Nữ sinh 16 tuổi suýt mù vì dụi côn trùng bay vào mắt
Bất ngờ bị côn trùng bay vào mắt trên đường đi học về, nữ sinh 16 tuổi ra sức dụi mắt để lấy dị vật nhưng chỉ một lúc sau mắt sưng đỏ, chảy nước mắt liên tục, mắt nhìn mờ.
Bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết gần đây viện tiếp nhận một số trường hợp bị côn trùng bay vào mắt nhưng do xử lý không đúng cách đã khiến bệnh nhân bị giảm thị lực. Điển hình là trường hợp một nữ bệnh nhân 16 tuổi ở Hải Dương nhập viện trong tình trạng mắt phải sưng nề, phù mắt đỏ, thị lực chỉ còn 3/10.
Nhiều trường hợp bị mắt bị nhiễm trùng nặng do xử lý dị vật không đúng cách – Ảnh minh họa
Bệnh nhân cho biết lúc đang đi học về mất ngờ bị côn trùng bay vào mắt. Nữ sinh này đã dừng xe, nhờ bạn “thổi” vào mắt để côn trùng bay ra nhưng không được. Vì mắt cộm và khó chịu nên cô đã dụi mắt liên tục để côn trùng “trôi” ra nhưng do dụi mạnh quá, côn trùng bị nát trong mắt và bám vào màng mắt gây kích ứng. Về nhà, cô gái đã ra hiệu thuốc mua nước muối sinh lý và thuốc nhỏ mắt để nhỏ cho mắt bớt đỏ nhưng sau hơn 2 ngày tự chữa mắt nữ sinh này sưng vù nên được gia đình đưa tới bệnh viện.
Theo bác sĩ Cương, tình trạng dị vật bay vào mắt như côn trùng, bụi, phấn hoa… gặp khá phổ biến ở các cơ sở chuyên khoa mắt nhưng điều đáng nói là việc xử lý hầu hết đều không đúng cách. “Khi dị vật bay vào mắt, phản ứng đầu tiên của nhiều người thường có phản xạ dụi mắt liên tục đến khi cảm thấy dễ chịu hơn hoặc nhờ người khác “thổi” dị vật ra ngoài. Tuy nhiên điều này sẽ khiến dị vật bị cọ sát mạnh với mắt làm rách giác mạc. Nếu chẳng may do dụi mạnh khiến côn trùng nát và mắc rong mắt càng khiến chúng tiết nhiều độc tố hơn, thậm chí lông của côn trùng có thể xuyên sâu rất khó lấy ra và gây viêm nhiễm, suy giảm thị lực. Nếu là kiến ba khoang hay phấn bướm thì nguy cơ bị bỏng giác mạc rất cao. Ngoài ra, việc nhờ người khác thổi vào mắt cũng có nguy cơ gây viêm nhiễm mắt vì trong nước bọt của người thổi có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, có thể xâm nhập khi thổi vào mắt.
Các bác sĩ khuyến cáo mắt là bộ phận rất dễ bị tổn thương nên dẫu chỉ là hạt cát, bụi hay côn trùng, hoá chất… bay vào đều có khả năng làm nhiễm trùng mắt, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm cho mắt nhất là trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Do đó, sơ cứu đúng cách vô trùng quan trọng. Đơn giản nhất là chớp mắt liên tục bởi đây chính là cách tốt để loại bỏ các dị vật nhỏ, khi nước mắt chảy ra sẽ loại bỏ sạch các dị vật nhỏ trong mắt trôi ra một cách tự nhiên. Trong trường hợp ở nhà có thể nhúng bên mắt có dị vật vào một bát nước sạch và chớp liên tục để dị vật trôi ra, tuyệt đối không dụi mắt. Sau đó, dùng nước muối sinh lý hay thuốc nhỏ mắt có thành phần Natri clorid 0,9% để tra mắt. Có thể tra liên tục 3- 4 lần sau đó để loại bỏ hoàn toàn dị vật, nhất là với những trường hợp bị côn trùng bay vào mắt.
Các bác sĩ khuyến cáo nếu rửa trôi dị vật mà mắt vẫn khó chịu nên đến các cơ sở y tế
Đối với dị vật lớn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để dị vật ra khỏi mắt. Trên đường đến cơ sở y tế cần phải che mắt bằng vải ẩm. Không dụi mắt hoặc chà miếng vải lên mắt, chỉ cần giữ miếng vải ở đó để bảo vệ mắt. Trường hợp bị hoá chất bắn vào mắt nên ngâm hẳn mắt vào thau nước sạch hoặc dưới vòi nước trong khoảng 15-20 phút để loại bỏ hóa chất rồi đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Bác sĩ Cương cũng lưu ý nhiều người mắt thường rửa mắt bằng cách nhở nước muối sinh lý. Tuy nhiên khi sử dụng nước muối để rửa mắt hàng ngày cần phải lựa chọn phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, không chất bảo quản để sử dụng cho chăm sóc mắt để an toàn vì mắt là cơ quan nhạy cảm, dễ phản ứng, dị ứng.
Ngoài ra, rất nhiều trường hợp thấy mắt đỏ sau khi bị dị vật đã tự ý mua và nhỏ các thuốc kháng sinh có thành phần corticoid (như dexamethason) để nhỏ. Một số bệnh nhân cho biết họ chỉ cần nhỏ vài giọt thuốc này đã cảm thấy rất dễ chịu, bớt cộm nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc bề mặt, mỏng lớp giác mạc, suy giảm thị lực và những tổn thương này thì không thể cứu vãn.
Các bác sĩ cũng cho biết thực tế đã có những hợp chỉ vì vài hạt bụi hay côn trùng bay vào mắt mà đã có người phải múc mắt do tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để nhỏ mắt mà không đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu bất thường.
Đặc biệt, bác sĩ Hoàng Cương cũng khuyến cáo mỗi người cần sử dụng một lọ thuốc nhỏ mắt riêng, kể cả nước muối sinh lý để tránh lây chéo, nhiễm khuẩn các bệnh về mắt cho nhau.
N.Dung
Theo Người lao động
Sử dụng thuốc theo đơn cũ, bé 7 tuổi suýt mù mắt
Gia đình sử dụng thuốc theo đơn cũ để tra mắt cho bé. Khi đến bệnh viện, bé chỉ còn nhìn được bóng bàn tay của mình. Theo các bác sĩ, việc tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt có thể gây mù vĩnh viễn.
Ngày 14/4, bác sĩ Hoàng Cương (BV Mắt TƯ) cho biết, BV vừa tiếp nhận và điều trị cho bé N.V.H. (7 tuổi, ở Hà Tĩnh) suýt mù mắt do tự ý dùng thuốc chữa bệnh glôcôm.
Trước đó, bệnh nhi được chuyển đến BV trong tình trạng bệnh glôcôm rất nặng, chỉ còn nhìn được bóng bàn tay của mình. Gia đình cho biết, thời gian trước đó bé bị viêm kết mạc dị ứng. Gia đình đưa đi khám và bác sĩ kê đơn thuốc cho bé. Những lần sau đó, hễ thấy mắt bé đau, gia đình lại mua thuốc theo đơn cũ rồi cho bé sử dụng mà không biết thuốc có chứa steroid. "Nếu thấy bé ngứa mắt quá thì nhỏ ngày 3 lần, còn bình thường thì nhỏ 1 lần/ngày", người nhà bé cho biết.
Tại BV, dù đã được điều trị tích cực, thậm chí thay thủy tinh thể 2 mắt nhưng khả năng nhìn của bé chỉ còn 1/10.
Bệnh nhi đang được điều trị tại BV Mắt TƯ
Bác sĩ Hoàng Cương cho biết, glôcôm hay còn gọi là bệnh thiên đầu thống là bệnh rất nguy hiểm. Bệnh glôcôm gây tổn hại các tế bào hạch võng mạc và các tổn hại thị giác trong glôcôm không hồi phục được. Trong các bệnh gây mù lòa về mắt, bệnh glôcôm được xếp vào loại mù lòa không chữa được.
Hiện nay, đáng báo động là tình trạng người dân lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt không có chỉ định của thầy thuốc khiến cho mắt có thể bị glôcôm do tra steroid kéo dài. Tại BV Mắt TƯ, 30% bệnh nhân đến khám có nguy cơ mù do lạm dụng steroid.
Theo các chuyên gia, bệnh glôcôm thường khởi phát đột ngột. Biểu hiện dễ nhận thấy là mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng. Bệnh nhân thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ, có thể chỉ mờ như nhìn qua màn sương nhưng cũng có thể giảm thị lực trầm trọng xuống còn đếm ngón tay hoặc bóng bàn tay. Có trường hợp bệnh nhân chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt, mi mắt, sưng nề, mắt đỏ, giác mạc phù nề mờ đục.
Khi phát hiện mắc bệnh glôcôm cần được điều trị ngay bằng thuốc tra mắt và uống thuốc hạ nhãn áp theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Bệnh nhân phải đi khám định kỳ, được các bác sĩ nhãn khoa tư vấn, theo dõi thường xuyên theo một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác.
Linh Trần
Theo phunuvietnam
Cảnh giác khi mắt nhìn thấy màn sương, quầng xanh đỏ như cầu vồng Nếu mắt nhìn thấy màn sương, hoặc nhìn đèn thấy quầng xanh đỏ như cầu vồng, hay đôi khi chỉ chảy nước mắt dù không tiết rử... hãy đến ngay cơ sở y tế để kịp thời được chẩn đoán, phát hiện căn bệnh khiến bạn đang từ một người bình thường trở nên mù lòa, không còn nhìn được ánh sáng. Chiều...