Nữ sinh 17 tuổi gây sửng sốt khi chọn lối đi… cải lương
Độ tuổi 17, mới là học sinh lớp 11, Nguyễn Hồng Bảo Ngọc lập nên một thành tích có thể nói “xưa nay hiếm”: Giành giải Bông lúa vàng 2019, cuộc thi sáng tác tài năng cải lương TPHCM.
Nữ sinh 17 tuổi gây sửng sốt khi chọn lối đi… cải lương
Mới đây, vượt qua hơn 300 thí sinh tài năng, nữ sinh 17 tuổi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc, đang là học sinh lớp 11, Trường THPT Phạm Ngũ Lão, TPHCM giành quán quân cuộc thi Bông lúa vàng 2019.
Giải thưởng là cúp vàng biểu trưng và 100 triệu đồng. Nhưng hơn cả thế là sự đam mê, theo đuổi con đường cải lương của cô gái trẻ được ghi nhận và tiếp thêm động lực.
Từ vai diễn “khán giả quây kín”
Bảo Ngọc thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và khán giả bắt đầu từ tác phẩm “Vai diễn đầu đời” thuộc dự án “Bước tiếp trăm năm”- cải lương cho giới trẻ. Vở diễn là cải lương cách tân với bối cảnh học đường vừa được công diễn tại TPHCM vào mùa hè 2019.
Cô gái 17 tuổi giành quán quân cuộc thi Bông lúa vàng 2019
Trong vai nữ chính, một cô học trò, Bảo Ngọc gây sửng sốt với thần thái, phong cách và giọng ca cải lương của một nhân tố trẻ. Không ai có thể tin, em chỉ là một diễn viên nghiệp dư.
Ngay sau khi vở diễn kết thúc, sân khấu hàng trăm người gồm các nghệ sĩ, giáo viên và học sinh ở TPHCM vỡ òa với những cảm xúc thăng trầm, có cả những giọt nước mắt, sự trầm trồ, khen ngợi.
Nhiều người đã lên sâu khấu để chụp ảnh, hỏi chuyện, bày tỏ sự ngưỡng mộ… đối với cô gái trẻ. Phải nói, đó là hình ảnh hiếm thấy của đời sống cải lương hiện đại.
“Cô gái vàng” của nghệ thuật cải lương
Trong quá trình tham gia dự án “Bước tiếp trăm năm”, Bảo Ngọc may mắn khi được chính thần tượng từ bé của mình là Nghệ sĩ nhân dân Bạch Tuyết dẫn dắt, chỉ dẫn và khuyến khích.
Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam nói với cô gái nhỏ rằng, đối với các môn nghệ thuật, nhất là cải lương thì dù diễn ở đâu hay thi ở chương trình nào, không phải là chuyện của thắng thua mà quan trọng nhất là thể hiện bằng chính tấm lòng của mình.
Bảo Ngọc tìm đến với cuộc thi Bông lúa vàng 2019 đúng nghĩa để có một sân chơi để mình được thể hiện được đam mê của mình. Bởi cải lương khác với các bộ môn nghệ thuật khác, nhất là với người trẻ, không có nhiều không gian để họ thỏa sức vùng vẫy.
Cô gái trải qua rất nhiều vòng thi kéo dài từ tháng 3/2019 với rất nhiều ứng viên sáng giá. Đặc biệt, cô cũng là thí sinh nhỏ tuổi nhất được chọn vào vòng chung kết.
Tiếng ca của Bảo Ngọc được đánh giá là từ rất lâu mới có một giọng ca làm người nghe say mê đến vậy. Chất giọng đẹp, cao vút, có điểm nhấn nhưng vẫn được cô xử lý nhịp nhàng, tròn vành rõ chữ.
Sau khi nhận giải quán quân, Bảo Ngọc nhận được rất nhiều lời chúc mừng của mọi người. Ngoài lời chúc mừng, ai cũng muốn gửi gắm, động viên Ngọc, một cô gái trẻ hiện đại chọn lối đi lạ khi đi theo con đường cải lương đầy gập ghềnh, chông gai. Thậm chí, trước sự phát triển của công nghệ nghe nhìn, cải lương còn bị quay lưng.
NSND Bạch Tuyết đánh giá, kết quả với danh hiệu quán quân thuộc về một thí sinh chỉ mới 17 tuổi là một dấu hiệu đáng mừng, thể hiện xu hướng phát triển đúng khi mỗi mùa giải đi qua thì lại xuất hiện lực lượng kết thừa ca hay hơn và trẻ hơn. Điều này sẽ giúp đưa nghệ thuật cải lương mãi trường tồn cùng nghệ thuật dân tộc Việt Nam.
Bảo Ngọc ca trích đoạn “Thái hậu Dương Vân Nga” làm người nghe… nổi da gà
Bảo Ngọc diễn Thái hậu Dương Vân Nga
Cô gái trẻ chọn lối đi lạ
Ngoài việc học ở trường phổ thông, hiện Bảo Ngọc đang theo học đàn nguyệt tại Nhạc viện TP.HCM.
Bảo Ngọc tâm sự, khi diễn những đoạn trích nổi tiếng đã khắc ghi dấu ấn của những nghệ sĩ cải lương tài ba như “Thái hậu Dương Vân Nga”, lúc đầu cũng rất áp lực.
Nhưng quá trình tập luyện, hóa thân vào vai diễn thì cô quên hết mọi thứ xung quanh, chỉ còn niềm thôi thúc làm sao thể hiện gương mặt, tác phong thật thần thái, nhải hơi lấy chữ thật rõ…
Bảo Ngọc được biết đến sau tác phẩm “Vai diễn đầu đời”
Cô gái trẻ (thứ hai bên trái qua) trong một vai diễn hiện đại
Gia đình không có ai làm nghệ thuật nhưng từ bé, Ngọc đã mê mẩn nghe cải lương. Mỗi khi nghe vào học theo biểu diễn một trích đoạn cải lương, cô gái lại thấy… trong người mình dâng lên một cảm xúc khó tả.
Đến với cải lương, Ngọc vấp ngay phải phản ứng từ gia đình. Dù không được gia đình ủng hộ nhưng cô gái 17 tuổi nhìn nhận sự thật rằng, cải lương đã… ăn vào máu của mình.
Cô tự nhủ sẽ đi đến cùng nghiệp cầm ca một cách đam mê, đẹp đẽ nhất và từng bước thuyết phục bố mẹ về lựa chọn của mình.
Bằng cảm nhận của mình, cô tin rằng: “Nghệ thuật cải lương hay lắm, người trẻ vẫn yêu cải lương và yêu rất văn minh”.
Ảnh đời thường đáng yêu của Bảo Ngọc.
Hoài Nam
Theo dantri.com.vn
Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình múa phụ họa "Bụi phấn" cho học sinh hát: Bao lâu rồi chúng ta mới thấy thầy trò hòa đồng, gần gũi đến thế!
Rất nhiều người đã thích thú chia sẻ lại clip múa, đồng thời dành những lời khen ngợi có cánh cho thầy.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn luôn quen với hình ảnh các thầy cô giáo nghiêm nghị trên bục giảng với phấn trắng, bảng đen.
Để giữ không khí lớp học trật tự, học sinh tập trung vào bài vở, các thầy cô luôn nghiêm túc và hiếm khi nói cười. Tuy nhiên, những năm gần đây, quan điểm giảng dạy của thầy cô dần có nhiều sự thay đổi. Nhiều giáo viên đã vui vẻ pha trò khiến lớp học thêm sinh động, mối quan hệ thầy trò cũng gần gũi hơn.
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền một clip vô cùng thú vị. Nhân vật chính là Tiến sĩ, thầy giáo Lê Bá Khánh Trình - Một nhân vật nổi tiếng trong làng Toán học Việt Nam.
Theo đó, khi học sinh lớp 11 chuyên Toán, trường PT Năng Khiếu, ĐHQG TP Hồ Chí Minh đang đồng ca bài hát "Bụi phấn", thầy Lê Bá Khánh Trình đã vui vẻ múa phụ hoạ trên bục giảng. Màn múa gần 1 phút của thầy đã khiến học sinh hứng khởi vô cùng.
TS Lê Bá Khánh Trình múa phụ họa cho học sinh hát Bụi phấn nhân ngày 20-11.
Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, rất nhiều người đã thích thú chia sẻ lại clip, đồng thời dành những lời khen ngợi có cánh cho thầy: "Clip dễ thương và thầy rất hoà đồng với học trò. Tôi thích cách dạy như vậy!", "Thầy cô thân thiện, học sinh mới có thêm niềm yêu thích với việc học. Điểm 10 cho cách giảng dạy của thầy,..."
Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình từng được biết đến với tên gọi "Cậu bé vàng của Toán học Việt Nam".
Theo chia sẻ của thầy Trình, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, các em học sinh đã dành tặng lời chúc và bó hoa tươi thắm đến thầy. Sau đó, thầy Trình thấy các em hình như muốn thể hiện một tiết mục văn nghệ nên đã động viên để thầy bắt nhịp và cả lớp hào hứng hát theo, còn thầy thì vui vẻ múa phụ hoạ.
Tiến sĩ Lê Bá Khánh Trình từng được biết đến với tên gọi "Cậu bé vàng của Toán học Việt Nam". Năm 1979, thầy là 1 trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia thi Olympic Toán quốc tế ở Luân Đôn, Anh. Khi ấy, thầy đang là học sinh chuyên Toán tại trường Quốc học Huế.
Thầy Trình đã đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối 40/40, đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này. Thầy cũng là học sinh Việt Nam duy nhất đạt giải đặc biệt trong một kỳ thi Toán quốc tế tính đến nay.
Sau kỳ thi trên, thầy Trình theo học tại khoa Toán trường ĐH Tổng hợp quốc gia Moscow mang tên Lomonosov ở Moskva, Nga. Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, thầy trở về Việt Nam, giảng dạy tại khoa Toán trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP Hồ Chí Minh cho đến nay.
Theo Helino
Nhập vai nhà báo mặt trận, học sinh Hà thành thuật lại chiến tranh thế giới khiến giáo viên ngỡ ngàng Loạt bài báo về hai cuộc chiến tranh thế giới sinh động là bài tập nhóm môn Lịch sử của học sinh lớp 11 trường THPT FPT (Hà Nội). Mới đây trên diễn đàn về học đường, loạt hình ảnh trang báo chiến tranh với thiết kế retro đẹp mắt cùng tựa đề hấp dẫn về hai cuộc chiến tranh thế giới thu...