Nữ quán quân Olympia mùa 1: “Biến mất” sau khi đạt thành tích cực khủng ở Úc, chỉ một vài bức ảnh rò rỉ cũng thấy khéo dạy con
Quán quân Olympia mùa 1 Trần Ngọc Minh đang có cuộc sống viên mãn ở Úc.
Đường lên đỉnh Olympia đang trải qua 21 mùa với 20 quán quân được tìm ra. Ngoại trừ Quán quân năm 2019 Trần Thế Trung và Quán quân năm 2020 Nguyễn Thị Thu Hằng chưa đi du học thì các “tiền bối” đều đã chọn lựa học tập ở nước ngoài. Sau khi tốt nghiệp, họ cũng có những thành công nhất định ở nơi đất khách quê người.
Năm 1999, Đường lên đỉnh Olympia lên sóng mùa đầu tiên. Năm đó, nữ sinh Trần Ngọc Minh đến từ THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế chung cuộc, trở thành nữ quán quân đầu tiên của sân chơi trí tuệ này.
Trong vòng thi chung kết năm đó, Ngọc Minh đã vượt qua các thí sinh Nguyễn Thành Vinh, Nguyễn Đắc Dương và Phan Minh Châu. Số điểm nữ quán quân đạt được là 325 điểm, cao hơn người về nhì 75 điểm.
Trần Ngọc Minh khi tham gia Đường lên đỉnh Olympia mùa 1.
Trần Ngọc Minh (đứng giữa) trong buổi họp báo.
Thành tích học tập “đỉnh của đỉnh” nơi xứ người
Sau khi vô địch, Trần Ngọc Minh lên đường đi du học tại Đại học Swinburne, Australia. Tại đây, nữ quán quân Olympia có thành tích học tập vô cùng xuất sắc. Được biết, Ngọc Minh hoàn thành chương trình kỹ sư chuyên ngành viễn thông và công nghệ thông tin, với thành tích thuộc top 5% xuất sắc.
Nhờ vậy mà nữ quán quân Olympia nhận được học bổng toàn phần cho chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ chuyên ngành mạng thông tin của ĐH Swinburne. Sau khi nhận bằng tiến sĩ, Ngọc Minh làm việc cho một công ty về lĩnh vực viễn thông tại Australia.
Theo một số thông tin thì vào năm 2019, Ngọc Minh giữ chức giám đốc tiếp thị cho tổ chức từ thiện “Open Your Hearts”. So với các “quán quân hậu bối”, Trần Ngọc Minh có thành tích học tập và sự nghiệp thành công chẳng kém.
Cuộc sống viên mãn, chú trọng dạy con giá trị truyền thống
Được biết, nữ quán quân Olympia mùa đầu tiên sống rất kín tiếng. Nhiều năm nay, Trần Ngọc Minh không mấy chia sẻ thông tin với báo chí. Trang Facebook cá nhân của cô cũng để chế độ bạn bè, khóa các bài đăng và ảnh cá nhân. Hiện tại, vợ chồng quán quân Trần Ngọc Minh đang định cư ở Melbourne và có hai con: một gái, một trai.
Video đang HOT
Cựu quán quân Olympia kết hôn năm 2013.
Con gái đầu lòng của Ngọc Minh.
Từ một số hình ảnh hiếm hoi, có thể thấy Trần Ngọc Minh đang có cuộc sống rất hạnh phúc, viễn mãn. Dù xa quê nhưng cựu quán quân Đường lên đỉnh Olympia mùa 1 và gia đình vẫn chú trọng dạy con các giá trị văn hóa Việt Nam như việc cho con mặc áo dài đỏ ngày Tết, ăn các món truyền thống như bánh chưng và cả phong tục lì xì đầu năm.
Nữ quán quân sau 9 năm chờ đợi của Đường lên đỉnh Olympia: "Em bị bão tin nhắn sau chung kết"
Nguyễn Thị Thu Hằng trở thành niềm tự hào của Ninh Bình khi lần đầu tiên đưa vòng nguyệt quế của "Đường lên đỉnh Olympia" về tỉnh này.
Một đêm sau trận chung kết "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 20, Nguyễn Thị Thu Hằng vẫn chưa hết vui mừng vì chiến thắng của mình. Sáng nay (21/9), nữ sinh trở về ngôi trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình trong sự chào đón nồng ấm của thầy cô và bè bạn.
Còn trong cuộc phỏng vấn với phóng viên, nữ quán quân chia sẻ nhiều kỉ niệm xung quanh dấu mốc đáng nhớ của tuổi 17.
Đăng quang ngôi vô địch Olympia, trở thành nữ quán quân sau 9 năm, bạn hẳn mang trong mình rất nhiều cảm xúc,
Em vẫn đang lâng lâng, thật sự rất vui và hạnh phúc. Em rất xúc động khi thấy hình ảnh quê hương và hai từ Ninh Bình.
Thu Hằng đón nhận chiến thẳng bằng nụ cười hạnh phúc
Gia đình, thầy cô giáo trực tiếp ôn luyện và bạn bè đã nói gì với bạn sau trận chung kết? Có lời nhắn nào khiến bạn đặc biệt ghi nhớ không?
Đáng nhớ nhất có lẽ là lời nhắn trước khi em thi về đích của thầy hiệu trưởng. Lúc đó thầy mất cả giọng rồi nhưng vẫn cố gửi những tình cảm và sức mạnh đến cho em từ đầu cầu trường THPT Kim Sơn A.
Bố mẹ em thì rất vui, cũng chúc mừng và bắt tay em sau trận chung kết nhưng chưa có thời gian nói chuyện nhiều với con gái vì còn bận trả lời những cuộc gọi chúc mừng.
Sáng nay em về trường, được mọi người đón từ cổng vào, các bạn vỗ tay, thầy cô chúc mừng. Em thấy tự hào vì trở thành người đầu tiên mang danh hiệu nhà vô địch Olympia về cho tỉnh Ninh Bình.
Nữ quán quân trở về trường trong sáng ngày 21/9. (Ảnh: Nguyễn Long)
Thu Hằng là nữ sinh có tổng điểm cao nhất "Đường lên đỉnh Olympia'" trong 20 năm qua. (Ảnh: Nguyễn Long)
Sau chương trình, trang cá nhân của bạn hẳn được nhiều người "săn lùng", tìm kiếm?
Em bị "bão" tin nhắn. Thực sự là những tin nhắn gửi cho em nhiều gấp 5, 6 lần so với thời điểm em được vào chung kết năm. Đó là những lời chúc từ người thân, bạn bè, gia đình và rất nhiều tin nhắn chờ, em khá vui.
Từ sáng đến giờ, em cũng đã trả lời gần hết tin nhắn của mọi người. Những tin nhắn của người lạ, em cũng đã thả tim và gửi lời cảm ơn. Đây đều là những tình cảm của mọi người nên em rất trân trọng.
Trên mạng xã hội, một số ý kiến cho rằng bạn thể hiện cảm xúc có phần thái quá, nhất là thời điểm chưa thực sự chiến thắng. Bạn thấy thế nào về điều này?
Nếu mọi người đặt mình vào hoàn cảnh của thí sinh hoặc người nhà thí sinh thì tâm thế đón nhận hình ảnh đó sẽ khác. Ai đến chương trình cũng có một ước mơ, đằng sau em còn rất nhiều người chờ đợi em bằng một chiến thắng và áp lực là điều không thể không có.
Không phải đến gần cuối chương trình em mới cười, khi em đang xếp thứ 2 sau Quốc Anh, nụ cười vẫn trên môi em. Em vẫn tin là bản thân mình có thể làm được.
Nếu cho em làm lại, em vẫn sẽ là em, vẫn là chính mình chứ không đắn đo gì cả.
Trong cuộc thi, lúc em cầu nguyện thì có người bảo là em đang cầu cho bạn đang thi sai. Trong khi, em chỉ đang cầu nguyện hôm nay mình là người được chọn. Em nghĩ là mình bị hiểu nhầm khá nhiều.
Nữ sinh thể hiện cảm xúc trong chương trình chung kết sáng ngày 20/9
Bạn có gặp áp lực gì khi 3 đối thủ nặng kí còn lại đều là nam không? Bạn nghĩ sao về bức ảnh chụp khoảnh khắc 3 bạn nam ôm chầm lấy nhau còn bạn đứng riêng đằng sau?
Em không gặp áp lực gì nhiều vì ngay từ cuộc thi tháng thì đối thủ của em cũng đều là nam rồi. Cuộc thi là bình đẳng, là nam hay nữ thì cũng không ảnh hưởng gì, ngoại trừ một chút vấn đề về sức khỏe hay tâm lý thôi.
Về bức ảnh, em nghĩ nó không phản ánh hết thực tế. Trước đó, em đã chạy sang bắt tay Quốc Anh và Tuấn Kiệt, em chờ 2 bạn đó sang bắt tay Dũng Trí rồi cả 4 người cùng ôm nhau.
Theo bạn, quán quân nữ có khác với quán quân nam không?
Em thấy mỗi nhà quán quân có một nét riêng, cá tính riêng - điều đó mới quan trọng!
Bạn có bí kíp nào trong quá trình ôn thi "Đường lên đỉnh Olympia" không?
Đường lên đỉnh Olympia là cuộc thi kiểm tra kiến thức rộng nên quá trình ôn luyện cũng không thể chỉ kéo dài vài tháng hay chỉ một năm mà phải là quá trình tích lũy hằng ngày. Từ ngày học cấp 2, em thường ghi lại những thông tin thú vị khi xem thời sự hoặc đọc báo. Mỗi ngày tích góp một chút.
Giải thưởng được tăng lên sau 20 năm chương trình lên sóng, bạn dự tính sẽ dùng phần thưởng đó như thế nào?
Giải thưởng của em được chuyển luôn thành suất học bổng 4 năm bên Úc, em vẫn sẽ chọn du học ở Đại học Kỹ thuật Swinburne như các anh chị quán quân những năm trước.
Đến thời điểm hiện tại, em vẫn chưa có dự định nào cụ thể cả vì còn đang trong quá trình chọn ngành nghề. Chắc là còn phải nhờ tư vấn từ phía mọi người nữa.
Cận cảnh vòng nguyệt quế mạ vàng nguyên chất của Đường lên đỉnh Olympia. (Ảnh: Fanpage Đường lên đỉnh Olympia)
Dự định "xả hơi" của bạn sau khi hoàn thành một chặng đường khá dài cùng "Đường lên đỉnh Olymia" là gì?
Chắc chắn là sẽ khao mọi người một bữa và cảm ơn những người đã, đang và sẽ ủng hộ em.
Sau đó, em sẽ quay về với việc học vì trong quá trình ôn luyện để đi thi, nhà trường cũng tạo điều kiện cho em học riêng với các thầy cô, việc học trên lớp bị gián đoạn một chút. Tiếp nữa là chuẩn bị mọi thứ cho việc đi du học.
Nếu không trở thành quán quân của "Đường lên đỉnh Olympia", không giành học bổng đi du học thì sang năm bạn sẽ thi vào trường đại học nào?
Em nghĩ là em sẽ thi khối Khoa học tự nhiên, chọn giữa khối A hoặc B. Nếu không về nhất thì em cũng chắc một suất trong trường đại học Swinburne cơ sở Việt Nam dành cho các bạn nhất quý của chương trình.
Thu Hằng chụp ảnh tại Đài truyền hình Việt Nam sau trận chung kết
Nhiều quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" năm trước đã chọn ở lại làm việc tại đất nước mà họ du học. Còn bạn dự định thế nào?
Quan điểm của em rất rõ ràng là nếu luôn hướng đến quê hương, đất nước thì dù có học tập hay ở lại làm việc ở nước ngoài thì vẫn luôn có ý thức đóng góp và cống hiến cho nước nhà.
Sau Đường lên đỉnh Olympia, những anh tài gây ấn tượng sâu sắc nhất ra sao? Những gương mặt thí sinh đôi khi không nhất định phải là quán quân nhưng vẫn để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem bởi sự thông minh và tài năng. Đối với nhiều thế hệ học sinh, Đường lên đỉnh Olympia là một chương trình gắn bó suốt 20 năm, là một cuộc chơi tri thức mà những học sinh giỏi...