Nữ sinh 15 tuổi bất ngờ đột quỵ ở trường học
Trước khi nhập viện cấp cứu, nữ sinh 15 tuổi, ở Trung Quốc, đã có biểu hiện đau đầu, chóng mặt và buồn nôn khi tham gia hội thao ở trường.
Nữ sinh được chẩn đoán tử vong do đột quỵ xuất huyết não. Ảnh minh họa: Pexels.
Theo Singtao, nữ sinh 15 tuổi ở Hong Kong (Trung Quốc) có biểu hiện đau đầu, chóng mặt và buồn nôn khi tham gia hội thao của trường. 30 phút sau, tình trạng của em trở nên tệ hơn.
Trong lúc di chuyển đến phòng y tế, cô bé ngất xỉu, tim và mạch ngừng đập. Nhà trường lập tức sơ cứu để giúp nữ sinh hồi sức tim phổi và gọi xe cứu thương đưa đến bệnh viện.
Cô được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ phát hiện cô bé bị vỡ mạch máu phía sau não, dẫn đến đột quỵ xuất huyết não. Đáng tiếc, dù được điều trị tích cực, nữ sinh không qua khỏi.
Theo bác sĩ Hồ Dịch Thịnh, Bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Đài Loan (Trung Quốc), người đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Video đang HOT
Bệnh viện Vinh Tổng cũng từng tiếp nhận một em bé 3 tuổi bị đột quỵ. Đây được ghi nhận là trường hợp đột quỵ trẻ nhất ở Đài Loan (Trung Quốc).
Bác sĩ Hồ Dịch Thịnh cho biết có 4 nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ ở bệnh nhân trẻ tuổi và trẻ em:
- Bệnh tim bẩm sinh, dị tật tim huyết khối gây tắc mạch máu, tắc mạch máu não.
- Dị dạng động tĩnh mạch hoặc u não gây xuất huyết não.
- Bị nhiễm trùng nặng dẫn đến miễn dịch kém và xuất hiện tình trạng viêm.
- Đột quỵ do bệnh mạch máu não tricho cerebro.
Đột quỵ có hai dạng là đột quỵ thiếu máu não và xuất huyết não. Đột quỵ gây ra do tình trạng mạch máu não bị tắc nghẽn đột ngột, khiến các tế bào não chết, mất chức năng thần kinh.
Khi tắc nghẽn mạch máu lớn trong thời gian dài, số lượng tế bào não chết với thể tích lớn có thể dẫn đến hiện tượng phù nề, gây ảnh hưởng đến ý thức, hôn mê. Khi tình trạng nặng hơn, hiện tượng chèn ép, gây thoát vị não, ảnh hưởng đến vùng thân não, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. Đến lúc này, đột quỵ có thể làm cho bệnh nhân tử vong.
Các trường hợp đột quỵ trước 45 tuổi đều được xếp vào nhóm đột quỵ ở người trẻ. Bác sĩ Hồ Dịch Thịnh chỉ ra các thói quen sinh hoạt không tốt, làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ gồm: người mắc hội chứng chuyển hóa, ít vận động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý, chế độ ăn ít chất xơ, rau củ quả nhưng nhiều chất béo và đường, hút thuốc và uống rượu bia quá mức.
Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ có thể kể đến: Đau đầu và mất sức không rõ nguyên nhân; thị lực đột ngột bị mờ ở một hoặc cả hai mắt; bị méo miệng, liệt mặt; màu môi đột nhiên sẫm màu…
Nhiều người dân còn chưa biết về bệnh đột quỵ
BS CKI Nguyễn Quốc Thành, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh cho biết, năm 2023, bệnh viện tiếp nhận 900 bệnh nhân bị đột quỵ, trong đó 826 trường hợp bị nhồi máu não.
Độ tuổi trung bình của các bệnh nhân là 65, tuy nhiên có những ca mới 30 tuổi.
Bác sĩ Nguyễn Quốc Thành kiểm tra chức năng vận động của ông C. sau khi được cấp cứu qua cơn nguy hiểm
Đáng lưu ý, chỉ có 176 ca đột quỵ nhập viện cấp cứu trong giờ "vàng", tức là trong vòng 4,5 giờ đồng hồ kể từ khi xuất hiện triệu chứng của bệnh đột quỵ, còn lại vào bệnh viện trễ. Nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân chưa biết về bệnh đột quỵ.
Đang chăm sóc chồng là N.M.C., 50 tuổi bị đột quỵ tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, bà Nguyễn Thị Yến Ly (xã Hàng Gòn, TP.Long Khánh) cho hay, khoảng 2 giờ rưỡi sáng, bà nghe thấy chồng la ú ớ, giơ tay, giơ chân, mắt trợn ngược. Do chưa từng nghe và không biết các triệu chứng của bệnh đột quỵ, bà Ly tưởng chồng bị trúng gió nên lấy dầu gió xoa cho chồng. Nhưng càng được xoa dầu, chân tay chồng càng yếu dần, không nói được nữa. Vội vàng chạy đi hỏi người thân, bà Ly mới biết chồng bị đột quỵ và đưa vào bệnh viện cấp cứu.
"Thấy chồng yếu liệt nửa bên người, không nói được, tôi vô cùng lo sợ, không biết bệnh viện có chữa trị được không. Rất may được các bác sĩ tư vấn tận tình, cấp cứu khẩn cấp, sau vài ngày, sức khỏe của chồng tôi đã cải thiện" - bà Ly nói.
Theo BS Nguyễn Quốc Thành, ông C. bị bệnh cao huyết áp nhưng chủ quan nên uống thuốc không đều. Những ngày vừa qua, thời tiết trở lạnh làm co mạch dẫn đến tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định. Ngoài ra, bệnh nhân cũng thường xuyên làm việc nặng, có yếu tố nguy cơ là uống nhiều rượu gây viêm gan do rượu. Tất cả các yếu tố trên cộng lại gây ra tình trạng xuất huyết não.
Sau khi tiếp nhận bệnh, các bác sĩ đã khẩn trương cấp cứu, kiểm soát huyết áp, chống phù não tốt nên bệnh nhân đã qua cơn nguy hiểm, chỉ còn yếu nhẹ nửa người bên phải. Bệnh nhân sẽ được tập vật lý trị liệu để có thể trở về cuộc sống sinh hoạt đời thường. Tuy nhiên, để tránh tái phát đột quỵ, bệnh nhân cần đi khám sức khỏe định kỳ, uống thuốc huyết áp đều đặn, bỏ rượu bia, thuốc lá.
BS Thành khuyến cáo, người dân khi có các triệu chứng của bệnh đột quỵ cần nhanh chóng đến các bệnh viện có điều trị bệnh đột quỵ để được cấp cứu kịp thời. Đồng Nai hiện có 5 bệnh viện có thể điều trị được bệnh đột quỵ gồm: Đa khoa Đồng Nai, Đa khoa Thống Nhất, Đa khoa khu vực Long Khánh, Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai, Đa khoa khu vực Định Quán. Người dân ở gần bệnh viện nào thì khẩn trương đến bệnh viện đó, không nên chần chừ hay chuyển bệnh nhân đến những cơ sở không thể điều trị được bệnh đột quỵ, tránh mất thời gian vô ích.
Quá tải bệnh nhân nhập viện cấp cứu Do ảnh hưởng từ đợt rét đậm đầu tiên trong năm, số bệnh nhân nhập viện tại các cơ sở điều trị trên địa bàn Hải Dương ngày càng tăng cao. Khoa Đột quỵ (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương) chật kín bệnh nhân Hầu hết giường bệnh cấp cứu ở các bệnh viện trong tỉnh đều quá tải. Bệnh nhân cấp...