‘Nữ quái’ tuổi teen cùng những lần đi dạt
Không khóc lóc, không tỏ ra bi lụy và cũng không quá nặng nề về án cải tạo 10 năm tù giam của mình, đó là những điều tôi nhận thấy ở Đinh Thị Quỳnh Dung đang cải tạo tại Trại giam Thanh Phong (Nông Cống -Thanh Hóa).
Cô còn rành rọt kể cho tôi nghe những chuyện trước đây, bằng một cái giọng rất cứng rắn.
Phá bĩnh để đổi đời
Dung năm nay ở tuổi 19, nhưng sắc sảo và với những câu nói hoạt ngôn, người đối diện sẽ nhận ra vẻ lọc lõi của cô. Sự lọc lõi đó là đời dạy cho cô. Khi mới 15 tuổi cô đã bỏ gia đình ấm cúng ở phố Khâm Thiên (Hà Nội), ra ở riêng với khát vọng sống tự lập, tự do. So với những cô gái vị thành niên khác, cô bạo dạn hơn nhiều.
Hậu quả của việc dạt nhà sẽ là gì?
Ban đầu, cô xin làm những công việc đơn giản như gội đầu, xếp bóng bida… Như thế cũng đủ cho cô phần nào trang trải cuộc sống tự do và va vấp vào nhiều mối quan hệ khác.
Đời nhiều cạm bẫy, ai cũng biết thế, những người làm cha làm mẹ cũng dạy con cái mình thế. Nhưng cha mẹ Dung chẳng thể ngờ được rằng, từ những công việc đơn giản, cô con gái khá xinh xắn của họ đã bắt quen với nhiều đàn anh đàn chị trong xã hội. Họ vốn lọc lõi trong giang hồ và sẵn sàng “cưu mang” một cô em gái bé bỏng chân yếu tay mềm! Họ đã huấn luyện cho Dung biết buôn bán ma túy để có thể kiếm được nhiều tiền hơn.
Buôn bán ma túy, la cà quán xá và sàn nhảy, rồi trở thành những kẻ dạt nhà. Mối quan hệ xã hội của Dung ngày càng trở nên phức tạp. Dung cũng như hàng nghìn những cô gái dạt nhà khác, trở thành gái nhảy sàn, gái giang hồ, dân buôn hàng cấm và rơi vào vòng tù tội. Điều đó không chỉ làm gia đình đau lòng mà còn khiến xã hội bất ổn. Nguyên nhân là do tính hiếu thắng của tuổi teen, sự buông lỏng quản lý, giáo dục của gia đình khiến các em sa ngã.
Đinh Thị Quỳnh Dung chỉ là một trong số cả trăm phạm nhân tuổi teen đang thụ án tại các trại giam. Ngồi nói chuyện, tôi thấy Dung thực sự hoạt ngôn và có “lý luận” riêng của một cô gái tuổi teen để bao biện cho những hành động ngỗ ngược, phạm tội của mình.
Cô vô tư nói về những gì mình đã làm ở bên ngoài. Cô đổ hết lỗi cho xã hội, cô bảo chỉ vì cuộc sống thiếu thốn, không đủ trang trải cho cuộc sống (vốn cần nhiều tiền) của cô. Cô coi tất cả những điều đó làm nên tội chứ không phải những hành động phạm pháp của mình.
Dung cười nói: “Em bỏ học từ năm lớp 9, vì muốn đi kiếm tiền, sau đó thấy đồng lương quá ít ỏi, không đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày, cho việc thuê nhà. Em đã cố gắng và đã đi theo con đường khác, em đã phải chấp nhận xuống đường đi buôn ma túy”.
Tôi hỏi lại em: “Nếu ai cũng như em, thì xã hội sẽ đi đến đâu? Cứ không đủ tiền tiêu thì làm việc phạm pháp thì sẽ làm cho xã hội nhiễu loạn, phải không?”. Dung lại đổ lỗi cho người lớn, rằng còn có quá nhiều người tham ô. Người lớn phạm tội được, tại sao người trẻ không(?!) Câu nói của Dung làm tôi giật mình.
Dung tiếp: “Nếu được đối xử công bằng, với việc trả đồng lương xứng đáng thì liệu em có phải vào tù, để anh đến và gọi em lên hỏi chuyện không? Cho nên, em cần phải làm gì đó. Cần phải có chí hướng và hành động của mình. Giống như phá bĩnh những điều rất nhàm chán để đổi thay”.
Dung biến thành cô gái chơi bời sau khi trải qua khá nhiều nghề, cô gia nhập vào nhóm anh chị xã hội và giới thiệu cho nhau đi buôn bán ma túy. Cô và nhóm của cô đã có mặt ở hầu hết các sàn nhảy tại Hà Nội để cung cấp thuốc cho dân lắc, dân nhảy. Nhóm của cô gồm 4 người đều đã bị bắt, trong đó có gã đàn ông tên Quang sinh năm 1978, là người yêu của Dung.
Hiện Quang cũng đang cải tạo tại Trại Thanh Phong. Trước khi bị bắt, Quang là người luôn đi mua ma túy từ một số “đầu mối” về để Dung đi bán, cũng là người giới thiệu cho Dung rất nhiều mối quan hệ từ những kẻ đàn chị, đàn anh khác. Dung cảm thấy sung sướng với công việc mình làm, vì nó ra tiền và rất… bõ công. Niềm vui chẳng được bao lâu, nhóm của Dung có 4 người cùng hoạt động đã bị tóm gọn vào năm 2008. Dung bị kết án 10 năm tù giam.
Video đang HOT
Thời oanh liệt đâu còn
Đời nhiều cạm bẫy, ai cũng biết thế
Những “teen-girl” có trào lưu dạt vòm là những cô cậu có bản lĩnh. Trước hết là phải để cho mình có một con tim thép, không mủi lòng trước nước mắt của mẹ, ngồi sau xe một gã thanh niên rồ ga, không sợ chết. Rồi phải học cách hút thuốc, học cách chơi và phải liều khi đi cướp, đi buôn ma túy. Tức là không sợ đi tù. Còn Dung, không hề giống những phạm nhân khác.
Thường thì trong lao tù, khi được người khác hỏi, họ phải tỏ ra ân hận, hoặc buồn phiền. Đằng này, dường như Dung không biết đến nỗi buồn. Cô vẫn đeo đồng hồ và đồ trang sức. Cô vẫn rất tự tin như một nữ tuổi teen có số có má, dù rằng không còn được tung hoành ở bên ngoài nữa.
Nếu cho Dung trở lại “thiên đường” ở bên ngoài thì cô vẫn chưa biết sẽ làm gì. Cô thổ lộ vậy. Nhưng cô rất nhớ thế giới bên ngoài. Ở đó có những vũ trường tự do đi kiếm tiền, là những nhà nghỉ, những cuộc tình chớp nhoáng và những cuộc hiến dâng hết mình và không có điểm dừng.
Còn cô gái tên Nguyễn Thị Nga, tôi cũng gặp khi hỏi chuyện Dung thổ lộ thế giới bên ngoài thật tuyệt diệu. Với cô, đó là những cuộc chơi bời thâu đêm suốt sáng, những trận đua yêng hùng, những đêm bia rượu say xỉn và ngủ tập thể. Khi ở trong lao tù, các cô rất nhớ “thiên đường” của mình ở bên ngoài. Đó là cuộc sống tự do và dễ dàng có thể phá phách, làm theo ý mình, sống theo cách mà mình thích.
Cả Dung và Nga đều không rơi một giọt nước mắt nào như những người phụ nữ khác tôi gặp trong lao tù. Vào trại Thanh Phong, Dung được tạo điều kiện học nghề thêu và cô được phân vào đội thêu. Cầm mũi kim, cô không thể quên được thế giới bên ngoài, cô ao ước mình sớm được trở về với thế giới đó. Cô mong mình có thể nhanh chóng được trở về. Tôi hỏi Dung: “Ra ngoài em có định yêu lại, làm lại cuộc đời?” Cô lắc đầu: “Em cũng chẳng biết là có thể yêu được ai nữa không. Có khi không yêu được ai nữa. Giờ em chán ghét đàn ông”.
Để trở thành một “teen-girl” giang hồ cũng phải học, làm sao cho tinh thần chai sạn, không sợ hãi trước bất cứ điều gì. Một cô gái ở Trại Thanh Phong đã nói như thế. Khi tiếp xúc với những người như Dung, Liên, Hoa… tôi hiểu rằng điều đó là đúng. Điều đó thể hiện rõ nhất ở Dung. Cô luôn là người biết đề phòng trước đàn ông vì kinh qua tình trường. Cô cũng luôn khôn khéo trong giao tiếp vì dày dặn kinh nghiệm trong va vấp xã hội. Dung bị bắt vào tháng 1 năm 2008, khi chưa đầy 18 tuổi.
Dung tâm sự rằng, mình yêu từ ngày còn học lớp 9, nhưng chỉ là tình yêu bọ xít. Đến khi cô bỏ học, bỏ nhà đi ở riêng thì cô lao vào yêu đương quá nhiều, có tư tưởng “sưu tập” đàn ông. Cô buông tuồng, nghĩ thoáng cho và dễ dàng cho – nhận. Cô quan niệm mình nên học theo phong cách Tây, và quan hệ tình dục vào lứa tuổi teen cũng không thuộc phạm trù đạo đức.
Cô thản nhiên: “Thích thì yêu, thích thì cho, chứ không phải nghĩ rằng sau này làm vợ chồng thì mới cho. Em nghĩ, yêu đương thì chỉ là chuyện nhỏ. Không phải cứ yêu là nghĩ rằng phải lấy nhau”. Điều gì đã cho một cô gái chưa đầy 19 tuổi ăn nói hoạt ngôn và sắc sảo như vậy. Đem thắc mắc này ra thổ lộ, Dung vô tư nói đó là do những ngày tháng giang hồ dạy cho.
Khi tiếp xúc với những đàn anh đàn chị, Dung được dạy dỗ, chỉ bảo cách cư xử khi va vấp. Nhưng cô là nữ, luôn thể hiện mình có các đàn chị đàn anh đứng sau. Vì thế, khi va vấp với ai, cô sẵn sàng xông vào đấm đá, và nếu chưa giải quyết xong thì sẽ gọi anh chị đến xử theo luật.
Đồng chí Trương Văn Khải – Phó giám thị Trại giam Thanh Phong nói: “Vào trại này, Dung thể hiện cá tính mạnh mẽ, định ra điều làm đàn chị trong phòng chung với những phạm nhân khác, tôi phải làm cho cái ý nghĩ đấy của cô ta xẹp xuống đó”.
Tôi từng biết, có một ngôi làng có nhiều thanh thiếu niên hư hỏng, phạm tội. Những ông bố bà mẹ đã nhờ Công an bắt con bỏ tù, để nhà giam quản và rèn con cái họ. Tại sao họ không quản con cái mình cho tốt, giáo dục con cái bằng trách nhiệm, tình thương của người cha người mẹ đối với con cái? Tôi cũng biết, cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
Lứa tuổi thanh thiếu niên vốn tò mò, ưa phá bĩnh, lại thích sống tự do, để quản được chúng, ngăn được chúng khỏi hư hỏng là điều thật không dễ dàng. Chính sự buông lỏng quản lý của gia đình đã làm tăng thêm những cô chiêu cậu ấm bỏ nhà đi bụi và sa ngã, dấn thân vào con đường tội lỗi.
Một cô gái trẻ như Dung, như Nga mà ma túy, thuốc lắc, quán bar, sàn nhảy… thứ gì cũng biết báo hiệu một điều rằng lớp trẻ ngày nay rất dễ sa vào cám dỗ. Những bậc phụ huynh không thể mải mê kiếm tiền, để mặc con cái hư hỏng, rồi giao hết trách nhiệm cho xã hội. Nhà giam là nơi chỉ phần nào rèn giũa, giáo hóa các em, để các em có thể ăn năn hối cải, làm lại cuộc đời mình. Quan trọng nhất là mỗi gia đình hãy có trách nhiệm hơn trong việc dạy dỗ con cái.
Với Dung, một cô gái xinh xắn và thực sự có gan, tôi mong em sẽ hối cải. Em sẽ biết thương cha mẹ, vì em tâm sự cha mẹ em rất bình thường. Dung cũng có một cậu em trai rất kháu khỉnh. Tôi mong em sau này có thể làm lại cuộc đời. Bởi vì nếu em biết ăn năn thì chưa có gì là muộn.
Theo Cảnh Sát Toàn Cầu
Cung đường 'lạnh toát mồ hôi' trước nạn quái xế
Từ lâu, giấc ngủ của người dân trên cung đường Hoàng Hoa Thám thuộc khu vực phường 5 và phường 6 (quận Bình Thạnh) đã trở nên xáo trộn lúc nửa đêm về sáng vì "quái xế" hoành hành.
Đêm thắc thỏm
Hoàng Hoa Thám là cung đường được các "yêng hùng" xa lộ chọn làm nơi trổ tài tốc độ lạng lách thường xuyên về đêm.
Cứ tầm 21 giờ, các đoàn xe máy lại ầm ào kéo đến tập trung hai bên vỉa hè cổ vũ cho hàng loạt tay đua phân tài cao thấp. Hầu hết, các xe máy của những "siêu quậy" đường phố đều được xoáy nòng nên tiếng nổ vang ầm trời, khiến cả khu dân cư náo động suốt đêm. Cứ hết một lượt chạy lên, rồi một lượt khác lại chạy xuống ngược chiều, nối tiếp nhau không ngừng.
Chốc chốc, khi có tiếng báo động giả công an đến, lập tức hàng ngàn "quái xế" rút chạy mất tăm trong 10 giây. Nhưng khoảng nửa tiếng sau, cả đoàn "ngựa sắt" quay lại để tiếp tục cuộc đua.
Đêm nào, bà Lan (58 tuổi), ngụ trong một hẻm nhỏ nằm trên đường Hoàng Hoa Thám cũng ra đường đứng đợi con mình đi học về. Bà Lan cho biết: "Tôi cũng như bà con sống xung quanh đây, ai cũng hoang mang, thắc thỏm lo cho con em mình khi đi học, đi làm chưa về. Hễ cứ thấy nhốn nháo vì xảy ra tại nạn là phải bỏ chén cơm xuống chạy ào ra xem thử có phải cháu hay con mình không! Nhức đầu lắm cậu ạ!".
Bà Lan kể, cách đây không lâu, gần nhà bà có một học sinh lớp 11 đang đi học về thì bị nhóm "quái xế" tông phải, bị thương nặng, chiếc xe nát bét. Nhưng sau đó, gia đình của học sinh trên cũng không biết khiếu nại ai vì kẻ gây ra vụ tai nạn đã bỏ chạy.
Người dân ở khu vực trên cũng từng chứng kiến hàng chục vụ tai nạn khác rất nghiêm trọng, từ chết đến bị thương nặng, do những "yêng hùng" xa lộ gây ra.
Tụ tập trên lề đường để cổ vũ cho các "yêng hùng" xa lộ
"Tụi nó đua tông nhau bị thương thì không nói gì, đằng này lại tông vào người già, trẻ em, người đi đường thì ức không chịu được. Thậm chí có hôm, một cảnh sát giao thông rượt nhóm đua xe vào hẻm đã bị tụi nó bao vây uy hiếp", bà Lan bức xúc nói khi đang đứng đợi con đi học về.
Giữa đường, hàng loạt xe máy đang tiếp tục gầm rú. Đột ngột có tai nạn xảy ra, bà Lan vội ào ra xem, toàn thân rung lên với khuôn mặt thất thần. Nhưng đó là vụ tai nạn do các "yêng hùng" xa lộ va nhau.
"Thằng Tài "ba sẹo" đo đường rồi. Coi nó có sao không tụi bay?", một giọng nói hốt hoảng vang lên từ đám đông bên đường. Tài "ba sẹo" lồm cồm bò dậy, xe hắn nằm bên kia đường. Có lẽ lần này, Tài "ba sẹo" phải đổi tên vì cú đo đường trời giáng đã để lại thêm nhiều thương tích trên người.
Chị Th., bán thức ăn bên đường Hoàng Hoa Thám cho biết: "Đêm nào tụi nó dừng lại quậy là tui không buôn bán gì được. Cách đây hai tháng, chắc tại xích mích do chèn ép nhau khi đua, tụi nó chạy vào đập bể tủ kiếng của tui rồi dùng miếng kiếng bể để làm vũ khí xử nhau, khủng khiếp lắm!".
"Bão" thâu đêm suốt sáng
Gần 2 giờ sáng, chúng tôi cảm thấy quá mệt mỏi khi bám gót đoàn "yêng hùng" xa lộ nên quyết định vào quán nước ngồi nghỉ ngơi. 4 giờ 30 sáng, nhận được điện thoại từ Tí "độ" cho hay đoàn xe nhập thêm đoàn từ một nhóm ở khu vực Chợ Lớn tại khu vực đường Bà Lê Chân (quận 1, TP HCM) nên càng đông hơn và sẽ có thêm những màn so kè dữ dội tại khu vực đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3, TP HCM).
Đoàn xe đông nghịt chạy ngang con đường nhỏ bên hông chợ Tân Định (quận 1), những tiểu thương đang dọn hàng cũng ngơ ngác không hiểu có chuyện gì mà sáng sớm đã kẹt xe. Đúng như dự kiến, đoàn "yêng hùng" xa lộ hướng theo đường Trần Quốc Toản để ra đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Hàng ngàn chiếc ngựa sắt háo hức tấp lên lề đường để "thưởng thức" những cuộc tranh tài tốc độ. Lúc này trên đường cũng đã thấp thoáng những cụ ông, cụ bà đi tập thể dục buổi sáng.
Những trò chơi điên khùng của một bộ phận thanh thiếu niên không những gây nguy hiểm cho bản thân mà còn liên lụy đến nhiều người dân vô tội. Những hành động này phải được pháp luật xử phạt nghiêm minh.
Chú Ngọc, chạy xe ôm tại ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lý Chính Thắng nói nửa đùa nửa thật: "Cả ngàn xe đi lòng vòng suốt đêm như vậy tốn biết bao nhiêu tiền xăng, xe "độ" thì hao xăng lắm. Một đêm tui chạy xe ôm mong kiếm thêm được khoảng 3 lít xăng là vui lắm rồi".
Sau khi ổn định trên khu vực lề đường thì một "quái xế" bắt đầu xuống đường nẹt pô thay lời khiêu chiến. Rồi hai, ba, bốn tay lái khác liền lao xuống đường. Tất cả cùng lấy vị trí giữa ngã tư Lý Chính Thắng - Nam Kỳ Khởi Nghĩa để làm điểm xuất phát.
Cuộc so kè lại bắt đầu kịch liệt. Nhiều xe taxi đón khách từ sân bay về cũng phải "biết điều" dừng hẳn lại đợi những "quái xế" phóng về đích tại ngã tư Trần Quốc Toản - Nam Kỳ Khởi Nghĩa mới "rón rén" chạy tiếp.
Đua khoảng 20 phút, các "yêng hùng" xa lộ bắt đầu di chuyển tiếp theo hướng lên sân bay và tiếp tục bãi đáp là đường Trường Sơn (quận Tân Bình). Lúc này đồng hồ đã điểm 5 giờ 40 sáng.
Khi chuẩn bị cho xe xuống đường để bắt đầu cuộc so tài tốc độ thì có hai xe đặc chủng của đội CSGT Tân Sơn Nhất đi ngang qua. Tuy nhiên, các "yêng hùng" xa lộ không hề bỏ chạy mà rất trật tự di chuyển đúng phần đường dành cho xe máy một cách tuần tự.
Đoàn xe tiếp tục di chuyển về hướng đường Phan Đăng Lưu, Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh), lúc này chúng tôi thấy nhiều cặp đã có dấu hiệu mệt mỏi sau một đêm "chinh chiến".
Trên lề đường, những cụ ông cụ bà đi tập thể dục về trên tay đã cầm tờ báo cùng những bó rau. Kim đồng hồ đã chuyển sang số 7, một ngày mới bắt đầu và lúc này các "yêng hùng" xa lộ mới chịu ngưng "bão" về nhà đánh giấc.
Những cái chết được báo trước
Nhiều tay đua xe trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) chắc chắn vẫn còn nhớ như in vụ tai nạn xảy ra năm 2008 gần vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm làm một người thiệt mạng.
Lúc đó, ba "yêng hùng" xa lộ phóng xe bạt mạng từ vòng xoay Hành Xanh hướng về vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong đó có một tay lái nằm rạp người trên xe và vẫy chân như đuôi cá khi chạy đến gần vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm, do không quan sát kịp, "yêng hùng" xa lộ này không làm chủ được tốc độ đã lao thẳng vào đuôi xe du lịch... Xe máy nát vụn, còn "yêng hùng" xa lộ chết tại chỗ. Hai "tay đua" còn lại dừng xe đưa chiến hữu của mình ra khỏi hiện trường.
Chúng tôi cũng tìm hiểu và gặp được ông H.L.H (ngụ tại quận Bình Thạnh), có đứa con trai lớn đã mất vào năm 2009 khi vừa tròn 18 tuổi do theo bạn bè xấu đi đua xe ngay trên đoạn đường Hoàng Hoa Thám...
Và còn rất rất nhiều cái chết đã được báo trước với các "yêng hùng" xa lộ, tuy nhiên các đối tượng này không hề ngán mà càng ngày càng lộng hành hơn.
Theo TNO
'Yêng hùng' xa lộ xé toạc màn đêm Gần đây, các cung đường ở Sài Gòn thường xuyên xuất hiện cả ngàn "quái xế" nối đuôi nhau rồng rắn lạng lách, đánh võng nẹt pô thâu đêm suốt sáng, gây nguy hiểm, mất an ninh trật tự... 8 giờ liền bám đuổi "yêng hùng" xa lộ 20 giờ 30 phút một ngày cuối tuần tháng 7, Tí "độ", một thợ sửa...