giết người, Dịch Văn đã bị đâm tổng cộng 8 nhát dao. Nếu như không có Dịch Văn chắc có lẽ bạn học sẽ gặp nguy hiểm. Sau khi nghe giáo viên kể lại, mẹ Dịch Văn khóc hết nước mắt. Dịch Văn cao 1m70, nặng tầm 45kg, thân hình khá mỏng manh, làm sao một cô gái như thế có thể dũng cảm đỡ nhát dao của kẻ giết người thay bạn? Câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc.
Sau khi nhân viên y tế biết được hành động cao cả của Dịch Văn, ai nấy cũng nể phục trước sự dũng cảm phi thường của cô. Cuộc phẫu thuật diễn ra khá thành công, cuối cùng Dịch Văn cũng qua được giai đoạn nguy hiểm. Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng anh Thôi đã không kiềm được lòng khi nhìn thấy những vết thương trên người con. Sau khi tỉnh lại, Dịch Văn vẫn giữ được sự bình tĩnh, không khóc một giọt nước mắt nào để bố mẹ không lo lắng.
Chuyện một nữ sinh viên 20 tuổi dùng cơ thể mình để đỡ 8 nhát dao cho bạn đã khiến nhiều người không thể tin nổi. Nhưng bản thân Dịch Văn cũng đã trải lòng rằng, cô thừa nhận mình đã thiếu hiểu biết và không nghĩ quá nhiều điều vào thời điểm đó, chỉ biết cứu bạn là chính.
Dịch Văn sau khi hổi phục và lạc quan chụp ảnh tự sướng vào ngày 27/3.
Hình ảnh đời thường của Dịch Văn.
Trước khi sự việc xảy ra, Dịch Văn đã đăng hình ảnh lên mạng xã hội. Mãi đến 17 ngày sau, tức ngày 27/3, cô mới có thể chụp ảnh tự sướng lại một lần nữa để khẳng định rằng cuộc sống mình không thay đổi. Khi được hỏi về việc xả thân cứu bạn, Dịch Văn nói: “Tôi là con của người lính. Tôi chỉ biết rằng nếu mình không cứu bạn ấy, bạn ấy sẽ chết”. Câu chuyện của Dịch Văn nhanh chóng được lan truyền trong cộng đồng mạng. Đa số mọi người đều ngưỡng mộ và cảm kích trước sự dũng cảm của Dịch Văn. Cô cũng được xem là tấm gương sáng cho các bạn noi theo.
Nguồn: Ningpowanbao
Tinh thần người lính và chuyện chưa kể về dự án cáp quang 1A lịch sử của Viettel
Đúng 9h9 ngày 9.9.1999, Viettel thông tuyến cáp quang đầu tiên. Tuy nhiên, không nhiều người biết vài phút trước đó, một phần tuyến cáp bị đứt và chỉ được hàn xong ngay trước giờ G.
Một là thành công, hai là "về vườn"!
Thập niên 1990 được coi là giai đoạn khó khăn và thiếu thốn bậc nhất với Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông - Quân đội (Viettel) lúc đó còn mang tên Sigelco. Nhắc tới quãng thời gian này, những cán bộ gắn bó với tập đoàn từ những ngày đầu vẫn nửa đùa, nửa thật gọi đây là thời "còn đi làm thuê" với những công việc như lắp đặt cột, xây dựng tuyến vi ba cho các đơn vị đối tác khác trong ngành viễn thông.
Năm 1995, Viettel trở thành doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.Tuy nhiên, từ việc được cấp giấy phép cho việc trở thành Viettel như ngày nay là một chặng đường dài.
Ông Nguyễn Mạnh Tùng, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thể thao Viettel, là người có nhiều kỷ niệm với tuyến cáp quang đầu tiên của Viettel. Vào những năm cuối thập niên 1990, ông Tùng là cán bộ Phòng Kế hoạch. Thời điểm đó, Trưởng phòng đầu tư Nguyễn Mạnh Hùng (hiện là Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền Thông) và Phó phòng đầu tư Lê Đăng Dũng (hiện là Quyền Chủ tịch Viettel) là 2 nhân sự chủ chốt trong việc thực hiện dự án cáp quang 1A của Bộ Tư lệnh Thông tin.
Bộ Tư lênh xin được Chính phủ 2 sợi cáp trên đường dây 500 kV để làm đường trục 1A nhưng gặp một bài toán khó là không có cáp dự phòng (cần 2 sợi nữa) nếu sử dụng công nghệ cũ (1 sợi thu, 1 sợi phát).
Trong khi đó, công nghệ thu phát trên cùng một sợi quang chưa từng được triển khai trên thế giới mà chỉ được áp dụng thử nghiệm với một quãng ngắn tại Anh, châu Á hoàn toàn chưa áp dụng. Tuyến 1A mà Viettel cần triển khai thì dài tới gần 2.000 km.
Thêm vào đó, Viettel không được phép thuê chuyên gia nước ngoài trong việc xây dựng tuyến cáp quang 1A vì đây là dự án của quân đội cần tuân thủ yêu cầu về bảo mật. Nhưng không có chuyên gia nước ngoài, công nghệ thế giới chưa từng triển khai, nguồn lực ít ỏi... không thể cản bước được nhưng người Viettel thời đó.
Họ đã tự nghiên cứu thành công công nghệ thu phát trên 1 sợi quang để có phương án dự phòng chỉ với 2 sợi cáp. Việc bảo vệ thực hiện đề án trước các cấp lãnh đạo tất nhiên không dễ dàng bởi nó được tiến hành với công nghệ do các kỹ sư Viettel mới nghiên cứu, mà thế giới chưa từng làm, Thế nhưng, họ đã thuyết phục thành công.
"Tôi cảm giác như các đồng chí ấy quyết tâm bảo vệ dự án đến mức sẵn sàng xác định tâm lý một là thành công, hai là về vườn", ông Nguyễn Mạnh Tùng, nhớ lại. Và tuyến cáp quang 1A lịch sử ngày ấy đã thành công sau rất nhiều nỗ lực khó tin của người Viettel và đội ngũ kỹ thuật tăng cường từ Bộ Tư lệnh Thông tin. Họ đã khởi tạo một thực tại mới cho ngành viễn thông Việt Nam khi triển khai thành công điều thế giới chưa từng làm và thực hiện một dự án rất khó mà không cần đến chuyên gia nước ngoài.
"Khi đảm nhận công việc, chúng tôi không ai nghĩ đến vất vả, gian khổ. Nếu nghĩ đến chắc chẳng làm được gì. Được cấp trên giao nhiệm vụ, chúng tôi luôn phải sẵn sàng vànỗ lực hoàn thành.Phải hoàn thành nhiệm vụ mới xứng đáng làm sĩ quan", ông Tùng tâm sự.
Đứt cáp trước giờ thông tuyến và tinh thần người lính
Người cán bộ đời đầu của Viettel cho biết, những kỹ sư thực hiện dự án 1A năm đó luôn đặt câu hỏi: "Thế giới làm được, tại sao mình lại không?". Điểm thuận lợi là lực lượng thực hiện dự án 100% được lấy từ binh chủng thông tin và những kỹ sư ưu tú nhất của Viettel..
Ông Tùng là người trực tiếp chỉ huy tuyến cáp quang nối Buôn Mê Thuột - Nha Trang với chiều dài xấp xỉ 180 km, và có nhiệm vụ phải đảm bảo thông tuyến vào lúc 9h9 ngày 9.9.1999. "Do thời gian quá gấp rút nên một phần cáp ở khu vực đèo Rù Rì của Nha Trang được đặt nổi bên vệ đường thay vì chôn dưới đất", ông Tùng nhớ lại.
Lúc 9h kém, đội thi công tiến vào thành phố Nha Trang để hàn những nút cuối cùng và 9h09 sẽ hàn nút cuối. Tuy nhiên, không lâu trước giờ thông tuyến, một xe gặp tai nạn trên đèo Rù Rì và làm đứt cáp. Ngay lập tức, mối hàn trong phố được hoàn thiện và đội kỹ thuật lại lên xe tới khu vực gặp sự cố. Mối hàn cuối cùng được nối ngay trước giờ G.
Đây là sự cố đáng nhớ nhưng chưa phải kỷ niệm khó phai nhất với ông Tùng. Một năm trước đó, đoạn cáp từ trạm của Viettel ở Thủy điện Yaly tới Quân đoàn 4 ở Gia Lai bị đứt, làm mất liên lạc từ Bộ Tư lệnh vào Quân đoàn. Ông Tùng cùng các kỹ thuật viên đã lên xe ô tô, chạy thẳng từ Hà Nội vào khu vực gặp sự cố để hàn nối chỗ cáp bị đứt.
"Chúng tôi đi ô tô từ Hà Nội, mang theo cả thiết bị, đi thẳng vào Gia Lai và xử lý sự cố trong chưa đầy 48 tiếng. Chúng tôi chỉ có một lái xe và phải chạy cả ngày lẫn đêm để đến nơi hàn cáp.Thời gian hàn cáp chỉ mất 1,5 tiếng nhưng thời gian đi đường thực sự kỷ lục", ông Tùng nhớ lại.
Quá trình dựng tuyến cáp quang 1A đã gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng việc duy trì và vận hành cũng chẳng dễ dàng. Năm 2000, trận mưa lịch sử khiến thành phố Huế ngập nặng. Trạm cáp của Viettel ở Phong Điền cũng có nguy cơ bị ngập. Nước lên quá nhanh khiến các cán bộ tại trạm phải tháo thiết bị đặt lên bàn rồi đứng trên bàn để nâng thiết bị lên cao khỏi mặt nước.
"Tôi có trao đổi với cấp trên là anh Nguyễn Mạnh Hùng và được gợi ý bỏ trạm, đấu tắt dây cáp với nhau. Chúng tôi rút hai đầu cáp quang khỏi máy và nối với nhau đồng thời tăng công suất phát ở hai đầu để đảm bảo thông tuyến. Đây thực sự là giải pháp táo bạo, giúp duy trì liên lạc của phía Nam với Bộ Tư lệnh ngoài Bắc", ông Tùng nhớ lại.
"Về cơ bản, ấn tượng lớn nhất trong quá trình xây dựng tuyến cáp quang 1A là sự quyết liệt, tinh thần người lính, làm vì trách nhiệm, không nề hà", ông Tùng chia sẻ.Năm 2003, khi Viettel xây dựng hạ tầng cho mạng di động, những tinh thần và giá trị của việc triển khai tuyến cáp quang 1A lịch sử được lặp lại. Những người Viettel lại viết tiếp trang sử mới, tạo thêm những thực tại mới cho chính mình và ngành viễn thông Việt Nam: Cuộc cách mạng bình dân hóa dịch vụ thông tin di động...
Theo dân việt
Viết ước mơ từ ngọn lửa truyền thống Đến bây giờ, Đại úy Hoàng Xuân Biên, trợ lý công tác quần chúng, Phòng Chính trị, BĐBP Quảng Trị vẫn còn nhớ như in lời bố dặn trước ngày lên đồn nhận nhiệm vụ: "Con bây giờ đã trở thành sĩ quan, lên đơn vị phải luôn nhớ mình là con của cựu chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang với...