Nữ quyền – câu chuyện không bao giờ cũ của làng thời trang
Phụ nữ phải được yêu thương và trân trọng. Làn sóng giành quyền bình đẳng cho nữ giới trong thời trang bùng nổ mạnh mẽ thông qua tiếng nói của các nhà mốt thế giới.
Coco Chanel là người phụ nữ đầu tiên đứng lên đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ thông qua những thiết kế thể hiện sự văn minh vượt thời gian. Tuy nhiên, mãi cho đến năm 2017, khi những vụ xâm hại thân thể xảy ra liên tục tại Hollywood, các sao quốc tế mới bắt đầu quan tâm đến câu chuyện nữ quyền hơn.
CNNkhẳng định: “Thời đại bây giờ là của phụ nữ”. Trong khi đó, trang từ điển trực tuyến lớn nhất nước Mỹ- Merriam-Webster thống kê “Feminism” (nữ quyền) là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất năm 2017-2018.
Khi người cầm kim chỉ đòi quyền phụ nữ
Theo ghi nhận trong lịch sử, Coco Gabrielle Chanel có thể được coi là người phụ nữ đầu tiên mang tiếng nói bình đẳng giới thông qua thời trang. Bà cho ra đời chiếc túi 2.55 kinh điển với mục đích giải phóng đôi tay nữ giới thoát khỏi những vướng bận cuộc sống.
Sự xuất hiện chiếc áo khoác Bouncle làm bằng vải tweed của thương hiệu Pháp, giúp phái nữ khẳng định sự tự do, phóng khoáng thoát khỏi kiểu trang phục gò bó. Coco Chanel phần nào thay đổi nhìn nhận về vai trò người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.
Coco Chanel là người đã mang đến cuộc cách mạng nữ quyền, thông qua những thiết kế giải phóng sự gò bó của người phụ nữ.
Đến năm 1966, Le Smoking chính là bộ suit đầu tiên dành cho nữ giới, sáng tạo từ Yves Saint Laurent. Đây là cột mốc quan trọng, giúp phái yếu đứng lên giành quyền bình đẳng bằng thời trang.
Le Smoking trở thành biểu tượng của thế giới, với phom dáng cứng cáp, nam tính tôn lên vẻ đẹp mạnh mẽ của người phụ nữ. Thiết kế đã làm nên cuộc cách mạng về quyền bình đẳng giới trong xã hội.
Từ thập niên 70, phụ nữ bắt đầu thay đổi tư duy, khi có thể diện trang phục bản thân cảm thấy thoải mái. Đó là lý do khiến các nhà mốt phải tư duy để tạo nên những thiết kế khác biệt nhằm khẳng định, tiếng nói mạnh mẽ của người phụ nữ trong xã hội.
Cứ như thế tinh thần nữ quyền ngày càng xâm chiếm sàn runway. Các thương hiệu danh giá như Dior, Ralph Lauren, Yves Saint Laurent… ưu ái nâng người phụ nữ lên tầm cao mới.
Dù bị nhiều nhà phê bình chỉ trích là ngông cuồng, Yves Saint Laurent vẫn nỗ lực đưa nữ quyền vào thời trang.
Thời khắc nữ quyền thật sự được nhìn nhận
Video đang HOT
2 năm trở lại đây, nữ quyền không chỉ được thể hiện qua trang phục. Người phụ nữ ngày càng khẳng định bản lĩnh, độc lập trong nhiều lĩnh vực. Ngành công nghiệp thời trang cũng xuất hiện những Giám đốc sáng tạo nữ đầy tài năng như Phoebe Philo (Celiné), Sonia Rykiel, Rei Kawakubo (Comme des Garons, Miuccia Prada…
Trong 70 năm lịch sử, lần đầu tiên nhà mốt Pháp lựa chọn phụ nữ để dẫn dắt “đoàn tàu” Christian Dior. Maria Grazia Chiuri là phụ nữ và cô hoàn toàn hiểu rõ phái yếu muốn hay cần gì.
Sàn diễn thời trang, vài năm gần đây, còn ghi nhận sự ủng hộ phong trào nữ quyền từ những nhà thiết kế nam. Điển hình là sự lăng xê những mẫu áo khoác hay suit độn vai, mang lại vẻ mạnh mẽ cho người phụ nữ như bộ sưu tập Xuân – Hè 2019 của Tom Ford hay dưới tư duy thẩm mỹ của Demna Gvasalia cho Balenciaga.
Giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton – Nicolas Ghesquière cũng mang đến sàn diễn hình ảnh về “những nữ anh hùng”. Họ xinh đẹp, mạnh mẽ như công chúa Leia bước ra từ bộ phim Chiến tranh giữa các vì sao, với thiết kế váy bất cân xứng tông màu ghi, nâu đất, đen…
Maria Grazia Chiuri chính là minh chứng cho sự tài năng và quyền lực của người phụ nữ ngày nay. Giờ đây, nhà thiết kế nữ có thể được so sánh ngang hàng với nam giới.
Phong trào nữ quyền còn ảnh hưởng đặc biệt đến thương hiệu Prabal Gurung, với sự xuất hiện của hàng loạt người mẫu trong chiếc áo phông sắc thái đen và trắng.
Những thiết kế in rõ khẩu hiệu với nội dung khẳng định nữ quyền: “Cuộc cách mạng không có biên giới”, “Tương lai này chính là phụ nữ”, “Phụ nữ đơn giản chỉ muốn quyền lợi hợp pháp”, “Chúng tôi sẽ không im lặng”…
Ở Việt Nam, nhiều nhà mốt cũng đưa nữ quyền vào bộ sưu tập. “Anh cả” Công Trí dành tặng phái đẹp bộ sưu tập Thứ Sáu của chị, khuyến khích phụ nữ nên bỏ đi những khuôn khổ, sau một tuần làm việc căng thẳng, tận hưởng một ngày thứ sáu đúng nghĩa bằng cách khoác lên người trang phục yêu thích.
Nữ quyền xuất hiện trên đường phố
Đó là câu chuyện trên sàn diễn thời trang, còn riêng về cuộc sống hàng ngày, nhiều tín đồ thế giới đã tạo nên cuộc biểu tình ngầm trên đường phố tại các tuần lễ thời trang, nhằm ủng hộ quyền phụ nữ.
Trong các bộ ảnh thời trang đường phố, họ lăng xê xu hướng power dressing (trang phục quyền lực) vốn dành cho đàn ông như pantsuit, vest-suit quá khổ, áo khoác độn vai, quần ống loe… với mong muốn phụ nữ ngày nay có thể thoát khỏi khuôn khổ ràng buộc của xã hội.
Kira Cochrane, tác giả của cuốn All the Rebel Women: The Rise of the Fourth Wave of Feminism, nhận định làn sóng nữ quyền trỗi dậy mạnh mẽ còn nhờ công nghệ thông tin, mạng xã hội.
Nếu nghĩ rằng thời trang là việc làm đẹp cho phái nữ thì chỉ đúng một phần, vì nền công nghiệp này còn trở thành phương tiện phản ánh những góc khuất của xã hội.
Emma Watson diện áo thun in khẩu hiệu “This Is What A Feminist Looks Like”, ủng hộ phong trào đấu tranh chống lạm dụng ‘quan hệ’.
Chiến dịch mặc áo thun in slogan “This Is What A Feminist Looks Like” (tạm dịch: “Đây là chân dung của một người đấu tranh cho nữ quyền”), đã tạo nên cuộc cách mạng giành lại quyền bình đẳng cho phụ nữ, với làn sóng đấu tranh, tố cáo và tẩy chay nhân vật liên quan đến lạm dụng ‘quan hệ’.
Người mẫu Cameron Russell từng khởi xướng trào lưu đấu tranh chống lạm dụng ‘quan hệ’, với hashtag #MyJobShouldNotIncludeAbuse (Nghề của tôi không bao gồm việc bị lạm dụng). Chiến dịch nhận được sự ủng hộ của nhiều chân dài nổi tiếng: siêu mẫu Naomi Campbell, Tyra Banks, Edie Campbell, Sara Sampaio…
Thời trang sinh ra để phục vụ nhu cầu của phụ nữ, nhưng họ đã mượn ngôn ngữ riêng biệt này để nói lên mong muốn của bản thân nhằm khẳng định cá tính và dám thể hiện bản thân.
Chanel, Yves Saint Laurent, Dior đã làm nên lịch sử giúp phụ nữ tự tin đứng lên giành vị thế cho bản thân. Để từ đó về sau, quyền bình đẳng của phái yếu ngày càng lớn dần và đến năm 2019, nữ quyền đã xâm chiếm nền công nghiệp thời trang một cách mạnh mẽ.
Theo news.zing.vn
Vì sao phụ nữ Pháp có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng thời trang?
"Mặc đẹp như phụ nữ Pháp" là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất bởi các tín đồ thời trang và làm đẹp. Tại sao phụ nữ Pháp lại có sức ảnh hưởng đến vậy?
Phụ nữ Pháp góp phần không nhỏ cho sự phát triển của các kinh đô thời trang. Vua Louis XIV đánh dấu sự khởi đầu của thời trang nhưng Coco Chanel mới là biểu tượng đáng nhớ nhất. Bà cũng chính là đại diện của các quý cô luôn đi tiên phong, lan truyền xu hướng thời trang ra khắp thế giới.
Nhà thiết kế Coco Chanel, người phụ nữ Pháp có tầm ảnh hưởng lớn đối với ngành công nghiệp thời trang và làm đẹp trên toàn cầu. Dù bã đã qua đời, nhưng những gì Coco sáng tạo ra vẫn là xu hướng không bao giờ lỗi nhịp cho đến tận ngày hôm nay. Ảnh: VF
Hình ảnh phụ nữ Pháp dưới lăng kính truyền thông
Thời trang Pháp có lịch sử phát triển kéo dài hàng trăm năm, bắt đầu từ thời của Vua Louis XIV. Tuy nhiên, mãi đến khi các ấn phẩm truyền thông xuất hiện, phong cách của quý cô Pháp mới được thế giới chú ý.
Năm 1892, Vogue ra mắt ấn bản đầu tiên. Tạp chí này vốn chỉ dành cho giới thượng lưu nước Mỹ nhưng lại thường xuyên cập nhật xu hướng từ châu Âu, đặc biệt là nước Pháp. Thời bấy giờ, việc theo dõi phụ nữ Pháp làm gì, mặc đồ ra sao được xem là thức thời. Ngay cả thói quen hút thuốc công khai của các quý cô cũng được miêu tả bằng ngôn từ hoa mỹ nhất. Hay như việc đánh giá các xu hướng, độc giả sẽ đồng ý một kiểu tóc không đẹp nếu người Pháp bảo vậy.
"Quả bomb sex" Brigitte Bardot luôn xuất hiện với điếu thuốc trên tay. Ảnh: Gettyimages
Cũng từ đây, quy chuẩn đẹp như phụ nữ Pháp xuất hiện và lan truyền. Trong một bài báo vào năm 1910, Vogue có viết: "Một người phụ nữ Pháp thời thượng có bề ngoài luôn tươi trẻ và nét đẹp không tuổi tác, cô ấy có thể gìn giữ sự trẻ trung trong thời gian rất dài". Nhận định này vẫn còn phổ biến ở hiện đại, làm chúng ta không ngừng tò mò về cuộc sống của các quý cô.
Những mỹ nhân Pháp có tầm ảnh hưởng
Đến thế kỷ 20, hình mẫu phụ nữ Pháp hiện lên rõ hơn nhờ sự xuất hiện của các mỹ nhân có tầm ảnh hưởng, trong đó có nhà thiết kế Coco Chanel.
Coco Chanel là người có công phổ biến thời trang rộng rãi. Ảnh: Gettyimages
Bà Coco Chanel đã xóa bỏ nhiều chuẩn mực cứng nhắc như sử dụng corset trong trang phục phụ nữ, các quý cô không được mặc quần giống nam giới... Bên cạnh đó, bà sáng tạo ra nhiều xu hướng thời trang vẫn còn giá trị tới tận bây giờ, đó là những chiếc đầm đen, áo khoác vải tweed, túi đeo vai, nước hoa Chanel No.5...
Tuy rằng, thời trang Pháp có giai đoạn bị gián đoạn bởi Thế chiến II nhưng Chanel và thương hiệu của bà vẫn luôn thành công trong việc định hình xu hướng thời trang đương đại. Coco Chanel là kiểu phụ nữ Pháp điển hình, thích phá bỏ chuẩn mực và khuyến khích mọi người đi tìm phong cách riêng.
Theo sau bà, có không ít mỹ nhân học hỏi điều này. Chúng ta có "quả bomb sex" Brigitte Bardot, It Girl của thủ đô Paris, Anna Karina, ca sĩ nhạc rock Marianne Faithfull... Tất cả họ đều đại diện cho hình ảnh quý cô Pháp đẹp không chuẩn mực, không khuôn mẫu, không gắng gượng.
Phụ nữ Pháp mặc đẹp cho chính mình. Ảnh: WhoWhatWear
Sau cùng, Bài học thời trang đúc kết từ phụ nữ Pháp chính là hãy mặc đẹp cho chính mình. Ăn diện là cách để bạn cảm thấy hạnh phúc chứ không phải để phô diễn. Đó cũng là lý do vì sao phụ nữ Pháp không chạy theo xu hướng mà xuất phát từ cá tính và gu thẩm mỹ của bản thân. Mỗi trang phục của họ đều có thể là cảm hứng mới mẻ cho sàn diễn thời trang.
Danielle
Theo news.zing.vn
Coco Chanel: 'Phụ nữ không dùng nước hoa sẽ không có tương lai' 8 câu nói dưới đây đã trở thành triết lý sống của những người phụ nữ vừa giỏi, vừa đẹp, lại vừa tinh tế. Các tín đồ thời trang không bao giờ quên được hình ảnh The little black dress và dây chuyền ngọc trai của Audrey Hepburn - nữ diễn viên luôn trung thành với phong cách thanh lịch và tinh tế...