Nữ sinh 16 tuổi được chẩn đoán bị trầm cảm nặng, nguyên nhân xuất phát từ chính người cha
Gia đình nữ sinh này không hề biết rằng cô có biểu hiện của bệnh trầm cảm, thậm chí người cha còn nghĩ là do cô thích gây sự chú ý với mọi người.
Các chuyên gia từng chỉ ra rằng, cảm xúc của mỗi người có mối liên hệ mật thiết tới thời tiết và môi trường tự nhiên. Bác sĩ Tan Zhonglin (Trưởng Khoa Rối loạn Tâm thần của Bệnh viện Nhân dân số 7 Hàng Châu, Trung Quốc) cho biết: “Nhiều người đến giờ vẫn còn thiếu hiểu biết về những loại bệnh liên quan tới tầm thần, bao gồm cả trầm cảm”.
Trước đó, bác sĩ Tan đã từng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ 16 tuổi mắc bệnh trầm cảm. Sau khi lên cấp 3, cô luôn cảm thấy tâm trạng mình rất tồi tệ, đặc biệt là không còn thấy vui vẻ khi làm bất cứ điều gì. Bên cạnh đó, bệnh nhân này còn ngại không muốn giao tiếp với các bạn cùng lớp và cảm thấy sợ khi phải đối diện với giáo viên.
Ảnh minh họa
Theo thời gian, cô bắt đầu sợ tới trường và thường ở lì trong nhà, không nói chuyện với bất kỳ ai. Vì nhận thấy tâm trạng, cảm xúc của mình quá tiêu cực và lo sợ mình có thể làm điều dại dột nên cô đã xin bố mẹ đưa đi khám tâm thần. Sau khi đi khám, cô được bác sĩ chẩn đoán mắc chứng trầm cảm ở giai đoạn nặng nên cần nhanh chóng vào bệnh viện điều trị ngay.
Đáng ngạc nhiên hơn, trong quá trình bác sĩ Tan giao tiếp với bố của bệnh nhân, người đàn ông này cho rằng con gái mình chẳng gặp vấn đề gì. Từ “trầm cảm” không tồn tại trong từ điển của người bố và ông nghĩ rằng do con mình đang thích gây sự chú ý. Người đàn ông này hoàn toàn tin rằng con gái mình rất bình thường, chỉ là tâm trạng không tốt hoặc có thể do đến kỳ kinh nguyệt nên “khó ở”, thích nổi loạn một chút.
Qua đây, bác sĩ Tan nhắc nhở các bậc cha mẹ nên quan tâm, tìm hiểu những suy nghĩ của con cái nhiều hơn. Đôi khi bố mẹ có thể vô tình nghe thấy con nói những điều khiến họ bất ngờ như tự tử, nhưng hãy cố gắng bình tĩnh lắng nghe con. Bố mẹ đừng đưa ra kết luận chủ quan về nhận thức của con mình. Bởi xét cho cùng thì bố mẹ và con cái là hai cá thể hoàn toàn khác nhau. Tuổi thiếu niên mà bố mẹ từng trải qua ngày trước không giống với tuổi dậy thì mà trẻ đang trải qua bây giờ. “Đối với lời nói và hành vi bất thường nào của trẻ em, bố mẹ hãy đủ nhạy cảm để đưa con đến gặp bác sĩ kịp thời thay vì từ chối hoặc thậm chí tức giận mà bỏ qua lời nói của con trẻ” – bác sĩ Tan nhắn nhủ các bậc phụ huynh.
Video đang HOT
Một vài dấu hiệu trầm cảm của con trẻ mà bố mẹ không nên bỏ qua
Trầm cảm không đơn thuần là căn bệnh chỉ dành cho người lớn, bởi cả trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên đều có nguy cơ mắc bệnh này. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh nhận biết con mình đang mắc trầm cảm:
- Thường xuyên cảm thấy tuyệt vọng, vô dụng, có lỗi hoặc tự ti với bản thân.
- Ít quan tâm tới các hoạt động mà trước đó từng rất thích.
- Thiếu sinh lực và sự nhiệt tình, luôn cảm thấy chán nản.
- Khó tập trung chú ý.
- Thay đổi đáng kể về khẩu vị hoặc cân nặng.
- Xa lánh người lớn, giao tiếp kém.
- Rất hay nghĩ tới cái chết, tự gây tổn thương cho bản thân hoặc có ý nghĩ muốn tự tử.
- Hay cảm thấy khó chịu trong người: đau đầu, nhức mỏi cơ, đau bụng, mệt mỏi…
- Tâm trạng tức giận, cáu gắt, có hành vi nguy hiểm.
- Bật khóc, la hét, cáu giận không rõ nguyên nhân.
- Thường xuyên nghỉ học, có kết quả học tập kém.
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
Ca ghép mặt mang lại cuộc sống mới cho chàng trai Mỹ
Cameron Underwood, 20 tuổi, khuôn mặt biến dạng do một lần tự tử bất thành, vừa được cấy ghép mặt thành công.
Tuổi đôi mươi, Cameron phải vật lộn với căn bệnh trầm cảm, không thể tận hưởng cuộc sống năng động như bao chàng trai trẻ. Mỗi khi gặp bất kỳ vấn đề khó khăn, anh tìm đến rượu như một thói quen, khiến bản thân tồi tệ đi từng ngày. Một lần khi đang uống rượu, Cameron cố tự tử bằng cách tự bắn vào dưới cằm của chính mình. May mắn anh sống sót, tuy nhiên bị các vết thương sâu ở vùng mặt, gương mặt biến dạng đến mức Cameron không thể nói hay cười, phải dùng khăn hoặc mặt nạ che khi xuất hiện.
Một năm rưỡi sau, người mẹ biết đến chương trình cấy ghép mặt tại Trung tâm y tế New York University Langone do bác sĩ Eduardo Rodriguez đứng đầu. Sứ mệnh của chương trình là cải thiện cuộc sống của những người gặp phải các biến dạng nghiêm trọng. Người mẹ nhận ra đây chính là cơ hội mới cho con trai của mình nên đăng ký cho con tham gia.
Khuôn mặt Cameron trước và sau khi phẫu thuật.
Sau khi nghiên cứu và nhận thấy tình trạng khuôn mặt của Cameron khá phức tạp, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật ghép mô mặt của người hiến tặng đã qua đời cho Cameron. Người hiến tặng mô mặt là nhà văn, nhà làm phim Will Fisher đột ngột qua đời ở tuổi 23.
Ca phẫu thuật diễn ra trong vòng 25 giờ với sự góp sức của gần 100 bác sĩ chuyên môn và nhân viên y tế. Cameron được trở lại cuộc sống bình thường một lần nữa.
"Đây như một món quà chữa lành vết thương quá khứ của con trai tôi, cũng tạo động lực sống cho mọi người. Sự hy sinh của Fisher và gia đình anh đã cho con trai tôi trở lại cuộc sống bình thường. Dù là một hành trình không dễ dàng nhưng tôi cảm thấy vô cùng may mắn", người mẹ xúc động nói.
Đăng Như
Theo Foxnews/VNE
Những lầm tưởng về giấc ngủ có thể ảnh hưởng không ngờ đến sức khoẻ của bạn Hoá ra việc đơn giản như... ngủ thôi cũng có nhiều người hiểu sai, và những sai lầm này có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ không đơn giản. Con người dành khoảng 1/3 thời gian cuộc đời mình để ngủ, và mặc dù vậy thì việc ngủ vẫn là một trong số những điều bí ẩn nhất. Mọi người biết rằng giấc...