Nữ sinh 16 tuổi nghi bị đầu độc bằng hóa chất lạ
Sau khi dùng nước ở bể chứa nước sinh hoạt của gia đình, Phương bị chóng mặt, buồn nôn, mặt tái nhợt, gia đình liền đưa em đi cấp cứu. Theo kết quả xác minh ban đầu của cơ quan chức năng, mẫu nước trong bể của gia đình có một loại hóa chất lạ.
Trong tâm trạng hoang mang, lo lắng, bà Nguyễn Thị Hạnh, ở thôn Thạch Toàn, xã Thạch Định, huyện miền núi Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Gia đình bà vừa trình báo với cơ quan chức năng yêu cầu điều tra, làm rõ vụ việc gia đình bà bị kẻ xấu bỏ hóa chất lạ nghi là thuốc trừ sâu vào bể nước sinh hoạt, nhằm đầu độc hai mẹ con.
Bể nước sinh hoạt của gia đình bà Nguyễn Thị Hạnh
Theo tường trình của bà Hạnh với cơ quan chức năng, sáng 23/7 con gái của bà là em Nguyễn Lan Phương, 16 tuổi, học lớp 11, ngủ dậy dùng nước trong bể chứa nước sinh hoạt (do tổ chức Care cấp cho các hộ nghèo) đánh răng, rửa mặt. Đánh răng xong, Phương uống một ngụm nước lã rồi cắp cặp đi học. Khi sử dụng nước trong bể, Phương thấy có vị đắng, the đầu lưỡi và sặc mùi thuốc trừ sâu. Đến khoảng 10h ngày 23/7, Phương thấy chóng mặt, buồn nôn, mặt tái nhợt. Gia đình vội đưa Phương đến Trạm y tế xã để cấp cứu, truyền dịch giải độc. Mấy ngày sau, Phương lại bị đau bụng, buồn nôn, đi vệ sinh nhiều lần, nên tiếp tục phải truyền dịch giải độc.
Nghi ngờ nước trong bể nhiễm chất có độc, bà Hạnh đã trình báo với cơ quan chức năng. Ngay sau đó, Công an huyện Thạch Thành đã có mặt tại gia đình bà Hạnh xác minh, khám nghiệm hiện trường, lấy mẫu nước nghi là nhiễm độc để đem đi xét nghiệm, niêm phong bể nước và lập biên bản vụ việc.
Sáng 30/7, chính quyền địa phương đã xuống gia đình bà Hạnh tháo niêm phong bể nước và xả toàn bộ số nước trong bể nghi bị nhiễm độc. Khi số nước này xả ra vườn có sủi bọt trắng, đến sáng 31/7 vẫn còn mùi hóa chất lạ xộc lên, ảnh hưởng đến nhiều gia đình xung quanh. Ông Phạm Lâm Đồng, Chủ tịch UBND xã Thạch Định cho biết, kết quả xác minh bước đầu của cơ quan chức năng cho thấy mẫu nước trong bể của gia đình bà Hạnh có một loại hóa chất lạ.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra.
Theo Đất Việt
Video đang HOT
Những trò lừa đảo trong mùa thi
Phụ huynh, thí sinh ngồi ở quán ven đường nghỉ chân, thường bỏ điện thoại, túi xách trên bàn. Lợi dụng sơ hở này, kẻ xấu sẽ chạy lại nói: "Rớt tiền dưới bàn kìa!". Nạn nhân cúi xuống nhặt tiền lên thì món đồ đã không cánh mà bay.
Cứ đến mỗi mùa thi, một lượng lớn thí sinh và phụ huynh từ khắp nơi lại đổ về các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội. Trong đó có rất nhiều người chỉ mới chân ướt chân ráo lên thành phố nên rất dễ bị các "vua bịp" lừa đảo...
Từ hôi của, cướp nóng...
Hầu hết các "kịch sĩ đường phố" thường đi thành nhóm để dàn cảnh lừa đảo những phụ huynh hoặc thí sinh mới chân ướt chân ráo lên Sài Gòn. Các chiêu thức đều được kẻ xấu nghiên cứu kỹ để đánh mạnh vào lòng tham và sự thương hại của người ngoại tỉnh chất phác.
Những năm trước, vở kịch "rớt vàng trên đường" đã khiến nhiều thí sinh lẫn phụ huynh bị mất của một cách vô lý. Cụ thể là bọn người xấu giả vờ đánh rơi vài thỏi vàng trên đường, cố tình cho nạn nhân nhìn thấy.
Sau đó, chúng sẽ tiếp tục dàn xếp để nạn nhân chấp nhận đưa tiền hoặc đồ trang sức, điện thoại để lấy vàng. T.A.K, sinh viên năm 2 trường ĐH KHXH & NV TP HCM, trước đây từng là nạn nhân của vụ lừa đảo tương tự, kể lại: "Lúc bị lôi vào hoàn cảnh đó, mình như bị thôi miên vậy, vì cứ tưởng đang cầm thỏi vàng thật để đi đổi tiền, chia cho kẻ cùng nhìn thấy thỏi vàng rớt trên đường như mình. Ai ngờ khi ê chề quay lại vì phát hiện vàng dỏm thì nhóm người đó biến mất và điện thoại của mình cũng "bốc hơi" theo bọn chúng".
Một trò bịp táo tợn khác là bọn xấu sẽ chạy bám sau xe nạn nhân rồi la lên: "Anh, chị có rớt tiền không?", nếu nổi lòng tham, nạn nhân sẽ bị chúng dàn cảnh dừng xe lại rồi đưa tiền. Trong lúc mất cảnh giác, một kẻ thứ hai cùng nhóm bọn lừa đảo sẽ giật ví tiền hoặc thậm chí cuỗm luôn chiếc xe cao chạy xa bay.
Không chỉ có thế, khi các phụ huynh và thí sinh ngồi ở các quán ven đường uống nước nghỉ chân, tuyệt đối không nên bỏ điện thoại hay túi xách, đồ quý giá trên bàn vì rất dễ bị bọn xấu giở trò tiểu xảo để cướp "nóng".
Theo đó, kẻ xấu sẽ chạy lại gần bàn nạn nhân nói: "Rớt tiền dưới bàn kìa!". Nạn nhân vừa cúi xuống bàn nhặt tờ tiền lên thì món đồ đã không cánh mà bay nhanh như chớp.
... đến "gài độ" nhậu chùa
Kẻ xấu tận dụng mọi lúc mọi nơi để lừa gạt những người ở quê lần đầu đưa con em mình "lai kinh ứng thí". Trước đây cũng đã có nhiều trường hợp phụ huynh bị lừa trong khi đang ngồi đợi con thi. Hình thức lừa bịp thường là chào bán điện thoại xịn giá rẻ nhưng tráo điện thoại dỏm lấy tiền của nạn nhân. Đặc biệt, những phụ huynh đến từ miền Tây vốn sống phóng khoáng cởi mở rất dễ bị kẻ xấu lừa "nhậu chùa".
Các phụ huynh chờ con em thi cần cảnh giác với những trò bịp của kẻ xấu
Nạn nhân thường bị bọn người xấu giả danh là phụ huynh đưa con em đi thi, lân la đến trò chuyện thân tình. Sau một lúc cả đôi bên trở nên tâm đầu ý hợp hơn và tranh thủ lúc chờ con thi kéo nhau ra quán lai rai cho đỡ nóng ruột. Tên kia rủ thêm vài người đến nhậu cùng, rồi tiếp đó khi đã chén tạc chén thù no say, từng tên một giả vờ nghe điện thoại kiếm cớ bỏ ra ngoài một lát rồi chuồn thẳng. Hậu quả là nạn nhân phải bấm bụng thanh toán một khoản nặng nề cho đám chuyên nhậu "chùa"...
Và những trò bịp "cũ người mới ta"
Tại Hà Nội, các phụ huynh cũng cần cảnh giác với những chiêu bịp của các "siêu lừa". Những trò lừa đảo phổ biến mà những thành phần bất hảo hay dùng vào mùa tuyển sinh là giả danh sinh viên tình nguyện, giả làm người bán hàng từ thiện lừa hôi của hoặc bán mắt kiếng, máy ảnh "đểu"... Đó chỉ là những trò bịp cũ nhưng lại mới với những người lần đầu đặt chân đến thủ đô.
Bạn Nguyễn Tuấn Nam, sinh viên tình nguyện trường ĐH KHXH & NV Hà Nội, kể lại: "Mùa tiếp sức năm ngoái, có một bác phụ huynh hùng hổ đòi gặp đội trưởng đội tình nguyện để làm ra lẽ vì vừa bị một nam sinh viên tình nguyện mặc áo xanh lừa mất chiếc điện thoại di động. Thì ra, trong lúc ngồi chờ con, có một người tự xưng là sinh viên tình nguyện bị rơi mất điện thoại di động đến mượn điện thoại của bác ấy gọi.
Bác này đã vui vẻ cho đối tượng kia mượn. Không ngờ tên đó chạy nhanh ra đường nhảy lên xe của một người chờ sẵn và biến mất. Chúng tôi đã phải gọi cả đội lại cho bác ấy "điểm mặt". Sau đó nhẹ nhàng giải thích với bác ấy rằng có nhiều đối tượng giả danh sinh viên tình nguyện nên bác phải cẩn thận hơn".
Đánh vào lòng ham "đồ rẻ chất lượng tốt" của nhiều người, một nhóm đối tượng lừa đảo khác thường bày trò giả vờ ra hỏi các phụ huynh có nhu cầu mua kính đeo mắt xịn, máy ảnh số mà chúng... chôm được với giá bèo.
Nếu gặp những tình huống tiếp cận, chèo kéo của bọn người xấu, thí sinh và phụ huynh có thể nhờ sinh viên tình nguyện can thiệp
Bác Phạm Văn Khuê (quê tại Thái Bình) đưa con đi thi vào Học viện Bưu chính Viễn thông năm 2009, từng ngao ngán chia sẻ: "Tôi nào có biết, nhìn cái máy ảnh đó cũng rất tốt, đúng loại quảng cáo trên tivi mà họ nói có 2 triệu đồng. Cháu nhà tôi rất thích chụp ảnh, thấy rẻ quá, tôi mua luôn để thi xong hai bố con đi thăm thú đây đó chụp ảnh lưu niệm. Nào ngờ, lúc thử thì mình vẫn thấy chụp được, mua xong rồi về tới nhà thì chỉ còn... cái vỏ".
Không chỉ có vậy, chiêu lừa làm từ thiện bằng cách mua tăm bông, tăm tre hay kẹo cao su do nhóm các em nhỏ hoặc hội những phụ nữ tầm tuổi 20 đến 30 tung hoành ngang dọc rất dễ thấy trong các mùa tuyển sinh tại thủ đô. Thông thường, những người này rất lễ phép, họ giới thiệu là nhân viên của một trung tâm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, kèm theo là giấy chứng nhận, thẻ hội viên...
Tiếp đó, đánh vào tâm lý muốn làm từ thiện để lấy may của phụ huynh, họ mời chào mua sản phẩm với mức quyên góp tùy lòng hảo tâm. Kèm theo đó, họ đưa ra danh sách với hàng loạt những "tấm lòng hảo tâm" đủ địa chỉ, tên tuổi và cả số điện thoại cùng mức đóng từ 10.000 đồng tới 100.000 đồng. Không ít phụ huynh đã cả tin đưa tiền cho chúng mà không biết mình đã bị lừa.
Bạn Tạ Thu Hương, sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội, từng có nhiều năm kinh nghiệm làm sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi chia sẻ: "Tôi đã kiểm chứng số điện thoại họ nói của trung tâm trẻ em khuyết tật ở Ba Vì. Tuy nhiên, khi gọi lên thì không liên lạc được. Gọi 1080 hỏi nhưng họ bảo không tìm thấy trung tâm nào như thế. Nếu tinh mắt, bạn có thể phát hiện ra ngay đây chỉ là trò lừa của một nhóm người. Họ thường tụ tập thành hội có người chỉ đạo".
Theo Thanh Niên
Con gái cũng có "quyền"... say?! Nhiều bạn gái trẻ tìm đến rượu để giải sầu... (Ảnh minh họa) Không giống như nam giới, coi rượu là... niềm vui, nhiều cô gái trẻ ngày nay thường tìm đến rượu vì suy nghĩ uống say sẽ vơi bớt nỗi buồn và áp lực trong cuộc sống. Đã uống là phải say?! Có một bộ phận bạn nữ trẻ đang hiểu...